Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Nội Dung Chính
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần
để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 (cả ba sách)
Quảng cáo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 – Tuần 15 – Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
TRẠNG LƯỜNG
Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống. Có lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân giúp một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.
Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu. Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi chia cho số trang để biết độ dày của mỗi trang sách. Sứ thần hết sức khâm phục tài trí của Trạng nguyên nước Việt. Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Mỗi quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng.
Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam
Quảng cáo
II. Đọc hiểu văn bản
1. Những lí do nào khiến mọi người nể phục Lương Thế Vinh?
A. Ông có sức khỏe và trí nhớ phi thường.
B. Ông vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống.
C. Ông đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi.
2. Lương Thế Vinh đã vượt qua những thử thách nào của sứ thần Trung Hoa?
A. thử thách cân voi, đo độ dày một trang sách
B. thử thách cân số đá bên bờ sông
C. thử thách đo độ dày quyển sách
3. Lương Thế Vinh đã làm gì để những quy tắc tính toán trở nên dễ nhớ?
A. viết những quy tắc tính toán một cách ngắn gọn
B. viết những quy tắc tính toán vào một cuốn sổ
C. tóm tắt mỗi quy tắc tính toán thành một bài thơ
Quảng cáo
4. Lúc đầu, ông Lương Thế Vinh làm ra bàn tính bằng chất liệu gì?
A. gỗ
B. đất
C. trúc
5. Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ,
Đa nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất va,
Mắt nhắm rồi, lại mơ ra ngay.
6. Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n:
lũ ………
lúc …………
nước …………
…….. nao
lo …………
náo ………….
nặng ……
…….. lỉu
Quảng cáo
7. Đặt câu nói về nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc của mỗi người:
a) b)
c)
8.Chọn các từ đã cho trong ngoặc để điền vào chỗ trống thích hợp trong các câu dưới đây:
(chuyên gia máy tính, bác sĩ, nhà bác học, kiến trúc sư)
a. Là một …………………………………… giàu sáng kiến, Ê-đi-xơn đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế.
b. Tại các trạm y tế xã, các …………………………. đang khám bệnh cho mọi người.
c. Cha tôi là một ……………………………….. Để có được những bản thiết kế mẫu nhà ưng ý, ông đã phải thức trắng rất nhiều đêm.
d. Công việc bề bộn khiến anh phải thường xuyên ngồi hàng giờ bên chiếc máy vi tính. Anh là một ………………………………….. hàng đầu của đất nước.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với ngữ cảnh.
II. Đọc hiểu văn bản
1.
B. Ông vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống.
C. Ông đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi.
2. A. thử thách cân voi, đo độ dày một trang sách
3. C. tóm tắt mỗi quy tắc tính toán thành một bài thơ
4. B. Đất
5. Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường bởi vì ngay từ thuở còn nhỏ với trí thông minh, sự giỏi giang và tầm hiểu biết sâu rộng về các kiến thức đo lường mà Lương Thế Vinh đã được người đời gọi là Trạng Lường.
III. Luyện tập
6. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
7.
lũ lụt
lúc lắc
nước nôi
nôn nao
lo lắng
náo nức
nặng nề
lúc lỉu
8.
a) Hai anh chị ấy làm nông nghiệp trên một trang trại.
b) Cô ấy làm nha sĩ ở một bệnh viện lớn.
c) Chị ấy làm thu ngân cho một siêu thị gần nhà.
9.
a. nhà bác học
b. bác sĩ
c. kiến trúc sư
d. chuyên gia máy tính.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 – Tuần 15 – Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ….
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 – Tuần 15 – Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ….
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
Tải xuống
I – Bài tập về đọc hiểu
TÌNH ANH EM
Thời trước, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Sau khi lấy vợ, người anh muốn làm giàu và lạnh nhạt* với em. Nhà có thóc lúa, ruộng tốt, người anh chiếm cả, chỉ cho em một ít ruộng xấu.
Một hôm, anh bắn được một con nai to. Anh định gọi bạn khiêng về cùng ăn, chứ không gọi em.
Người vợ biết ý, bèn bàn với chồng thử xem bạn tốt hay em tốt. Nghe lời vợ bàn, anh đến nhà bạn làm bộ hốt hoảng : “Tôi đi săn chẳng may bắn trúng một người. Bây giờ làm thế nào, anh giúp tôi với !”
