Bài giảng kế toán quản trị – Tài liệu text

Bài giảng kế toán quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.25 MB, 152 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

GS.TS.NGƯT. BÙI XN PHONG

BÀI GIẢNG

KẾ TỐN QUẢN TRỊ
(Dùng cho sinh viên ngành Marketing)

14

HÀ NỘI 12-2019

MỤCLỤC
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………………………… 4
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………… 5
LỜI NĨI ĐẦU …………………………………………………………………………………….. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ………………………….. 7
1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp ……………..7
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị …………………………………………………………. 7
1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị …………………………………………………….. 8
1.1.3. Thơng tin kế tốn quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản lý 9
1.2 Đối tượng và phương pháp kế toán quản trị …………………………………………..11
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị ………………………………….. 11
1.2.2 Phương pháp của kế toán quản trị ……………………………………………… 11
1.3. So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính ………………………………………..14
1.3.1. Điểm giống nhau ……………………………………………………………………. 14
1.3.2. Điểm khác nhau ……………………………………………………………………… 14
1.4 . Tổ chức kế toán quản trị ……………………………………………………………………..17

1.4.1. Sự cần thiết, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kế toán quản trị trong
doanh nghiệp ………………………………………………………………………………….. 17
1.4.2. Tổ chức kế tốn quản trị doanh nghiệp theo chức năng thơng tin kế
toán ………………………………………………………………………………………………. 18
1.4.3 . Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp theo chu trình thơng tin kế tốn
…………………………………………………………………………………………………….. 18
1.4.4. Mơ hình tổ chức kế tốn quản trị trong doanh nghiệp …………………… 19
CHƯƠNG 2: KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM ………………………………………………………………………………………………. 23
2.1. Khái quát về chi phí ……………………………………………………………………………..23
2.1.1. Bản chất kinh tế của chi phí ……………………………………………………… 23
2.1.2. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế tốn tài chính ……………………… 23
2.1.3. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế tốn quản trị ……………………….. 23
2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh …………………………………………………..24
2.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu (theo yếu tố) ……….. 24
2.2.2. Phân loại theo công dụng kinh tế (theo khoản mục) ……………………… 25
2.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh …. 26
2.2.4. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (theo mối quan hệ với
mức độ hoạt động) …………………………………………………………………………… 28

1

2.2.5. Các cách phân loại khác ………………………………………………………….. 34
2.3. Các hình thức biểu hiện chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh …………..36
2.3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí ……………….. 36
3.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo mơ hình Lãi trên biến phí (Số dư đảm
phí) ……………………………………………………………………………………………….. 37
2.4- Nội dung cơ bản của kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ……………………………………………………………………………………………………38

2.4.1- Đối tượng kế tốn chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính
giá thành ……………………………………………………………………………………….. 38
2.4.2- Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm …………….. 39
2.4.3- Phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ …………………….. 40
2.4.4- Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ……………………………… 43
2.4.5- Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …………………… 43
2.5 -Phương pháp xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ……………..43
2.5.1- Phương pháp xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo công
việc …………………………………………………………………………………………………………….43
2.5.2- Phương pháp xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo
quá trình sản xuất ……………………………………………………………………………. 53
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI
NHUẬN …………………………………………………………………………………………….. 61
3.1 Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng – lợi nhuận …..61
3.2. Một số khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí –
sản lượng – lợi nhuận ………………………………………………………………………………..62
3.2.1. Lãi trên biến phí (số dư đảm phí hay phần đóng góp) …………………….. 62
3.2.2. Tỷ suất lãi trên biến phí …………………………………………………………… 64
3.2.3. Điểm hịa vốn ………………………………………………………………………… 64
3.2.4. Kết cấu chi phí ………………………………………………………………………. 66
3.2.5. Đòn bẩy kinh doanh ………………………………………………………………… 66
3.3. Ứng dụng của phân tích mối quan hệ của phân tích mối quan hệ chi
phí- sản lượng – lợi nhuận trong phân tích hoạt động kinh doanh …………..68
3.3.1. Ứng dụng điểm hoàn vốn …………………………………………………………. 68
3.3.2. Ứng dụng phân tích mối quan hệ Chi phí- khối lượng – Lợi nhuận …. 71
3.3.3. Điều kiện áp dụng cho phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng
– lợi nhuận …………………………………………………………………………………….. 76
3.3.4. Một số hạn chế trong phân tích mối qun hệ chi phí- sản lượng – lợi
nhuận ……………………………………………………………………………………………. 76
CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM …………………………………………. 82

4.1.Lý thuyết cơ bản và ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp
…………………………………………………………………………………………………………………..82

2

4.1.1. Lý thuyết cơ bản của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp của
nền kinh tế thị trường ………………………………………………………………………. 82
4.1.2. Ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp …….. 85
4.2. Vai trò của định giá bán sản phẩm và Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định, định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp ………………………………………..85
4.2.1. Vai trò của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp …………………. 85
4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm trong
doanh nghiệp ………………………………………………………………………………….. 86
4.3. Nội dung định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp ……………………………88
4.3.1. Định giá bán sản phẩm trong dài hạn …………………………………………………88
4.3.2 Định giá bán sản phẩm trong ngắn hạn ……………………………………… 100
4.3.3 Định giá theo giá cạnh tranh hiện hành ……………………………………… 110
CHƯƠNG 5: THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT
ĐỊNH ………………………………………………………………………………………………. 116
5.1. Quyết định ngắn hạn ………………………………………………………………………….116
5.1.1- Khái niệm quyết định ngắn hạn ………………………………………………. 116
5.1.2. Ý nghĩa của các quyết định ngắn hạn ……………………………………….. 117
5.1.3 Đặc điểm của các quyết định ngắn hạn ……………………………………… 117
5.1.4 . Tiêu chuẩn lựa chọn các quyết định ngắn hạn …………………………… 118
5.1.5 Các bước ra quyết định ngắn hạn ……………………………………………… 119
5.1.6 Ứng dụng phân tích thơng tin thích hợp trong việc ra quyết định …… 120
5.2 Quyết định dài hạn………………………………………………………………………………131
5.2.1 Khái niệm quyết định dài hạn ………………………………………………….. 131
5.2.2 Vai trò của quyết định dài hạn trong quản lý daonh nghiệp …………… 131

5.2.3 Đặc điểm các quyết định dài hạn ……………………………………………… 132
5.2.4 Phân loại quyết định dài hạn ……………………………………………………. 134
5.2.5 Phương pháp ra quyết định dài hạn …………………………………………… 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 150

3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh kế toán quản trị và kế tốn tài chính ………………………………………………….. 16
Bảng 2.2. Phiếu chi phí cơng việc ……………………………………………………………………………….. 45

4

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và q trình kế tốn quản trị ………………. 11
Hình 2.1.Các chi phí xét theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định trong kỳ ……. 28
Hình 2.2. Chi phí biến đổi…………………………………………………………………….29
Hình 2.3. Chi phí biến đổi cấp bậc……………………………………………………………30
Hình 2.4. Chi phí cố định……………………………………………………………………..31
Hình 2.5. Đồ thị biểu diễn chi phí hỗ hợp…………………………………………………….32
Hình 2.4. Dịng chi phí trong hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất……………… 54
Hình 2.5. Tập hợp chi phí trong hệ thống tính giá thành theo q trình sản xuất…………… 56
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí………………………………….. 84
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn xác định giá tối ưu………………………………………………..84
Hình 5.1. Vùng sản xuất trong điều kiện giới hạn nhiều nguồn lực…………………………130

5

LỜI NĨI ĐẦU
Trong những năm gần đây, kế tốn Việt Nam đã có những bước chuyển biến, hội nhập
mạnh mẽ với kế toán thế giới. Sự chuyển biến, hội nhập đó đã đem đến những thay đổi sâu
sắc về hệ thống kế toán doanh nghiệp. Hệ thống kế toán doanh nghiệp khơng cịn duy nhất
một bộ phận kế tốn tài chính mà bao gồm cả bộ phận kế tốn tài chính và bộ phận kế tốn
quản trị. Kế tốn quản trị đã được nghiên cứu, giảng dạy ở Việt Nam trong những năm gần
đây.
Kế tốn quản trị là một mơn học tự chọn trong chương trình đào tạo ngành Marketing
Học Viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và
học tập của giáo viên và sinh viên, chúng tôi tổ chức biên soạn bài giảng “Kế toán quản trị”
phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập. Với kinh nghiệm giảng
dạy được tích luỹ qua nhiều năm, cộng với sự nỗ lực nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác
nhau, bài giảng có nhiều thay đổi và bổ sung để đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Bài
giảng “Kế tốn quản trị” là tài liệu chính thức sử dụng giảng dạy và học tập cho sinh viên hệ
đào tạo đại học ngành marketing tại Học viện Cơng nghệ bưu chính viễn thơng; đồng thời
cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung bài giảng gồm
5 chương đề cập đến toàn bộ những kiến thức cơ bản về kế tốn quản trị.
Biên soạn bài giảng là một cơng việc hết sức khó khăn, địi hỏi sự nỗ lực cao. Tác giả
đã giành nhiều thời gian và công sức với cố gắng cao nhất để hoàn thành. Tuy nhiên, với
nhiều lý do nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự quan tâm, đóng góp, xây
dựng của hội đồng nghiệm thu và các đồng nghiệp, anh chị em sinh viên và bạn đọc tiếp tục
bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2019.
Tác giả

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Sự phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển,
các phương pháp kế tốn cũng thay đổi và ngày càng hồn thiện . Sự phát triển của kế toán
chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của con người và mục tiêu cuối cùng của kế tốn là cung cấp
thơng tin phục vụ cho hoạt động ra các quyết định. Các hoạt động của kế tốn nhằm hướng tới
việc cung cấp thơng tin đáp ứng nhu cầu quản lý.
Chức năng của kế toán nói chung là cung cấp thơng tin về hoạt động kinh tế tài chính
của một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thơng tin, với 3 mục đích cơ bản:
(i) Cung cấp các báo cáo kế toán theo các quy định phục vụ cho các đối tượng bên
ngoài và bên trong đơn vị.
(ii) Hoạch định các chính sách dài hạn và ngắn hạn của đơn vị phục vụ các đối tượng
bên trong tổ chức.
(iii) Kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị phục vụ các đối tượng bên trong tổ
chức.
Đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn rất đa dạng và nhu cầu thông tin mà kế toán phải
cung cấp cũng rất khác nhau phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng thơng tin. Trong các
doanh nghiệp, thơng tin kế tốn khơng những cần thiết cho người ra quyết định quản lý ở bên
trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng ở bên ngồi doanh nghiệp. Do có
phạm vi cung cấp, phục vụ thơng tin khác nhau nên đã thúc đẩy kế tốn phát triển và cho ra
đời các loại kế toán cụ thể khác nhau, đó là kế tốn tài chính và kế toán quản trị.
Sự chia tách kế toán thành kế tốn tài chính và kế tốn quản trị là để thực hiện các
mục đích cụ thể của các đối tượng sử dụng thông tin, đáp ứng yêu cầu cụ thể hơn, tốt hơn với
các đối tượng đó. Kế tốn tài chính thực hiện mục đích thứ nhất là cung cấp thơng tin cho đối
tượng bên ngồi là chủ yếu và đối tượng bên trong, cịn mục đích thứ 2 và 3 thì do kế tốn
quản trị thực hiện, đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng bên trong đơn vị
Về kế tốn quản trị, có nhiều nhà nghiên cứu, chun mơn đã có khái niệm Kế tốn quản trị,
chẳng hạn như:
GS. Robert Skaplan, Đại học kinh doanh Havard (HBS), trường phái kế toán quản trị

của Mỹ, “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chức
mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm sốt các hoạt động của tổ chức”. Với quan
điểm này, kế toán quản trị là công cụ gắn liền với hoạt động quản trị của các tổ chức. Nó có
vai trị quan trọng cho các tổ chức xây dựng các dự toán, hoạch định các chính sách và kiểm
sốt mọi hoạt động của tổ chức.
GS H. BOUQUIN Đại học Paris – Dauphin, trường phái kế toán quản trị của Pháp, “
Kế toán quản trị là một hệ thống thông tin định lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra
quyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao”. Với quan điểm này, kế toán quản

