Bài khấn lễ ăn hỏi: Lời Đọc Đúng Phong Tục Việt ! – Bắt buộc phải biết !!!
Bài khấn lễ ăn hỏi là một phần quan trọng trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bạn còn chưa biết về bài khấn này. Vì vậy, trong bài viết này mình sẽ mang đến cho bạn những thông tin chính xác nhất về bàn văn khấn trong ngày cưới.
Bài khấn lễ ăn hỏi là gì ?
Bạn có thể hiểu đơn giản về bài khấn lễ ăn hỏi là lời nhắn nhủ tâm tư nguyện vọng của người khấn đến thế giờ tâm linh. Bài khấn thường là lời thông báo, lời mời, lời khẩn cầu một điều gì đó trong cuộc sống. Bạn sẽ thường thấy bài văn khấn vái trong những ngày rằm, mùng một, dịp tảo mộ, ngày lễ Tết, văn khấn vái đám cưới và ngay cả trong ngày thường. Vì là một trong những nghi lễ trọng đại của đời người, bài khấn cần được chuẩn bị chu đáo và trang trọng trong ngày lễ cưới.
Ý nghĩa của bài văn khấn vái gia tiên trong ngày cưới
Thông qua bài văn khấn, người đọc như muốn thông báo đến ông bà tổ tiên về hỷ sự của con cháu họ. Đồng thời, họ cũng gửi lời nguyện cầu đến ông bà tổ tiên luôn che chở, bảo vệ, và chúc phúc cho sự thành đôi của con cháu.
Xem thêm >>> Lễ ăn hỏi nên cắm hoa gì ?
Sau đây là bài văn khấn trong ngày cưới hỏi:
“Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy tiên họ … chư vị Hương linh”
Khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết…
Sau lời kính lạy, người đọc văn khấn cần xưng họ xưng tên của cha mẹ hai họ để ông bà chứng giám:
“Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên cùng …
Con của ông bà …
Ngụ tại: …”
Lời khẩn cầu trong bài khấn ngày lễ ăn hỏi
Lời khẩn cầu trong bài khấn ngày lễ ăn hỏi
“Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn, trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:
Phúc tổ đi lai,
Sinh trai có vợ (dành cho nhà trai),
Sinh gái có chồng (dành cho nhà gái)
Lễ mọn kính dâng,
Duyên lành gặp gỡ,
Giai lão trăm năm,
Vững bền hai họ,
Nghi thất nghi gia,
Có con có của,
Cầm sắt giao hoà,
Trông nhờ phúc Tổ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo.”
Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cho ngày cưới hỏi truyền thống của người Việt. Việc chuẩn bị mọi thứ cẩn thận và tỉ mỉ sẽ giúp bạn có được ngày cưới hoàn hảo và ý nghĩa.
Xem thêm bài viết lễ ăn hỏi là gì ? Trình tự tổ chức lễ ăn hỏi ra sao ????
Truy cập vào website: https://cuoihoingoclinh.com mỗi ngày để cập nhật nhiều bài viết hay cho ngày cưới hỏi nhé.