Bạn lắc đầu :
– Trời mưa, rãnh nhà ai nhà ấy xẻ !
Người anh đến nhà em cũng nói như nói với bạn. Người em nghĩ một lát, rồi an ủi anh :
– Đã trót bắn chết thì khiêng về làm ma vậy. Rồi anh em cùng nhau thu xếp tiền, đến xin lỗi gia đình họ.
Bấy giờ, người anh mới tỉnh ngộ, nói hết sự thật và rủ em đi lấy nai về.
(Theo Truyện cổ dân tộc Thái)
*lạnh nhạt : tình cảm xa cách, không gần gũi giúp đỡ nhau.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Sau khi lấy vợ, người anh đối xử với em thế nào ?
A. Chiếm cả thóc lúa, ruộng tốt ; chỉ cho em một ít ruộng xấu.
B. Chiếm cả thóc lúa, ruộng đất ; lánh mặt, không hỏi han đến em.
C. Chiếm cả thóc lúa, lấy nhiều ruộng tốt ; để cho em ít ruộng tốt.
Câu 2. Câu nói “Trời mưa, rãnh nhà ai nhà ấy xẻ.” chứng tỏ điều gì ở người bạn ?
A. Chỉ lo được công việc của mình, không giúp được ai.
B. Lo việc xẻ rãnh của nhà mình để khỏi ngập nước mưa.
C. Chỉ lo việc nhà mình, không quan tâm đến người khác.
Câu 3. Khi nghe anh báo tin lỡ bắn trúng người khác, người em có thái độ ra sao ?
A. Lắc đầu từ chối, nói rằng việc của ai thì người ấy tự lo liệu.
B. An ủi, khuyên anh mang tiền đến xin lỗi nhà người bị nạn.
C. An ủi anh, sẵn sàng cùng anh lo giải quyết sự việc xảy ra.
Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với lời khuyên rút ra từ câu chuyện ?
A. Khôn ngoan đối đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
B. Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) s hoặc x
-….ôn….ao/…………
– thổi ….áo/………….
– lao ….ao/……….
-…..áo trộn/………
b) ui hoặc uôi
x…….khiến/………….
x………dòng/…………
c) âc hoặc ât
b……thang/…………..
b…..lửa/……………….
Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ nhạc cụ dân tộc thường được đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng :
đàn ghi-ta đàn tơ-rưng chiêng kèn đồng
kèn lá đàn oóc-gan trống cơm đàn tính
đàn bầu khèn đàn đá pi-a-nô
Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh :
a)
Trăng tròn như ………….
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống……………….trôi
( Theo Trần Đăng Khoa )
b)
Miệng cười như thể …………………
Cái nón đội đầu như thế………………..
( Theo Ca dao )
( Từ ngữ cần điền : con thuyền, cái đĩa, hoa sen, hoa ngâu )
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu một vài hoạt động của tổ em trong tháng thi đua chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12
Gợi ý :
a) Trong tháng thi đua chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, tổ em đã làm được những việc gì đạt kết quả tốt về học tập ?
b) Về các mặt hoạt động khác ( văn nghệ, thể dục thể thao, công tác đội,…) tổ em có những hoạt động gì nổi bật ?
Gợi ý Đáp án
I – Bài tập về đọc hiểu
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
C
B
A
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) s hoặc x
– xôn xao
– thổi sáo
– lao xao
– xáo trộn
b) ui hoặc uôi
Xui khiến
Xuôi dòng
c) âc hoặc ât
Bậc thang
Bật lửa
Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ nhạc cụ dân tộc thường được đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng :
đàn ghi-ta đàn tơ-rưng chiêng kèn đồng
kèn lá đàn oóc-gan trống cơm đàn tính
đàn bầu khèn đàn đá pi-a-nô
Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh :
a)
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
( Theo Trần Đăng Khoa )
b)
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái nón đội đầu như thể hoa sen.