7

trị là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, dựa vào thơng tin đó các nhà quản trị
đưa ra quyết định điều hành các hoạt động nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hiệp hội kế toán viên hợp chủng quốc Hoa Kỳ “Kế toán quản trị là quy trình định
dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, truyền đạt các thơng tin tài chính và phi tài chính cho các
nhà quản trị để điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn”.
Với quan điểm này, nhấn mạnh vai trò của kế tốn quản trị là cơng cụ khơng thể thiếu được
của các nhà quản trị khi đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, tài sản.
Luật kế toán Việt Nam “Kế toán quản trị là việc thu thập xử lý phân tích và cung cấp
thơng tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ
đơn vị kế tốn”. Với quan điểm này, ngồi việc nhấn mạnh vai trị của kế tốn quản trị là
thơng tin hữu ích phục vụ các cấp quản lý khi đưa ra các quyết định cịn cho biết quy trình
nhận diện thơng tin kế tốn quản trị trong các tổ chức hoạt động
Quan điểm của các nhà quản trị “Kế toán quản trị là một công cụ cung cấp thông tin
về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích các thơng tin đó để giúp các nhà quản
trị đưa ra các quyết định tối ưu”.
Tuy có sự khác nhau về hình thức, song các khái niệm trên đều có những điểm chung
về kế tốn quản trị, đó là:

– Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của các tổ chức
hoạt động.
– Kế tốn quản trị là cơng cụ khơng thể thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanh
theo cơ chế thị trường vì nó là cơ sở khoa học để đưa ra mọi quyết định kinh doanh.
– Thơng tin kế tốn quản trị trong các tổ chức hoạt động giúp cho nhà quản trị thực
hiện chức năng quản trị doanh nghiệp. Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá và
ra quyết định.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm chung về kế toán quản trị: Kế toán
quản trị là là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin địch lường kết hợp với định tính
về hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thơng tin đó giúp cho các nhà quản trị trong quá trình
ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình
hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.

1.1.2. Bản chất của kế tốn quản trị
1.1.2.1 Bản chất thơng tin kế tốn
– Thơng tin kế tốn là một bộ phận cấu thành cơ bản trong hệ thống các công cụ quản
lý kinh tế vi mơ. Nó có vai trị tích cực trong việc điều hành và kiểm sốt các hoạt động kinh
tế của các đơn vị, có ý nghĩa cho mọi đối tượng tùy theo các lợi ích khác nhau.
– Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán càng giữ một vị thế quan trọng.
+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, kế toán là một nguồn thông tin quan trọng
để đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

8

+ Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, kế tốn là cơng cụ theo dõi tình hình sử
dụng và cấp phát nguồn kinh phí của ngân sách nhằm góp phần tiết kiệm và nâng cao hiệu
quả sử dụng kinh phí.

1.1.2.2 Bản chất của kế tốn quản trị

– Là một bộ phận cấu thành của kế tốn nói chung trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt là
các doanh nghiệp kinh doanh.
– Thơng tin kế tốn quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa
ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh.
– Thơng tin kế tốn quản trị thường cụ thể và mang tính chất định lượng nhiều vì gắn
với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
– Thông tin kế tốn quản trị được cụ thể hóa thành các chức năng cơ bản của các nhà
quản trị (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân tích, đánh giá và ra quyết định).

1.1.3. Thơng tin kế tốn quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản lý
1.1.3.1 Chức năng lập kế hoạch
Kế hoạch là bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai hoặc tổng thể các chỉ
tiêu kinh tế được xây dựng và đưa ra các biện pháp để đạt được các mục tiêu kỳ vọng. Lập kế
hoạch là xác định các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước phải thực hiện để đạt những mục
tiêu đó.
Các kế hoạch thường được lập dưới dạng dự toán ngân sách, nhằm liên kết các mục
tiêu và chỉ rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đề ra. Để chức năng lập
kế hoạch và dự toán được thực hiện tốt, các kế hoạch và các dự toán lập ra đảm bảo tính khoa
học, hiệu quả địi hỏi chúng phải được dưa trên những thơng tin đầy đủ, thích hợp và có cơ sở.
Do vậy thơng tin kế tốn quản trị cần phải cung cấp cho các nhà quản trị để xây dựng kế
hoạch các mục tiêu đề ra nhằm đạt được kết quả cao nhất trong các hoạt động.

1.1.3.2 Chức năng tổ chức và điều hành
Nhà quản trị phải tìm cách liên kết tốt nhất giữa con người với các nguồn lực của
doanh nghiệp nhằm thực hiện các kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình thực hiện chức năng này, nhà quản trị phải giám sát hoạt động hàng
ngày và giữ cho mọi hoạt động của tổ chức được tiến hành ổn định. Mọi nhân viên đều được
giao nhiệm vụ, mọi cơng việc đều có người thực hiện, mọi vấn đề đều phải được giải quyết
kịp thời.
Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị cần một lượng lớn thơng tin kế tốn quản

trị, đặc biệt là những thơng tin phát sinh hàng ngày về tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời
điều chỉnh.

1.1.3.3 Chức năng kiểm tra và đánh giá
Nhà quản trị sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch, đòi
hỏi phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phương pháp thường được dùng là so
sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, dự toán hoặc mục tiêu đã đề ra.

9

Để thực hiện được chức năng này, nhà quản trị cần được các kế toán viên quản trị
cung cấp các báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, giúp nhà quản trị nhận diện những
vấn đề tồn tại và cần có tác động của chủ thể quản lý, đồng thời giải quyết các vấn đề phát
sinh trong khâu thực hiện.

1.1.3.4 Ra quyết định
Chức năng ra quyết định là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị
doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch; tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá.
Các quyết định của nhà quản trị có thể là:
+ Quyết định đầu từ dài hạn
+ Quyết định ngắn hạn cho một khoảng thời gian trước mắt
+ Quyết định mang tính chất tác nghiệp, điều hành hoạt động hàng ngày của doanh
nghiệp.
Tất cả các quyết định đều phải dựa và nền tảng thông tin. Chất lượng của các quyết
định trong quản lý phụ thuộc vào chất lượng của thơng tin kế tốn và các thông tin khác được
tiếp nhận. Sự biến động của môi trường kinh doanh, sự phát triển của qui mô sản xuất kinh
doanh, hình thức quản lý của các tổ chức đã đặt ra nhu cầu thông tin mới mà kế toán cần thiết
phải thiết lập một phương thức xử lý và cung cấp thơng tin thích hợp.
Từ những vấn đề đã phân tích ở trên chúng ta có thể nhận thấy q trình kế tốn quản

trị có mối liên hệ mật thiết với các chức năng quản lý.
Đối với mỗi doanh nghiệp, sau khi đã xác định được mục tiêu chung, các mục tiêu này
được chính thực hóa thành các mục tiêu kinh tế cụ thể. Các chỉ tiêu này trở thành căn cứ để
lập kế hoạch chính thức. Trên cơ sở đó, kế tốn soạn thảo và triển khai các dự toán chung và
dự toán chi tiết để làm căn cứ tổ chức thực hiện., theo dõi, kiểm tra và đánh giá q trình thực
hiện kế hoạch. Sau đó kế toán thu thập kết quả thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhằm
cung cấp thông tin cho nhà quản trị để đánh giá, kịp thời phát hiện và khắc phục các điểm yếu
kém.
Mối quan hệ giữa các chức năng của quản lý và q trình kế tốn quản trị được thể
hiện trên hình 1.1

10

Các chức năng quản lý

Q trình kế tốn quản trị

Xác định mục tiêu

Chính thức hóa mục tiêu
thành các chỉ tiêu

Lập Kế Hoạch

Lập dự toán chung và dự
toán chi tiết

Tổ chức thực hiện
(Điều hành)

Thu thập kết quả thực hiện

Kiểm tra đánh giá
hoạt động

Soạn thảo báo cáo thực
hiện

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và quá trình kế toán quản trị

1.2 Đối tượng và phương pháp kế toán quản trị
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một bộ phận kế toán trong các tổ chức hoạt động. Do vậy nó có đối
tượng nghiên cứu chung của kế toán là tài sản, nguồn vốn gắn với các quan hệ tài chính của tổ
chức hoạt động. Bên cạnh đó kế tốn quản trị còn nghiên cứu những đối tượng đặc thù và cụ
thể hóa nhằm cung cấp thơng tin nhanh, chính xác cho các cấp quản trị đạt được mục tiêu là
tối đa hóa lợi nhuận

1.2.2 Phương pháp của kế tốn quản trị
1.2.2.1 Đặc điểm vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán quản trị
Là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị tất nhiên cũng áp dụng các
phương pháp của kế tốn nói chung là phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản
kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối. Tuy nhiên, việc vận dụng
các phương pháp này có đặc điểm khác nhất định so với kế toán tài chính.
* Phương pháp chứng từ kế tốn
Ngồi việc sử dụng những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và
thực sự đã hồn thành trên các chứng từ bắt buộc, mang tính pháp lý cao, kế tốn cịn sử dụng
rộng rãi hệ thống chứng từ hướng dẫn phản ánh các nghiệp vụ kinh tế “nội sinh” trong nội bộ
doanh nghiệp. Các chứng từ này do doanh nghiệp quy định trên cơ sở hướng dẫn của Nhà

11

nước hoặc doanh nghiệp tự lập ra theo các yêu cầu quản lý cụ thể ở doanh nghiệp. Việc thu
thập, kiểm tra, xử lý và luân chuyển chứng từ cũng được xác lập theo cách riêng, nhằm đảm
bảo cung cấp các thơng tin cụ thể, nhanh chóng và thích hợp cho việc ra các quyết định quản
lý.
Ngồi ra, các thơng tin kế tốn quản trị cịn dựa vào các thơng tin khác, không được
thể hiện trong các chứng từ bắt buộc cũng như chứng từ hướng dẫn. Điều này đã tạo nên sự
khác biệt giữa thơng tin của kế tốn quản trị với thơng tin của kế tốn tài chính như đã đề cập
ở phần trên.
* Phương pháp tài khoản kế tốn
Để có số liệu một cách chi tiết, tỷ mỉ phục vụ quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị
phải sử dụng những tài khoản chi tiết đáp ứng yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu cụ thể. Trong
thực tế kế toán quản trị mở thêm các khoản cấp 2 mà Nhà nước không quy định, các tài khoản
cấp 3, cấp 4… và chi tiết các tài khoản theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từng loại sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ… các doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán Nhà nước
ban hành cho kế tốn tài chính để mở các tài khoản chi tiết và tổ chức mã hoá hệ thống tài
khoản phục vụ cho kế tốn quản trị.
Ngồi ra, ở một số nước trên thế giới, mơ hình kế tốn quản trị được thiết lập có tính
độc lập tương đối với kế tốn tài chính. Trong những trường hợp này, kế tốn quản trị còn sử
dụng cả các tài khoản tổng hợp (cấp 1) để cung cấp thông tin cho nhu cầu quản trị doanh
nghiệp. Chẳng hạn các tài khoản loại 9 – Tài khoản phản chiếu trong hệ thống tài khoản kế
tốn của Cộng hồ Pháp (1982) được dành riêng cho kế toán quản trị. ở Tiệp Khắc (cũ), hệ
thống tài khoản 1989 cũng dành riêng 1 số loại tài khoản cho kế toán quản trị (gọi là kế toán
nội bộ doanh nghiệp).
* Phương pháp tính giá
Trong kế tốn tài chính, phương pháp tính giá được vận dụng theo các nguyên tắc,
chuẩn mực quy định thống nhất của mỗi quốc gia để trình bày các thơng tin trên báo cáo tài

chính một cách thống nhất.
Đối với kế toán quản trị, việc tính giá các loại tài sản mang tính linh hoạt cao hơn và
gắn với mục đích sử dụng các thơng tin về giá theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Các dữ
liệu để tính giá khơng chỉ căn cứ vào các chi phí thực tế đã phát sinh mà cịn dựa vào sự phân
loại các chi phí thích hợp cho từng quyết định cá biệt, đặc biệt là các quyết định mang tính
ngắn hạn. Như vậy, phạm vi, nội dung của chi phí trong giá phí của kế tốn quản trị khơng
giống, thậm chí có nhiều khác biệt so với kế tốn tài chính.
* Phương pháp tổng hợp cân đối.
Các báo cáo kế tốn – hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối trong kế
toán quản trị là các bảng cân đối bộ phận (cho từng bộ phận, trung tâm chi phí, loại tài sản…).
Các báo cáo này cịn được gọi là Báo cáo kế tốn nội bộ, được lập theo kỳ hạn ngắn hơn các
báo cáo tài chính. Ngồi các chỉ tiêu về tiền tệ, các bảng cân đối bộ phận còn sử dụng rộng rãi
các thước đo về hiện vật và thời gian lao động. Đồng thời, ngoài các tổng hợp cân đối về các
chỉ tiêu quá khứ, chỉ tiêu đã thực hiện, kế toán cịn thiết lập các cân đối trong dự tốn, trong

12

kế hoạch giữa nhu cầu tài chính và nguồn tại trợ, giữa yêu cầu sản xuất – kinh doanh và các
nguồn lực được huy động…
Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin kế tốn nói chung
trong các doanh nghiệp, do vậy ngồi các phương pháp chung của kế tốn đã trình bày ở trên,
kế tốn quản trị cịn sử dụng một số phương pháp đặc thù để để xử lý và cung cấp thông tin
phục vụ công tác quản trị trong nội bộ đơn vị.

1.2.2.2 Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng trong kế tốn quản trị.
Như phần trên đã nói, thơng tin kế tốn quản trị chủ yếu nhằm phục vụ quá trình ra
quyết định của các nhà quản trị. Thơng tin này thường khơng có sẵn, do đó kế toán quản trị
phải vận dụng một số phương pháp nghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu
của các nhà quản trị. Các phương pháp thường được vận dụng là:

* Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được
Thông tin sẽ vô dụng nếu thiếu các tiêu chuẩn để so sánh với nó. Từ các số liệu thu
thập được, kế tốn quản trị sẽ phân tích và thiết kế chúng thành dạng có thể so sánh được.
Chẳng hạn, kế toán quản trị phải cung cấp các thơng tin thực hiện để có thể so sánh với kế
hoạch, định mức hoặc dự tốn chi phí, các giá phí, giá thành, mức lợi nhuận của các phương
án đang lựa chọn… Quá trình quyết định của nhà quản trị phải dựa trên sự phân tích, so sánh
này để đánh giá và ra các quyết định.
Khi thiết kế cần lưu ý:
+ Các thông tin cần sắp xếp thành các khoản mục phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá
thông tin trong mỗi tình huống quyết định
+ Các khoản mục phải có quan hệ chặt chẽ, logic với nhau
+ Các số liệu thực tế, dự toán, định mức hoặc các mục tiêu định trước phải so sánh được
với nhau
+ Hình thức đa dạng, linh hoạt tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin đối với mỗi
loại quyết định
* Phân loại chi phí
Nghiên cứu, phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm tạo lập các thơng
tin thích hợp cho việc ra các quyết định là một đặc thù của kế tốn quản trị. Ngồi cách phân
loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí và phân loại chi phí theo cơng dụng
của chi phí của kế tốn tài chính, kế tốn cịn sử dụng nhiều cách phân loại chi phí khác như:
– Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động: phân biệt
chi phí bất biến, chi phí khả biến, chi phí hỗn hợp.
– Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định: phân biệt chi phí kiểm sốt được và
chi phí khơng kiểm sốt được.
– Phân loại chi phí khác cho việc ra quyết định: chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí
chênh lệch…

13

Các cách phân loại chi phí này sẽ được đề cập cụ thể ở chương 3. Các cách phân loại
chi phí nói trên giúp kế tốn quản trị thu thập được các thơng tin chi phí thích hợp cho từng
loại quyết định; là căn cứ để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận – một
trong những nội dung quan trọng khi xem xét các quyết định kinh doanh.
* Trình bày mối quan hệ giữa các thơng tin kế tốn theo dạng phương trình.
Dạng phương trình rất tiện dụng cho việc tính và dự đốn một số quá trình chưa xảy ra
căn cứ vào các dữ kiện đã có và mối quan hệ ràng buộc giữa các biến số trong phương trình.
Phương pháp trình bày thơng tin theo dạng phương trình là căn cứ để tính tốn lập kế hoạch
và phân tích dự báo trong kế tốn quản trị.
* Trình bày các thơng tin dưới dạng đồ thị.
Phương pháp này cũng được kế toán quản trị sử dụng khá thông dụng. Đồ thị là cách
thể hiện dễ thấy và rõ ràng nhất mối quan hệ và xu hướng biến thiên mang tính quy luật của
các thơng tin do kế tốn quản trị cung cấp và xử lý.

1.3. So sánh kế toán quản trị và kế tốn tài chính
1.3.1. Điểm giống nhau
Kế tốn tài chính và kế tốn quản trị có nhiều điểm giống nhau và là hai bộ phận
khơng thể tách rời của kế tốn doanh nghiệp. Những điểm giống nhau cơ bản là:
– Kế tốn quản trị và kế tốn tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh
nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí và kết
quả hoạt động và quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ánh tổng quát
và một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó.
– Kế tốn quản trị và kế tốn tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế
toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế tốn tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính
định kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngồi. Đối với kế tốn quản trị, hệ thống đó cũng
là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thơng tin thích hợp cho việc ra quyết định của các
nhà quản trị. Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế tốn tài chính,
mặc dù có triển khai và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin đó.
– Kế tốn quản trị và kế tốn tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý.
Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của người quản lý cao cấp, cịn kế tốn quản trị biểu

hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp trên trong doanh nghiệp. Nói cách khác, kế tốn
tài chính hay kế tốn quản trị đều là công cụ quản lý doanh nghiệp.

1.3.2. Điểm khác nhau
Do có đối tượng sử dụng thơng tin khác nhau, mục đích sử dụng thơng tin khác nhau
nên giữa kế tốn quản trị và kế tốn tài chính có nhiều khác biệt về cơ bản. Sự khác nhau giữa
kế tốn tài chính và kế tốn quản trị được thể hiện
Về đối tượng sử dụng thông tin
Đối tượng sử dụng thơng tin của kế tốn quản trị là các thành viên bên trong doanh
nghiệp: Các chủ sở hữu, Ban giám đốc, quản lý viên, giám sát viên, các quản đốc… Trong khi

14

đó, thơng tin của kế tốn tài chính chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài doanh
nghiệp như các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (cơ quan
thuế, cơ quan quản lý tài chính…).
Về ngun tắc trình bày và cung cấp thơng tin
Thơng tin kế tốn tài chính phải tn thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện
hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được
các quốc gia công nhận. Trái lại, trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nhạy bén và
nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế tốn quản trị cần linh hoạt,
nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của người quản lý, không buộc phải tuân
thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung. Các quy định của Nhà nước về kế tốn quản trị
(nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn.
Về tính pháp lý của kế tốn
Kế tốn tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung
cấp thơng tin của kế tốn tài chính đều phải tn theo các quy định thống nhất nếu muốn được
thừa nhận. Ngược lại, tổ chức cơng tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của
từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản

lý cụ thể của từng doanh nghiệp.
Về đặc điểm của thơng tin.
– Thơng tin của kế tốn tài chính chủ yếu dưới hình thức giá trị. Cịn thơng tin của kế
tốn quản trị được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị.
– Thơng tin của kế tốn tài chính là thơng tin thực hiện về những nghiệp vụ đã phát
sinh, đã xảy ra. Trong khi đó, thơng tin của kế tốn quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương
lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc
một quá trình chưa xảy ra.
– Thơng tin kế tốn tài chính chủ yếu là các thơng tin kế tốn thuần t, được thu thập
từ các chứng từ ban đầu về kế toán. Trong kế tốn – quản trị, thơng tin được thu thập nhằm
phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường khơng có sẵn, nên ngồi việc
dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kế tốn quản trị cịn phải kết hợp với nhiều
ngành khoa học khác như thống kê, hoạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp,
phân tích và xử lý thơng tin thành dạng có thể sử dụng được.
Về hình thức báo cáo sử dụng
– Báo cáo được sử dụng trong kế tốn tài chính là các báo cáo kế toán tổng hợp (gọi là
các Báo cáo tài chính) phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp
trong một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính).
– Báo cáo của kế tốn quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh
nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và
tồn kho của hàng tồn kho…).
Về kỳ báo cáo

15

Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế
toán tài chính. Báo cáo của kế tốn tài chính được soạn thảo theo định kỳ, thường là hàng
năm, còn báo cáo của kế toán quản trị được soạn thảo thường xuyên theo u cầu quản trị

doanh nghiệp.
Từ phân tích trên có thể tóm tắt sự khác nhau giữa kế tốn quản trị với kế tốn tài chính
trong bảng 1.1
Bảng 1.1. So sánh kế tốn quản trị và kế tốn tài chính

Tiêu chí so sánh

Kế tốn tài chính

1. Đối tượng sử dụng Thơng tin kế tốn tài chính sử
thơng tin
dụng cho mọi đối tượng bên
trong và bên ngoài doanh
nghiệp, nhưng chủ yếu cho đối
tượng bên ngồi như cơ quan
thuế, kiểm tốn, ngân hàng, cổ
đơng….
2. Đặc điểm
thơng tin

Kế tốn quản trị
Thơng tin kế toán quản trị sử
dụng cho các nhà quản trị trong
nội bộ doanh nghiệp: hội đồng
quản trị, ban giám đốc, trưởng
các phịng ban…

của – Ưu tiên tính chính xác hơn là – Ưu tiên tính kịp thời và tính
kịp thời và đầy đủ.
hữu ích hơn là chính xác

– Tuân thủ các nguyên tắc và – Mang tính linh hoạt, sáng tạo
chuẩn mực kế toán
– Phản ánh hiện tại và tương lai
– Phản ánh quá khứ của qua trình của quá trình kinh doanh
kinh doanh

3. Thước đo thông tin

Sử dụng cả 3 loại thước đo: hiện
vật, thời gian lao động và giá trị
nhưng thước đo giá trị là cơ bản
trong quá trình hạch toán

Sử dụng cả 3 loại thước đo:
hiện vật, thời gian lao động và
giá trị nhưng thước đo nào là
cơ bản phụ thuộc vào mục tiêu
nghiên cứu và quyết định cụ
thể.