( Theo Ca dao )
( Từ ngữ cần điền : con thuyền, cái đĩa, hoa sen, hoa ngâu )
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu một vài hoạt động của tổ em trong tháng thi đua chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12
Bài mẫu:
Tổ em gồm 12 bạn: 7nam ,5nữ.Các bạn đều là dân tộc kinh.Ngồi bàn 2 là bạn Khánh, bạn học rất giỏi, ngồi dưới bạn Khánh là bạn Hà, bạn rất hăng hái giơ tay phát biểu và cuối cùng là bạn Hương, bạn hay giúp đỡ các bạn trong tổ.
Trong tháng 12 hiện nay, tổ chúng em đang tích cực tham gia hoạt động để
chào mừng ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 22/12 như làm tập san, thi vẽ tranh chủ đề “Bộ đội cụ Hồ” và tập luyện các tiết mục văn nghệ. Về vấn đề học tập trong tháng này, tổ em không có bạn nào nghỉ, không đi học muộn, có 9 bạn đạt điểm giỏi và 3 bạn đạt điểm khá. Tất cả đều giúp đỡ nhau như một gia đình đầm ấm.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc Hũ bạc của người cha, Nhà bố ở, Nhà rông ở Tây Nguyên trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?
A. Dân tộc Chăm.
B. Dân tộc Tày.
C. Dân tộc Nùng
Câu 2: Em hãy cho biết gian đầu nhà rông thờ gì?
A. Thờ thần Đất.
B. Thờ thần làng.
C. Thờ các già làng đã qua đời
Câu 3: Đất nước ta có tất cả bao nhiêu dân tộc ?
A. 45 dân tộc
B. 54 dân tộc
C. 55 dân tộc
Câu 4: Trong bài thơ: “Nhà bố ở”, Quê Páo ở đâu?
A. Miền đồng bằng
B. Vùng biển
C. Vùng núi
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) s hoặc x
-….ôn….ao/…………
– thổi ….áo/………….
– lao ….ao/……….
-…..áo trộn/………
b) ui hoặc uôi
x…….khiến/………….
x………dòng/…………
c) âc hoặc ât
b……thang/…………..
b…..lửa/……………….
Bài 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ nhạc cụ dân tộc thường được đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng :
đàn ghi-ta đàn tơ-rưng chiêng kèn đồng
kèn lá đàn oóc-gan trống cơm đàn tính
đàn bầu khèn đàn đá pi-a-nô
Bài 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh :
a)
Trăng tròn như ………….
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống……………….trôi
(Theo Trần Đăng Khoa)
b)
Miệng cười như thể …………………
Cái nón đội đầu như thế………………..
(Theo Ca dao)
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
B
B
C
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) s hoặc x
– xôn xao
– thổi sáo
– lao xao
– xáo trộn
b) ui hoặc uôi
Xui khiến
Xuôi dòng
c) âc hoặc ât
Bậc thang
Bật lửa
Bài 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ nhạc cụ dân tộc thường được đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng :
đàn ghi-ta đàn tơ-rưng chiêng kèn đồng
kèn lá đàn oóc-gan trống cơm đàn tính
đàn bầu khènđàn đá pi-a-nô
Bài 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh :
a)
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
(Theo Trần Đăng Khoa)
b)
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái nón đội đầu như thể hoa sen.
(Theo Ca dao)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc Hũ bạc của người cha, Nhà bố ở, Nhà rông ở Tây Nguyên trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Đọc bài “Nhà rông ở Tây Nguyên”, hòn đá thần treo ở gian đầu có gì đặc biệt ?
A. Đó là hòn đá mang nhiều sức mạnh và có phép thuật.
B. Đó là hòn đá được truyền từ đời này sang đời khác.
C. Đó là hòn đá do già làng nhặt khi chọn đất lập làng.
Câu 2: Những người dân tộc thiểu số thường sống ở vùng nào ?
A. Vùng đồng bằng.
B. Vùng thành phố.
C. Vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Câu 3: Người cha trong câu chuyện có điều gì buồn phiền ?
A. Vì ông chưa biết nên tiêu số bạc đó như thế nào cho đúng.
B. Vì người con trai của ông rất lười biếng.
C. Vì số bạc ông dành dụm được quá ít ỏi.
Câu 4: Những điều gì ở thành phố khiến Páo thấy lạ?