4. Hệ thống báo cáo – Mang phạm vi toàn doanh – Mang tính bộ phận, lĩnh vực
kế tốn
nghiệp
cụ thể
– Biểu mẫu báo cáo mang tính – Mẫu biểu khơng thống nhất
thống nhất về hình thức và nội mà theo yêu cầu quản trị của
dung
các cấp
– Kỳ báo cáo mang tính định kỳ – Thời gian báo cáo khơng cố
theo quy định: quí , năm.

định mà theo yêu cầu quản trị.
5. Tính pháp lệnh của Mang tính pháp lý cao, tn thủ Khơng mang tính pháp lệnh.
thơng tin kế tốn
các nguyên tắc, các chuẩn mực Thông tin đa dạng, phong phú
kế tốn
và mang tính chất linh hoạt

16

1.4 . Tổ chức kế toán quản trị
1.4.1. Sự cần thiết, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kế toán quản trị trong
doanh nghiệp
1.4.1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vai trị của thơng tin kế tốn quản trị ngày càng được mở
rộng và khẳng định vị thế phát triển. Lý do cơ bản dẫn đến kế toán quản trị phát triển là do sự
cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp, các tập đoàn, các quốc gia với nhau. Trong cuộc
cạnh tranh đó có sự thành cơng và thất bại của các doanh nghiệp, tập đoàn, nhân tố quan trọng
dẫn đến sự thành công của các nhà quản trị trên thương trường chính là thơng tin kế tốn quản
trị thích hợp
Mặt khác các mơ hình tổ chức quản lý cũng thay đổi theo sự phát triển của cơng nghệ
thơng tin và các cơng cụ phân tích hiện đại thơng qua hệ thống máy tính. Thơng tin kinh tế
ngày càng hội nhập cao, mang tính chất tồn cầu, do vậy q trình thu thập, xử lý thơng tin
địi hỏi phải nhanh, chính xác và mang tính chuẩn mực của các thơng lệ quốc tế. Trước sự địi
hỏi khách quan của nền kinh tế, trình độ của các nhà quản trị ngày càng nâng cao để đáp ứng
và thoả mãn các thông tin của nền kinh tế hội nhập và phát triển.
Đó chính là ngun nhân dẫn đến kế toán quản trị phát triển, do vậy tổ chức kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường có thể coi như một quy luật khách
quan vốn có của nền kinh tế. Tính tất yếu khách quan đó được thể hiện:
– Các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phải tự chủ tài chính, được

quyền tự do quyết định mọi hoạt động, được giao lưu và hội nhập quốc tế. Do vậy tính cạnh
tranh của các doanh nghiệp càng mạnh mẽ, để đảm bảo mọi quyết định đưa ra có độ tin cậy
cao cần phải dựa vào hệ thống thơng tin kế tốn quản trị
– Hệ thống kế tốn tài chính của các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế thị trường thường
phù hợp với các thơng lệ quốc tế, đó là ngun nhân dẫn đến tính hội nhập cao, dẫn đến kế
tốn quản trị phát triển và hoàn toàn độc lập với kế tốn tài chính

1.4.1.2 u cầu tổ chức kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp
Kế toán quản trị là một phân hệ của kế tốn nói chung trong các doanh nghiệp, do vậy
việc tổ chức kế toán quản trị cần thực hiện tốt các yêu cầu:
– Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,
lợi nhuận của doanh nghiệp cho các cấp quản trị.
– Cung cấp kịp thời và đầy đủ định mức chi phí, dự tốn, kế hoạch của mọi hoạt động,
để các nhà quản trị có phương hướng phân tích, đánh giá đưa ra các quyết định phù hợp
– Các thông tin cung cấp đều phải xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị và đặc thù
kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp
– Thông tin cung cấp phải thuận tiện cho q trình phân tích, đánh giá đưa ra các quyết
định phù hợp cho từng mục tiêu khác nhau

1.4.1.3 Nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

17

Để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính cho các nhà
quản trị, các chuyên gia kế toán quản trị cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ:
– Xây dựng các định mức chi phí chuẩn, hệ thống dự tốn ngân sách khoa học, kế hoạch
phù hợp trong một kỳ xác định.
– Tổ chức, phối hợp thực hiện tốt các khâu công việc trong doanh nghiệp, nhằm đạt
được các mục tiêu như tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí.

– Thu thập, xử lý thơng tin về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,
lợi nhuận và các quan hệ tài chính khác theo phạm vi của bộ phận và toàn doanh nghiệp.
– Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các định mức chi phí, dự tốn ngân sách, kế
hoạch đã xây dựng.
– Phân tích đánh giá thơng tin, cung cấp cho các nhà quản trị thơng qua hệ thống báo
cáo kế tốn quản trị. Tư vấn cho các nhà quản trị đưa ra quyết định tối ưu.

1.4.2. Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp theo chức năng thơng tin kế
tốn
Trong các doanh nghiệp thơng tin kế tốn quản trị thường được tổ chức theo hai nội
dung cơ bản: Thu nhận thông tin và phân tích, xử lý thơng tin.
Thu nhận thơng tin kế toán quản trị thường được tiến hành tại các bộ phận như phân
xưởng, cửa hàng, tổ sản xuất… Thông tin kế tốn gồm có thơng tin hiện tại và thơng tin tương
lai. Thơng tin hiện tại chính là các chỉ tiêu kinh tế, tài chính thuộc các bộ phận như hàng tồn
kho, chi phí, doanh thu và kết quả đang xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những thông tin này đều xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị các cấp nhằm theo dõi,
đánh giá tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Thông tin tương lai là hệ thống thông
tin quan trọng mà các nhà quản trị cần phải dự đoán, phán đoán những hoạt động kinh doanh
sắp xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học hiện tại và quá khứ. Độ tin cậy của các thông tin
tương lai phụ thuộc vào trình độ quản lý của các cấp quản trị và ảnh hưởng đến hiệu quả của
các hoạt động trong doanh nghiệp.
Tổ chức phân tích thơng tin kế tốn quản trị. Trên cơ sở những thông tin nhu nhận
được, các chuyên gia kế toán tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thực tế với định mức, dự toán,
kế hoạch để từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng theo các chiều hướng tích cực và tiêu
cực từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động. Mặt khác q trình
phân tích cũng thường sử dụng các cơng cụ hiện đại để dự đốn những hoạt động kinh doanh
có khả năng xảy ra từ đó có các quyết định ứng xử kịp thời.

1.4.3 . Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp theo chu trình thơng tin kế
tốn

Chu trình thơng tin kế tốn thường thể hiện qua những khâu cơ bản trong các tổ chức
hoạt động: Tổ chức hạch tốn thơng tin ban đầu thông qua hệ thống chứng từ, tổ chức tài
khoản kế tốn, tổ chức tính giá và tổ chức hệ thống báo cáo kế tốn quản trị.
Tổ chức hạch tốn thơng tin kế tốn quản trị ban đầu thơng qua hệ thống chứng từ.
Chứng từ là phương tiện ghi nhận và phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong

18

doanh nghiệp. Tổ chức chứng từ thường dựa vào hệ thống chứng từ bắt buộc và hướng dẫn
của Bộ tài chính quy định. Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu quản trị khi tổ chức chứng từ ta có
thể bổ sung thêm các chỉ tiêu cho phù hợp với những mẫu chứng từ phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của từng doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin nhanh và chính xác cho từng cấp
quản trị. Ví dụ: Phiếu xuất kho sử dụng vật liệu cho sản xuất sản phẩm có thể bổ sung các chỉ
tiêu như định mức tiêu hao vật liệu cho một sản phẩm, từ đó có thể đánh giá và so sánh định
mức thực tế với dự tốn hoặc kế hoạch để nhà quản trị có các quyết định kịp thời.
Tổ chức tài khoản kế toán quản trị. Tài khoản kế toán và sổ sách kế tốn có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Thực chất sổ kế toán là phương tiện thể hiện tài khoản kế toán. Do vậy
khi tổ chức tài khoản kế toán cần xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị gắn với điều kiện
thực tiễn kinh doanh để mở các tài khoản, hệ thống sổ cho phù hợp. Ví dụ: Doanh nghiệp kinh
doanh đa mặt hàng ở nhiều thị trường khác nhau trong điều kiện phân cấp cơ chế quản lý tài
chính theo các cửa hàng thì tài khoản doanh thu thường được mở đồng thời theo 3 tiêu thức
trên: Doanh thu theo mặt hàng, doanh thu theo của hàng tiêu thụ, doanh thu theo chi nhánh.
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo kế tốn quản trị chính là sản phẩm
cuối cùng của các chun gia kế tốn trong q trình thu thập và xử lý các thông tin cung cấp
cho nhà quản lý. Báo cáo quản trị cũng đa dạng và phong phú, xuất phát từ nhu cầu, sự am
hiểu thông tin của các nhà quản trị để từ đó xây dựng chỉ tiêu, thiết kế mẫu biểu cho phù hợp
với từng cấp quản trị nhằm đảm bảo phân tích, đánh giá đưa ra quyết định hiệu quả cao trong
các tình huống hoạt động kinh doanh hàng ngày.

1.4.4. Mơ hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Trong thực tiễn các doanh nghiệp thường tổ chức kế toán quản trị theo một trong hai
mơ hình sau:
* Tổ chức kế tốn quản trị và kế tốn tài chính theo mơ hình kết hợp
Theo mơ hình này các chun gia kế tốn đồng thời đảm nhiệm hai nhiệm vụ: Thu
nhận và xử lý thông tin kế tốn tài chính và kế tốn quản trị. Mơ hình này thường được vận
dụng ở các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với
tần suất ít. Mơ hình này có ưu điểm là kết hợp chặt chẽ thơng tin kế tốn tài chính và kế tốn
quản trị, tiết kiệm được chi phí, thu nhận thơng tin nhanh. Song có hạn chế là chưa chun
mơn hóa hai loại kế tốn theo cơng nghệ hiện đại. Các cơng việc của kế toán được thực hiện
cho mỗi phần hành kế toán thường cụ thể hóa như sau:
– Căn cứ vào chứng từ ban đầu để ghi vào các sổ kế toán tài chính và kế tốn quản trị.
– Cuối kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà quản trị kế toán tiến hành lập các báo cáo kế toán
gồm báo cáo kế tốn tài chính và báo cáo kế tốn quản trị.
– Phân tích, đánh giá kết quả thu được so với các dự toán, định mức đã xây dựng.
– Xử lý thông tin, cung cấp kịp thời để phục vụ ra quyết định cho mọi đối tượng.
* Tổ chức kế toán quản trị và kế tốn tài chính theo mơ hình tách biệt
Theo mơ hình này các chun gia kế tốn quản trị độc lập với chun gia kế tốn tài
chính. Mơ hình này thường được vận dụng ở các doanh nghiệp có quy mơ lớn, số lượng các

19

nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tần suất nhiều, kinh doanh đa ngành, đa nghề. Mơ hình này có
ưu điểm là tách biệt thơng tin kế tốn tài chính độc lập với thơng tin kế tốn quản trị theo
hướng cả hai đều có thể cụ thể hóa. Song có hạn chế là chưa khái quát được thông tin của hai
phân hệ với nhau. Các cơng việc có thể của kế toán quản trị được thể hiện như sau:
– Lập dự tốn định mức chi phí, ngân sách cho từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
– Căn cứ vào các chứng từ ban đầu để ghi vào các sổ kế toán theo yêu cầu của nhà
quản trị

– Lập báo cáo quản trị theo yêu cầu của nhà quản lý và thực tế của doanh nghiệp.
– Thu nhận thơng tin thích hợp để phục vụ cho việc ra quyết đinh kinh doanh

Tài liệu tham khảo
1. GS.TS Bùi Xuân Phong; Th.S Vũ Quang Kết. Kế toán quản trị (bài giảng dùng cho
ngành QTKD), Học viện công nghệ BCVT, 2017
2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang. Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân,2010
3. PGS.TS Đồn Xn Tiên. Kế tốn quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2009

Câu hỏi lý thuyết
1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị?
2. Vai trị của kế tốn quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản trị ?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị ?
4. Yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp?
5. Phân biệt kế tốn tài chính và kế toán quản trị ?
6. Đặc điểm của các phương pháp sử dụng trong kế toán quản trị ?
7. Yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế tốn quản trị
8. Các mơ hình tổ chức kế tốn quản trị trong doanh nghiệp ?

Câu hỏi trắc nghiệm
1. Phát biểu nào dưới đây là đúng
a. Thơng tin kế tốn trong hệ thống KTQT cung cấp không bao gồm các khoản chi phí
phát sinh ở bộ phận điều hành
b. Kỳ báo cáo của KTQT thường là 1 năm
c. Các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn khi thiết kế hệ thống KTQT của họ
d. Các chức năng của KTQT là kiểm sốt điều hành, tính giá thành sản phẩm, kiểm sốt
quản lý và báo cáo cho bên ngoài
2. Chuẩn mực nào sau này không yêu cầu trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
của kế tốn viên quản trị cơng bố

20

a. Năng lực
b. Bảo mật
c. Chính trực
d. Tính độc lập
3. Thông tin KTQT
a. Được cung cấp cho đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là
nội bộ doanh nghiệp
b. Được cung cấp cho đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
c. Được cung cấp cho các NQT ở các cấp độ quản lý trong doanh nghiệp
d. Là thơng tin có tính chính xác cao
4. Nhân viên KTQT cần phải am hiểu về
a. Kế toán tài chính
b. Các chức năng của NQT
c. Các kỹ thuật xử lý thông tin KTQT
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
5. Theo mơ hình “Các cấp độ quản lý” gồm có NQT cấp cơ sở, cấp trung gian và
cấp cao, nhân viên KTQT sẽ được xếp vào
a. Cấp cơ sở
b. Cấp cao
c. Cấp trung gian
d. Cả 3 đáp án trên đều sai
6. Nội dung trên các báo cáo của KTQT
a. Do Bộ Tài chính quy định
b. Cung cấp thơng tin về tình hình tài chính của tổ chức cho cổ đông
c. Được thiết kế nhằm cung cấp thông tin của các NQT các cấp trong tổ chức
d. Có tính khách quan vì chỉ phản ánh lại những sự kiện đã xảy ra trong kỳ báo cáo

7. Mục tiêu của KTQT là
a. Cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và tình hình sử dụng vốn
của doanh nghiệp
b. Xử lý các dữ liệu kế toán để cung cấp thông tin phục vụ cho các chức năng hoạch
định; tổ chức, điều hành; kiểm soát và ra quyết địnhcủa NQT
c. Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp
d. Cả 3 đáp án đều sai

21

8. Thơng tin do KTQT cung cấp có đặc điểm là
a. Chính xác, linh hoạt, có tính bắt buộc, hướng về tương lai
b. Linh hoạt, khơng có tính bắt buộc, hướng về tương lai
c. Chính xác, tuân thủ những nguyên tắc nhất định, có tính bắt buộc, hướng về q khứ
d. Cả 3 đáp án trên đều sai
9. Điểm giống nhau giữa KTQT với KTTC
a. Đối tượng cung cấp thông tin
b. Thông tin phản ánh quá khứ
c. Thông tin phải chính xác
d. Có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp
10. Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế tốn viên quản trị cơng bố, để đảm
bảo tính chính trực thì những người hành nghề KTQT phải có trách nhiệm
a. Khơng tham gia hoặc hỗ trợ bất cứ hoạt động nào có thể làm tổn hại đến uy tín nghề
nghiệp
b. Cung cấp thơng tin hợp lý và khách quan
c. Hành động phù hợp với các quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp có liên quan
d. Không được sử dụng thông tin bảo mật để tạo lợi ích cho bên thứ ba

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
1/ c

2/ d

3/ c

4/ d

5/d

6/c

7/ b

8/ b

9/ d

10/a

22

CHƯƠNG 2: KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
2.1. Khái quát về chi phí
2.1.1. Bản chất kinh tế của chi phí
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết phải có các yếu tố

đầu vào phục vụ quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, tài sản cố định như nhà
xưởng, máy móc thiết bị…, cơng cụ dụng cụ và lao động. Quá trình sản xuất sản phẩm, cung
cấp dịch vụ sẽ phải tiêu hao các nhân tố này cùng với các hao phí khác như dịch vụ mua ngồi
về vận chuyển, thuê gia công chế biến, chi trả về tiêu dùng nước, dịch vụ bưu chính viễn
thơng, điện năng tiêu hao v.v…… Các hao phí này cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Có thể hiểu một các khái quát chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ
hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các hao phí cần thiết khác phát sinh trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Về bản chất chi phí là những hao phí về tài nguyên, vật chất và lao động và phải phát
sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí được tài trợ từ nguồn vốn kinh
doanh của doanh nghiệp và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất có đặc điểm sau:
– Chi phí sản xuất mang tính khách quan và vận động liên tục khơng ngừng
– Chi phí sản xuất mang tính chất đa dạng và phong phú
– Tiết kiệm chi phí là qui luật khách quan của mọi doanh nghiệp.
Trong công tác quản trị doanh nghiệp, công tác kế tốn, chi phí sản xuất được đo lường
theo nhiều phạm vi khác nhau như: chi phí định mức, chi phí ước tính, chi phí thực tế….

2.1.2. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế tốn tài chính
Trên quan điểm của kế tốn tài chính, chi phí được nhìn nhận là những khoản hao phí
thực tế phát sinh gắn liều với hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra một loại sản phẩm, dịch
vụ nhất định. Chi phí được định lượng bằng lượng tiền chi ra, mức giảm sút về tài sản cụ thể,
một khoản nợ… Những phí tổn này làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp làm giảm lợi
ích của chủ doanh nghiệp. Như vậy chi phí trong kế tốn tài chính được đặt trong mối quan
hệ với tài sản, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chi phí được minh chứng bằng chứng từ
hợp lý hợp lệ phản ánh các hao phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Khái niệm chi phí theo quan điểm của kế tốn tài chính được thể hiện trong chuẩn mực
kế toán Việt Nam- chuẩn mức VAS01- Chuẩn mực chung. Theo chuẩn mực này: ”Chi phí là
tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn dưới hình thức các khoản tiền

chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở
hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.

2.1.3. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế tốn quản trị

23

Mục đích của kế tốn quản trị là cung cấp thơng tin thích hợp, kịp thời và hữu ích giúp
nhà quản trị ra quyết định sản xuất kinh doanh. Chi phí trong kế tốn quản trị khơng chỉ được
nhận thức như trong kế tốn tài chính mà cịn được nhận thức theo phương pháp nhận diện
thông tin ra quyết định. Do vậy chi phí khơng chỉ là những hao phí thực tế đã phát sinh mà
cịn là những hao phí ước tính, hao phí theo kế hoạch dự tốn để thực hiện một hoạt động sản
xuất kinh doanh nhất định, những phí tổn mất đi do lựa chọn một phương án kinh doanh, hi
sinh cơ hội kinh doanh. Như vậy, kế tốn quản trị nhìn nhận chi phí trong sự lựa chọn, so sánh
theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ.

2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
2.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu (theo yếu tố)
Theo cách phân loại này chi phí của doanh nghiệp bao gồm:
a. Chi phí nguyên vật liệu
Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí thu
mua ngun vật liệu sử dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật
liệu bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, phụ tùng
thay thế, chi phí nguyên vật liệu khác…
Nhận thức yếu tố chi phí nguyên vật giúp cho nhà quả trị xác định được tổng vốn
nguyên vật liệu, vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Từ đó nhà quản
trị sẽ lập kế hoạch về tổng mức luân chuyển, tổng mức dự trữ nguyên vật liệu trong kỳ nhằm
chủ động trong công tác cung ứng vật tư.
b. Chi phí nhân cơng

Chi phí nhân cơng bao gồm các khoản tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động
và các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tế, kinh phí cơng đồn, trợ cấp
thất nghiệp mà doanh nghiệp phải chi trả. Nhận thức yếu tố chi phí nhân cơng giúp nhà quản
trị xác định tổng quỹ lương của doanh nghiệp, đồng thời giúp nhà quản trị hoạch định mức
tiền lương bình quân cho người lao động, là tiền đề để hoạch định chính sách tiền lương.
c. Chi phí cơng cụ dụng cụ
Chi phí cơng cụ, dụng cụ bao gồm giá mua, chi phí thu mua… của công cụ, dụng cụ
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố chi phí cơng cụ, dụng cụ là căn cứ để nhà
quản trị hoạch định mức luân chuyển tồn kho, định mức dự trữ, nhu cầu mua cơng cụ, dụng
cụ hợp lý.
d. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm khấu hao của tất cả các tài sản cố định phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng mức khấu hoa giúp nhà quản trị
nhận biết được mức chuyển dịch hao mòn tài sản cố định, giúp nhà quản trị lập kế hoạch đầu
tư đổi mới tài sản cố định đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
e. Chi phí dịch vụ mua ngồi