A. Đường rộng, sông sâu, người, xe đi như gió thổi
B. Ngước lên mới thấy mái nhà, nhà cao như núi, mấy trăm cửa sổ, đường đi lên cầu thang quanh co.
C. cả A và B đúng
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Điền s hay x thích hợp vào chỗ trống và chép lại câu hoàn chỉnh:
a) Bé Na rất thích ăn …oài chín.
b) Mẹ em nấu món …ườn …ào chua ngọt rất ngon
c) Con …óc trong bộ phim hoạt hình này thật tinh nghịch.
Bài 2:
Điền âc hay ât thích hợp vào chỗ trống và chép lại câu hoàn chỉnh:
a) Quả g… bà cho em đã chín đỏ rồi.
b) Con l… đ… kia nhìn thật đáng yêu.
c) Anh ấy dùng một tay mà nh… bổng được cả cái thùng lên.
Bài 3:
Điền ui hay uôi thích hợp vào chỗ trống và chép lại câu hoàn chỉnh:
a) Chiếc xe ô tô m… trần kia rất đắt tiền.
b) Sau khi dọn dẹp nhà xong x…, chị Ba ra vườn cho gà ăn.
c) Em đang dùng m… để múc canh.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
C
B
C
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Điền s hay x thích hợp vào chỗ trống và chép lại câu hoàn chỉnh:
a) Bé Na rất thích ăn xoài chín.
b) Mẹ em nấu món sườn xào chua ngọt rất ngon
c) Con sóc trong bộ phim hoạt hình này thật tinh nghịch.
Bài 2:
Điền âc hay ât thích hợp vào chỗ trống và chép lại câu hoàn chỉnh:
a) Quả gấc bà cho em đã chín đỏ rồi.
b) Con lật đật kia nhìn thật đáng yêu.
c) Anh ấy dùng một tay mà nhấc bổng được cả cái thùng lên.
Bài 3:
Điền ui hay uôi thích hợp vào chỗ trống và chép lại câu hoàn chỉnh:
a) Chiếc xe ô tô mui trần kia rất đắt tiền.
b) Sau khi dọn dẹp nhà xong xuôi, chị Ba ra vườn cho gà ăn.
c) Em đang dùng muôi để múc canh.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc Hũ bạc của người cha, Nhà bố ở, Nhà rông ở Tây Nguyên trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Những ai được ngủ ở nhà rông để bảo vệ buôn làng ?
A. Các già làng.
B. Trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình.
C. Tất cả trai tráng khỏe mạnh trong làng.
Câu 2: Người cha đề nghị đứa con trai lười biếng phải làm gì ?
A. Phải kiếm được nhiều tiền.
B. Muốn con kiếm về nhà thật nhiều lúa gạo.
C. Muốn con tự đi làm và mang tiền về nhà.
Câu 3: Người cha đã làm gì với những đồng tiền mà người con trai mang về nhà lần đầu tiên ?
A. Vứt vào bếp lửa.
B. Vứt xuống ao.
C. Ông cầm lấy và nghẹn ngào, xúc động.
Câu 4: Theo con từ nào giải thích đúng nghĩa của từ “rông chiêng” ?
A. Là tên một điệu múa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
B. Là chiêng trống trong nhà rông.
C. Là cồng chiêng.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Hãy viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :
a, Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng …………….
b, Những ngày lễ hội , đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên ……………. để múa hát.
c, Để tránh thú dữ , nhiều dân tộc miền núi thường làm ……………. để ở.
d, Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc ……………..
Bài 3: Viết những từ thích hợp vào chỗ trống :
a, Công cha nghĩa mẹ được so sánh như ……………..
…………….. như ………………
b, Trời mưa , đường đất sét trơn như ………………
c, Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như………………
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
B
A
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
– Tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết:
Tày , Nùng , Thái , Ê- Đê , H mông , Dao , Chăm , Ba- na , Tà ôi, Vân Kiều , Khơ – mú, Kơ – ho , Xtieng , …
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :
a, Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.
b, Những ngày lễ hội , đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.
c, Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.
d, Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
Bài 3: Viết những từ thích hợp vào chỗ trống :
a, Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
b, Trời mưa , đường đất sét trơn như bôi mỡ.
c, Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như núi.
Tải xuống
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp
Giải bài tập lớp 3 các môn học