24

1.4.1. Sự cần thiết, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kế toán quản trị trongdoanh nghiệp ………………………………………………………………………………….. 171.4.2. Tổ chức kế tốn quản trị doanh nghiệp theo chức năng thơng tin kếtoán ………………………………………………………………………………………………. 181.4.3 . Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp theo chu trình thơng tin kế tốn…………………………………………………………………………………………………….. 181.4.4. Mơ hình tổ chức kế tốn quản trị trong doanh nghiệp …………………… 19CHƯƠNG 2: KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨM ………………………………………………………………………………………………. 232.1. Khái quát về chi phí ……………………………………………………………………………..232.1.1. Bản chất kinh tế của chi phí ……………………………………………………… 232.1.2. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế tốn tài chính ……………………… 232.1.3. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế tốn quản trị ……………………….. 232.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh …………………………………………………..242.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu (theo yếu tố) ……….. 242.2.2. Phân loại theo công dụng kinh tế (theo khoản mục) ……………………… 252.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh …. 262.2.4. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (theo mối quan hệ vớimức độ hoạt động) …………………………………………………………………………… 282.2.5. Các cách phân loại khác ………………………………………………………….. 342.3. Các hình thức biểu hiện chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh …………..362.3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí ……………….. 363.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo mơ hình Lãi trên biến phí (Số dư đảmphí) ……………………………………………………………………………………………….. 372.4- Nội dung cơ bản của kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm ……………………………………………………………………………………………………382.4.1- Đối tượng kế tốn chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tínhgiá thành ……………………………………………………………………………………….. 382.4.2- Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm …………….. 392.4.3- Phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ …………………….. 402.4.4- Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ……………………………… 432.4.5- Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …………………… 432.5 -Phương pháp xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ……………..432.5.1- Phương pháp xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo côngviệc …………………………………………………………………………………………………………….432.5.2- Phương pháp xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theoquá trình sản xuất ……………………………………………………………………………. 53CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢINHUẬN …………………………………………………………………………………………….. 613.1 Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng – lợi nhuận …..613.2. Một số khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí –sản lượng – lợi nhuận ………………………………………………………………………………..623.2.1. Lãi trên biến phí (số dư đảm phí hay phần đóng góp) …………………….. 623.2.2. Tỷ suất lãi trên biến phí …………………………………………………………… 643.2.3. Điểm hịa vốn ………………………………………………………………………… 643.2.4. Kết cấu chi phí ………………………………………………………………………. 663.2.5. Đòn bẩy kinh doanh ………………………………………………………………… 663.3. Ứng dụng của phân tích mối quan hệ của phân tích mối quan hệ chiphí- sản lượng – lợi nhuận trong phân tích hoạt động kinh doanh …………..683.3.1. Ứng dụng điểm hoàn vốn …………………………………………………………. 683.3.2. Ứng dụng phân tích mối quan hệ Chi phí- khối lượng – Lợi nhuận …. 713.3.3. Điều kiện áp dụng cho phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng– lợi nhuận …………………………………………………………………………………….. 763.3.4. Một số hạn chế trong phân tích mối qun hệ chi phí- sản lượng – lợinhuận ……………………………………………………………………………………………. 76CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM …………………………………………. 824.1.Lý thuyết cơ bản và ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp…………………………………………………………………………………………………………………..824.1.1. Lý thuyết cơ bản của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp củanền kinh tế thị trường ………………………………………………………………………. 824.1.2. Ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp …….. 854.2. Vai trò của định giá bán sản phẩm và Các nhân tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh, định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp ………………………………………..854.2.1. Vai trò của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp …………………. 854.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm trongdoanh nghiệp ………………………………………………………………………………….. 864.3. Nội dung định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp ……………………………884.3.1. Định giá bán sản phẩm trong dài hạn …………………………………………………884.3.2 Định giá bán sản phẩm trong ngắn hạn ……………………………………… 1004.3.3 Định giá theo giá cạnh tranh hiện hành ……………………………………… 110CHƯƠNG 5: THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾTĐỊNH ………………………………………………………………………………………………. 1165.1. Quyết định ngắn hạn ………………………………………………………………………….1165.1.1- Khái niệm quyết định ngắn hạn ………………………………………………. 1165.1.2. Ý nghĩa của các quyết định ngắn hạn ……………………………………….. 1175.1.3 Đặc điểm của các quyết định ngắn hạn ……………………………………… 1175.1.4 . Tiêu chuẩn lựa chọn các quyết định ngắn hạn …………………………… 1185.1.5 Các bước ra quyết định ngắn hạn ……………………………………………… 1195.1.6 Ứng dụng phân tích thơng tin thích hợp trong việc ra quyết định …… 1205.2 Quyết định dài hạn………………………………………………………………………………1315.2.1 Khái niệm quyết định dài hạn ………………………………………………….. 1315.2.2 Vai trò của quyết định dài hạn trong quản lý daonh nghiệp …………… 1315.2.3 Đặc điểm các quyết định dài hạn ……………………………………………… 1325.2.4 Phân loại quyết định dài hạn ……………………………………………………. 1345.2.5 Phương pháp ra quyết định dài hạn …………………………………………… 135TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 150DANH MỤC BẢNGBảng 1.1. So sánh kế toán quản trị và kế tốn tài chính ………………………………………………….. 16Bảng 2.2. Phiếu chi phí cơng việc ……………………………………………………………………………….. 45DANH MỤC HÌNHHình 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và q trình kế tốn quản trị ………………. 11Hình 2.1.Các chi phí xét theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định trong kỳ ……. 28Hình 2.2. Chi phí biến đổi…………………………………………………………………….29Hình 2.3. Chi phí biến đổi cấp bậc……………………………………………………………30Hình 2.4. Chi phí cố định……………………………………………………………………..31Hình 2.5. Đồ thị biểu diễn chi phí hỗ hợp…………………………………………………….32Hình 2.4. Dịng chi phí trong hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất……………… 54Hình 2.5. Tập hợp chi phí trong hệ thống tính giá thành theo q trình sản xuất…………… 56Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí………………………………….. 84Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn xác định giá tối ưu………………………………………………..84Hình 5.1. Vùng sản xuất trong điều kiện giới hạn nhiều nguồn lực…………………………130LỜI NĨI ĐẦUTrong những năm gần đây, kế tốn Việt Nam đã có những bước chuyển biến, hội nhậpmạnh mẽ với kế toán thế giới. Sự chuyển biến, hội nhập đó đã đem đến những thay đổi sâusắc về hệ thống kế toán doanh nghiệp. Hệ thống kế toán doanh nghiệp khơng cịn duy nhấtmột bộ phận kế tốn tài chính mà bao gồm cả bộ phận kế tốn tài chính và bộ phận kế tốnquản trị. Kế tốn quản trị đã được nghiên cứu, giảng dạy ở Việt Nam trong những năm gầnđây.Kế tốn quản trị là một mơn học tự chọn trong chương trình đào tạo ngành MarketingHọc Viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy vàhọc tập của giáo viên và sinh viên, chúng tôi tổ chức biên soạn bài giảng “Kế toán quản trị”phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập. Với kinh nghiệm giảngdạy được tích luỹ qua nhiều năm, cộng với sự nỗ lực nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khácnhau, bài giảng có nhiều thay đổi và bổ sung để đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Bàigiảng “Kế tốn quản trị” là tài liệu chính thức sử dụng giảng dạy và học tập cho sinh viên hệđào tạo đại học ngành marketing tại Học viện Cơng nghệ bưu chính viễn thơng; đồng thờicũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung bài giảng gồm5 chương đề cập đến toàn bộ những kiến thức cơ bản về kế tốn quản trị.Biên soạn bài giảng là một cơng việc hết sức khó khăn, địi hỏi sự nỗ lực cao. Tác giảđã giành nhiều thời gian và công sức với cố gắng cao nhất để hoàn thành. Tuy nhiên, vớinhiều lý do nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự quan tâm, đóng góp, xâydựng của hội đồng nghiệm thu và các đồng nghiệp, anh chị em sinh viên và bạn đọc tiếp tụcbổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng.Xin trân trọng cám ơn!Hà Nội, tháng 12 năm 2019.Tác giảCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp1.1.1. Khái niệm kế toán quản trịSự phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển,các phương pháp kế tốn cũng thay đổi và ngày càng hồn thiện . Sự phát triển của kế toánchủ yếu là để phục vụ nhu cầu của con người và mục tiêu cuối cùng của kế tốn là cung cấpthơng tin phục vụ cho hoạt động ra các quyết định. Các hoạt động của kế tốn nhằm hướng tớiviệc cung cấp thơng tin đáp ứng nhu cầu quản lý.Chức năng của kế toán nói chung là cung cấp thơng tin về hoạt động kinh tế tài chínhcủa một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thơng tin, với 3 mục đích cơ bản:(i) Cung cấp các báo cáo kế toán theo các quy định phục vụ cho các đối tượng bênngoài và bên trong đơn vị.(ii) Hoạch định các chính sách dài hạn và ngắn hạn của đơn vị phục vụ các đối tượngbên trong tổ chức.(iii) Kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị phục vụ các đối tượng bên trong tổchức.Đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn rất đa dạng và nhu cầu thông tin mà kế toán phảicung cấp cũng rất khác nhau phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng thơng tin. Trong cácdoanh nghiệp, thơng tin kế tốn khơng những cần thiết cho người ra quyết định quản lý ở bêntrong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng ở bên ngồi doanh nghiệp. Do cóphạm vi cung cấp, phục vụ thơng tin khác nhau nên đã thúc đẩy kế tốn phát triển và cho rađời các loại kế toán cụ thể khác nhau, đó là kế tốn tài chính và kế toán quản trị.Sự chia tách kế toán thành kế tốn tài chính và kế tốn quản trị là để thực hiện cácmục đích cụ thể của các đối tượng sử dụng thông tin, đáp ứng yêu cầu cụ thể hơn, tốt hơn vớicác đối tượng đó. Kế tốn tài chính thực hiện mục đích thứ nhất là cung cấp thơng tin cho đốitượng bên ngồi là chủ yếu và đối tượng bên trong, cịn mục đích thứ 2 và 3 thì do kế tốnquản trị thực hiện, đáp ứng nhu cầu thông tin cho đối tượng bên trong đơn vịVề kế tốn quản trị, có nhiều nhà nghiên cứu, chun mơn đã có khái niệm Kế tốn quản trị,chẳng hạn như:GS. Robert Skaplan, Đại học kinh doanh Havard (HBS), trường phái kế toán quản trịcủa Mỹ, “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chứcmà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm sốt các hoạt động của tổ chức”. Với quanđiểm này, kế toán quản trị là công cụ gắn liền với hoạt động quản trị của các tổ chức. Nó cóvai trị quan trọng cho các tổ chức xây dựng các dự toán, hoạch định các chính sách và kiểmsốt mọi hoạt động của tổ chức.GS H. BOUQUIN Đại học Paris – Dauphin, trường phái kế toán quản trị của Pháp, “Kế toán quản trị là một hệ thống thông tin định lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa raquyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao”. Với quan điểm này, kế toán quảntrị là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, dựa vào thơng tin đó các nhà quản trịđưa ra quyết định điều hành các hoạt động nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.Hiệp hội kế toán viên hợp chủng quốc Hoa Kỳ “Kế toán quản trị là quy trình địnhdạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, truyền đạt các thơng tin tài chính và phi tài chính cho cácnhà quản trị để điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn”.Với quan điểm này, nhấn mạnh vai trò của kế tốn quản trị là cơng cụ khơng thể thiếu đượccủa các nhà quản trị khi đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn, tài sản.Luật kế toán Việt Nam “Kế toán quản trị là việc thu thập xử lý phân tích và cung cấpthơng tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộđơn vị kế tốn”. Với quan điểm này, ngồi việc nhấn mạnh vai trị của kế tốn quản trị làthơng tin hữu ích phục vụ các cấp quản lý khi đưa ra các quyết định cịn cho biết quy trìnhnhận diện thơng tin kế tốn quản trị trong các tổ chức hoạt độngQuan điểm của các nhà quản trị “Kế toán quản trị là một công cụ cung cấp thông tinvề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích các thơng tin đó để giúp các nhà quảntrị đưa ra các quyết định tối ưu”.Tuy có sự khác nhau về hình thức, song các khái niệm trên đều có những điểm chungvề kế tốn quản trị, đó là:- Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của các tổ chứchoạt động.- Kế tốn quản trị là cơng cụ khơng thể thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanhtheo cơ chế thị trường vì nó là cơ sở khoa học để đưa ra mọi quyết định kinh doanh.- Thơng tin kế tốn quản trị trong các tổ chức hoạt động giúp cho nhà quản trị thựchiện chức năng quản trị doanh nghiệp. Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá vàra quyết định.Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm chung về kế toán quản trị: Kế toánquản trị là là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin địch lường kết hợp với định tínhvề hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thơng tin đó giúp cho các nhà quản trị trong quá trìnhra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tìnhhình thực hiện các hoạt động của đơn vị.1.1.2. Bản chất của kế tốn quản trị1.1.2.1 Bản chất thơng tin kế tốn- Thơng tin kế tốn là một bộ phận cấu thành cơ bản trong hệ thống các công cụ quảnlý kinh tế vi mơ. Nó có vai trị tích cực trong việc điều hành và kiểm sốt các hoạt động kinhtế của các đơn vị, có ý nghĩa cho mọi đối tượng tùy theo các lợi ích khác nhau.- Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán càng giữ một vị thế quan trọng.+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, kế toán là một nguồn thông tin quan trọngđể đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.+ Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, kế tốn là cơng cụ theo dõi tình hình sửdụng và cấp phát nguồn kinh phí của ngân sách nhằm góp phần tiết kiệm và nâng cao hiệuquả sử dụng kinh phí.1.1.2.2 Bản chất của kế tốn quản trị- Là một bộ phận cấu thành của kế tốn nói chung trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt làcác doanh nghiệp kinh doanh.- Thơng tin kế tốn quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưara các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh.- Thơng tin kế tốn quản trị thường cụ thể và mang tính chất định lượng nhiều vì gắnvới các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.- Thông tin kế tốn quản trị được cụ thể hóa thành các chức năng cơ bản của các nhàquản trị (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân tích, đánh giá và ra quyết định).1.1.3. Thơng tin kế tốn quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản lý1.1.3.1 Chức năng lập kế hoạchKế hoạch là bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai hoặc tổng thể các chỉtiêu kinh tế được xây dựng và đưa ra các biện pháp để đạt được các mục tiêu kỳ vọng. Lập kếhoạch là xác định các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước phải thực hiện để đạt những mụctiêu đó.Các kế hoạch thường được lập dưới dạng dự toán ngân sách, nhằm liên kết các mụctiêu và chỉ rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đề ra. Để chức năng lậpkế hoạch và dự toán được thực hiện tốt, các kế hoạch và các dự toán lập ra đảm bảo tính khoahọc, hiệu quả địi hỏi chúng phải được dưa trên những thơng tin đầy đủ, thích hợp và có cơ sở.Do vậy thơng tin kế tốn quản trị cần phải cung cấp cho các nhà quản trị để xây dựng kếhoạch các mục tiêu đề ra nhằm đạt được kết quả cao nhất trong các hoạt động.1.1.3.2 Chức năng tổ chức và điều hànhNhà quản trị phải tìm cách liên kết tốt nhất giữa con người với các nguồn lực củadoanh nghiệp nhằm thực hiện các kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.Trong quá trình thực hiện chức năng này, nhà quản trị phải giám sát hoạt động hàngngày và giữ cho mọi hoạt động của tổ chức được tiến hành ổn định. Mọi nhân viên đều đượcgiao nhiệm vụ, mọi cơng việc đều có người thực hiện, mọi vấn đề đều phải được giải quyếtkịp thời.Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị cần một lượng lớn thơng tin kế tốn quảntrị, đặc biệt là những thơng tin phát sinh hàng ngày về tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thờiđiều chỉnh.1.1.3.3 Chức năng kiểm tra và đánh giáNhà quản trị sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch, đòihỏi phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phương pháp thường được dùng là sosánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, dự toán hoặc mục tiêu đã đề ra.Để thực hiện được chức năng này, nhà quản trị cần được các kế toán viên quản trịcung cấp các báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu, giúp nhà quản trị nhận diện nhữngvấn đề tồn tại và cần có tác động của chủ thể quản lý, đồng thời giải quyết các vấn đề phátsinh trong khâu thực hiện.1.1.3.4 Ra quyết địnhChức năng ra quyết định là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trịdoanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch; tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá.Các quyết định của nhà quản trị có thể là:+ Quyết định đầu từ dài hạn+ Quyết định ngắn hạn cho một khoảng thời gian trước mắt+ Quyết định mang tính chất tác nghiệp, điều hành hoạt động hàng ngày của doanhnghiệp.Tất cả các quyết định đều phải dựa và nền tảng thông tin. Chất lượng của các quyếtđịnh trong quản lý phụ thuộc vào chất lượng của thơng tin kế tốn và các thông tin khác đượctiếp nhận. Sự biến động của môi trường kinh doanh, sự phát triển của qui mô sản xuất kinhdoanh, hình thức quản lý của các tổ chức đã đặt ra nhu cầu thông tin mới mà kế toán cần thiếtphải thiết lập một phương thức xử lý và cung cấp thơng tin thích hợp.Từ những vấn đề đã phân tích ở trên chúng ta có thể nhận thấy q trình kế tốn quảntrị có mối liên hệ mật thiết với các chức năng quản lý.Đối với mỗi doanh nghiệp, sau khi đã xác định được mục tiêu chung, các mục tiêu nàyđược chính thực hóa thành các mục tiêu kinh tế cụ thể. Các chỉ tiêu này trở thành căn cứ đểlập kế hoạch chính thức. Trên cơ sở đó, kế tốn soạn thảo và triển khai các dự toán chung vàdự toán chi tiết để làm căn cứ tổ chức thực hiện., theo dõi, kiểm tra và đánh giá q trình thựchiện kế hoạch. Sau đó kế toán thu thập kết quả thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhằmcung cấp thông tin cho nhà quản trị để đánh giá, kịp thời phát hiện và khắc phục các điểm yếukém.Mối quan hệ giữa các chức năng của quản lý và q trình kế tốn quản trị được thểhiện trên hình 1.110Các chức năng quản lýQ trình kế tốn quản trịXác định mục tiêuChính thức hóa mục tiêuthành các chỉ tiêuLập Kế HoạchLập dự toán chung và dựtoán chi tiếtTổ chức thực hiện(Điều hành)Thu thập kết quả thực hiệnKiểm tra đánh giáhoạt độngSoạn thảo báo cáo thựchiệnHình 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và quá trình kế toán quản trị1.2 Đối tượng và phương pháp kế toán quản trị1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trịKế toán quản trị là một bộ phận kế toán trong các tổ chức hoạt động. Do vậy nó có đốitượng nghiên cứu chung của kế toán là tài sản, nguồn vốn gắn với các quan hệ tài chính của tổchức hoạt động. Bên cạnh đó kế tốn quản trị còn nghiên cứu những đối tượng đặc thù và cụthể hóa nhằm cung cấp thơng tin nhanh, chính xác cho các cấp quản trị đạt được mục tiêu làtối đa hóa lợi nhuận1.2.2 Phương pháp của kế tốn quản trị1.2.2.1 Đặc điểm vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán quản trịLà một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị tất nhiên cũng áp dụng cácphương pháp của kế tốn nói chung là phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoảnkế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối. Tuy nhiên, việc vận dụngcác phương pháp này có đặc điểm khác nhất định so với kế toán tài chính.* Phương pháp chứng từ kế tốnNgồi việc sử dụng những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vàthực sự đã hồn thành trên các chứng từ bắt buộc, mang tính pháp lý cao, kế tốn cịn sử dụngrộng rãi hệ thống chứng từ hướng dẫn phản ánh các nghiệp vụ kinh tế “nội sinh” trong nội bộdoanh nghiệp. Các chứng từ này do doanh nghiệp quy định trên cơ sở hướng dẫn của Nhà11nước hoặc doanh nghiệp tự lập ra theo các yêu cầu quản lý cụ thể ở doanh nghiệp. Việc thuthập, kiểm tra, xử lý và luân chuyển chứng từ cũng được xác lập theo cách riêng, nhằm đảmbảo cung cấp các thơng tin cụ thể, nhanh chóng và thích hợp cho việc ra các quyết định quảnlý.Ngồi ra, các thơng tin kế tốn quản trị cịn dựa vào các thơng tin khác, không đượcthể hiện trong các chứng từ bắt buộc cũng như chứng từ hướng dẫn. Điều này đã tạo nên sựkhác biệt giữa thơng tin của kế tốn quản trị với thơng tin của kế tốn tài chính như đã đề cậpở phần trên.* Phương pháp tài khoản kế tốnĐể có số liệu một cách chi tiết, tỷ mỉ phục vụ quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trịphải sử dụng những tài khoản chi tiết đáp ứng yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu cụ thể. Trongthực tế kế toán quản trị mở thêm các khoản cấp 2 mà Nhà nước không quy định, các tài khoảncấp 3, cấp 4… và chi tiết các tài khoản theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từng loại sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ… các doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán Nhà nướcban hành cho kế tốn tài chính để mở các tài khoản chi tiết và tổ chức mã hoá hệ thống tàikhoản phục vụ cho kế tốn quản trị.Ngồi ra, ở một số nước trên thế giới, mơ hình kế tốn quản trị được thiết lập có tínhđộc lập tương đối với kế tốn tài chính. Trong những trường hợp này, kế tốn quản trị còn sửdụng cả các tài khoản tổng hợp (cấp 1) để cung cấp thông tin cho nhu cầu quản trị doanhnghiệp. Chẳng hạn các tài khoản loại 9 – Tài khoản phản chiếu trong hệ thống tài khoản kếtốn của Cộng hồ Pháp (1982) được dành riêng cho kế toán quản trị. ở Tiệp Khắc (cũ), hệthống tài khoản 1989 cũng dành riêng 1 số loại tài khoản cho kế toán quản trị (gọi là kế toánnội bộ doanh nghiệp).* Phương pháp tính giáTrong kế tốn tài chính, phương pháp tính giá được vận dụng theo các nguyên tắc,chuẩn mực quy định thống nhất của mỗi quốc gia để trình bày các thơng tin trên báo cáo tàichính một cách thống nhất.Đối với kế toán quản trị, việc tính giá các loại tài sản mang tính linh hoạt cao hơn vàgắn với mục đích sử dụng các thơng tin về giá theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Các dữliệu để tính giá khơng chỉ căn cứ vào các chi phí thực tế đã phát sinh mà cịn dựa vào sự phânloại các chi phí thích hợp cho từng quyết định cá biệt, đặc biệt là các quyết định mang tínhngắn hạn. Như vậy, phạm vi, nội dung của chi phí trong giá phí của kế tốn quản trị khơnggiống, thậm chí có nhiều khác biệt so với kế tốn tài chính.* Phương pháp tổng hợp cân đối.Các báo cáo kế tốn – hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối trong kếtoán quản trị là các bảng cân đối bộ phận (cho từng bộ phận, trung tâm chi phí, loại tài sản…).Các báo cáo này cịn được gọi là Báo cáo kế tốn nội bộ, được lập theo kỳ hạn ngắn hơn cácbáo cáo tài chính. Ngồi các chỉ tiêu về tiền tệ, các bảng cân đối bộ phận còn sử dụng rộng rãicác thước đo về hiện vật và thời gian lao động. Đồng thời, ngoài các tổng hợp cân đối về cácchỉ tiêu quá khứ, chỉ tiêu đã thực hiện, kế toán cịn thiết lập các cân đối trong dự tốn, trong12kế hoạch giữa nhu cầu tài chính và nguồn tại trợ, giữa yêu cầu sản xuất – kinh doanh và cácnguồn lực được huy động…Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin kế tốn nói chungtrong các doanh nghiệp, do vậy ngồi các phương pháp chung của kế tốn đã trình bày ở trên,kế tốn quản trị cịn sử dụng một số phương pháp đặc thù để để xử lý và cung cấp thông tinphục vụ công tác quản trị trong nội bộ đơn vị.1.2.2.2 Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng trong kế tốn quản trị.Như phần trên đã nói, thơng tin kế tốn quản trị chủ yếu nhằm phục vụ quá trình raquyết định của các nhà quản trị. Thơng tin này thường khơng có sẵn, do đó kế toán quản trịphải vận dụng một số phương pháp nghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầucủa các nhà quản trị. Các phương pháp thường được vận dụng là:* Thiết kế thông tin thành dạng so sánh đượcThông tin sẽ vô dụng nếu thiếu các tiêu chuẩn để so sánh với nó. Từ các số liệu thuthập được, kế tốn quản trị sẽ phân tích và thiết kế chúng thành dạng có thể so sánh được.Chẳng hạn, kế toán quản trị phải cung cấp các thơng tin thực hiện để có thể so sánh với kếhoạch, định mức hoặc dự tốn chi phí, các giá phí, giá thành, mức lợi nhuận của các phươngán đang lựa chọn… Quá trình quyết định của nhà quản trị phải dựa trên sự phân tích, so sánhnày để đánh giá và ra các quyết định.Khi thiết kế cần lưu ý:+ Các thông tin cần sắp xếp thành các khoản mục phù hợp với tiêu chuẩn đánh giáthông tin trong mỗi tình huống quyết định+ Các khoản mục phải có quan hệ chặt chẽ, logic với nhau+ Các số liệu thực tế, dự toán, định mức hoặc các mục tiêu định trước phải so sánh đượcvới nhau+ Hình thức đa dạng, linh hoạt tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin đối với mỗiloại quyết định* Phân loại chi phíNghiên cứu, phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm tạo lập các thơngtin thích hợp cho việc ra các quyết định là một đặc thù của kế tốn quản trị. Ngồi cách phânloại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí và phân loại chi phí theo cơng dụngcủa chi phí của kế tốn tài chính, kế tốn cịn sử dụng nhiều cách phân loại chi phí khác như:- Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động: phân biệtchi phí bất biến, chi phí khả biến, chi phí hỗn hợp.- Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định: phân biệt chi phí kiểm sốt được vàchi phí khơng kiểm sốt được.- Phân loại chi phí khác cho việc ra quyết định: chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phíchênh lệch…13Các cách phân loại chi phí này sẽ được đề cập cụ thể ở chương 3. Các cách phân loạichi phí nói trên giúp kế tốn quản trị thu thập được các thơng tin chi phí thích hợp cho từngloại quyết định; là căn cứ để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận – mộttrong những nội dung quan trọng khi xem xét các quyết định kinh doanh.* Trình bày mối quan hệ giữa các thơng tin kế tốn theo dạng phương trình.Dạng phương trình rất tiện dụng cho việc tính và dự đốn một số quá trình chưa xảy racăn cứ vào các dữ kiện đã có và mối quan hệ ràng buộc giữa các biến số trong phương trình.Phương pháp trình bày thơng tin theo dạng phương trình là căn cứ để tính tốn lập kế hoạchvà phân tích dự báo trong kế tốn quản trị.* Trình bày các thơng tin dưới dạng đồ thị.Phương pháp này cũng được kế toán quản trị sử dụng khá thông dụng. Đồ thị là cáchthể hiện dễ thấy và rõ ràng nhất mối quan hệ và xu hướng biến thiên mang tính quy luật củacác thơng tin do kế tốn quản trị cung cấp và xử lý.1.3. So sánh kế toán quản trị và kế tốn tài chính1.3.1. Điểm giống nhauKế tốn tài chính và kế tốn quản trị có nhiều điểm giống nhau và là hai bộ phậnkhơng thể tách rời của kế tốn doanh nghiệp. Những điểm giống nhau cơ bản là:- Kế tốn quản trị và kế tốn tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanhnghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí và kếtquả hoạt động và quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ánh tổng quátvà một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó.- Kế tốn quản trị và kế tốn tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kếtoán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế tốn tài chính soạn thảo các báo cáo tài chínhđịnh kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngồi. Đối với kế tốn quản trị, hệ thống đó cũnglà cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thơng tin thích hợp cho việc ra quyết định của cácnhà quản trị. Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế tốn tài chính,mặc dù có triển khai và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin đó.- Kế tốn quản trị và kế tốn tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý.Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của người quản lý cao cấp, cịn kế tốn quản trị biểuhiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp trên trong doanh nghiệp. Nói cách khác, kế tốntài chính hay kế tốn quản trị đều là công cụ quản lý doanh nghiệp.1.3.2. Điểm khác nhauDo có đối tượng sử dụng thơng tin khác nhau, mục đích sử dụng thơng tin khác nhaunên giữa kế tốn quản trị và kế tốn tài chính có nhiều khác biệt về cơ bản. Sự khác nhau giữakế tốn tài chính và kế tốn quản trị được thể hiệnVề đối tượng sử dụng thông tinĐối tượng sử dụng thơng tin của kế tốn quản trị là các thành viên bên trong doanhnghiệp: Các chủ sở hữu, Ban giám đốc, quản lý viên, giám sát viên, các quản đốc… Trong khi14đó, thơng tin của kế tốn tài chính chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài doanhnghiệp như các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (cơ quanthuế, cơ quan quản lý tài chính…).Về ngun tắc trình bày và cung cấp thơng tinThơng tin kế tốn tài chính phải tn thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiệnhành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán đượccác quốc gia công nhận. Trái lại, trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nhạy bén vànắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế tốn quản trị cần linh hoạt,nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của người quản lý, không buộc phải tuânthủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung. Các quy định của Nhà nước về kế tốn quản trị(nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn.Về tính pháp lý của kế tốnKế tốn tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cungcấp thơng tin của kế tốn tài chính đều phải tn theo các quy định thống nhất nếu muốn đượcthừa nhận. Ngược lại, tổ chức cơng tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền củatừng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quảnlý cụ thể của từng doanh nghiệp.Về đặc điểm của thơng tin.- Thơng tin của kế tốn tài chính chủ yếu dưới hình thức giá trị. Cịn thơng tin của kếtốn quản trị được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị.- Thơng tin của kế tốn tài chính là thơng tin thực hiện về những nghiệp vụ đã phátsinh, đã xảy ra. Trong khi đó, thơng tin của kế tốn quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tươnglai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặcmột quá trình chưa xảy ra.- Thơng tin kế tốn tài chính chủ yếu là các thơng tin kế tốn thuần t, được thu thậptừ các chứng từ ban đầu về kế toán. Trong kế tốn – quản trị, thơng tin được thu thập nhằmphục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường khơng có sẵn, nên ngồi việcdựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kế tốn quản trị cịn phải kết hợp với nhiềungành khoa học khác như thống kê, hoạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp,phân tích và xử lý thơng tin thành dạng có thể sử dụng được.Về hình thức báo cáo sử dụng- Báo cáo được sử dụng trong kế tốn tài chính là các báo cáo kế toán tổng hợp (gọi làcác Báo cáo tài chính) phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệptrong một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáolưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính).- Báo cáo của kế tốn quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanhnghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất vàtồn kho của hàng tồn kho…).Về kỳ báo cáo15Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của kếtoán tài chính. Báo cáo của kế tốn tài chính được soạn thảo theo định kỳ, thường là hàngnăm, còn báo cáo của kế toán quản trị được soạn thảo thường xuyên theo u cầu quản trịdoanh nghiệp.Từ phân tích trên có thể tóm tắt sự khác nhau giữa kế tốn quản trị với kế tốn tài chínhtrong bảng 1.1Bảng 1.1. So sánh kế tốn quản trị và kế tốn tài chínhTiêu chí so sánhKế tốn tài chính1. Đối tượng sử dụng Thơng tin kế tốn tài chính sửthơng tindụng cho mọi đối tượng bêntrong và bên ngoài doanhnghiệp, nhưng chủ yếu cho đốitượng bên ngồi như cơ quanthuế, kiểm tốn, ngân hàng, cổđơng….2. Đặc điểmthơng tinKế tốn quản trịThơng tin kế toán quản trị sửdụng cho các nhà quản trị trongnội bộ doanh nghiệp: hội đồngquản trị, ban giám đốc, trưởngcác phịng ban…của – Ưu tiên tính chính xác hơn là – Ưu tiên tính kịp thời và tínhkịp thời và đầy đủ.hữu ích hơn là chính xác- Tuân thủ các nguyên tắc và – Mang tính linh hoạt, sáng tạochuẩn mực kế toán- Phản ánh hiện tại và tương lai- Phản ánh quá khứ của qua trình của quá trình kinh doanhkinh doanh3. Thước đo thông tinSử dụng cả 3 loại thước đo: hiệnvật, thời gian lao động và giá trịnhưng thước đo giá trị là cơ bảntrong quá trình hạch toánSử dụng cả 3 loại thước đo:hiện vật, thời gian lao động vàgiá trị nhưng thước đo nào làcơ bản phụ thuộc vào mục tiêunghiên cứu và quyết định cụthể.4. Hệ thống báo cáo – Mang phạm vi toàn doanh – Mang tính bộ phận, lĩnh vựckế tốnnghiệpcụ thể- Biểu mẫu báo cáo mang tính – Mẫu biểu khơng thống nhấtthống nhất về hình thức và nội mà theo yêu cầu quản trị củadungcác cấp- Kỳ báo cáo mang tính định kỳ – Thời gian báo cáo khơng cốtheo quy định: quí , năm.định mà theo yêu cầu quản trị.5. Tính pháp lệnh của Mang tính pháp lý cao, tn thủ Khơng mang tính pháp lệnh.thơng tin kế tốncác nguyên tắc, các chuẩn mực Thông tin đa dạng, phong phúkế tốnvà mang tính chất linh hoạt161.4 . Tổ chức kế toán quản trị1.4.1. Sự cần thiết, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kế toán quản trị trongdoanh nghiệp1.4.1.1 Sự cần thiết tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệpTrong nền kinh tế thị trường, vai trị của thơng tin kế tốn quản trị ngày càng được mởrộng và khẳng định vị thế phát triển. Lý do cơ bản dẫn đến kế toán quản trị phát triển là do sựcạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp, các tập đoàn, các quốc gia với nhau. Trong cuộccạnh tranh đó có sự thành cơng và thất bại của các doanh nghiệp, tập đoàn, nhân tố quan trọngdẫn đến sự thành công của các nhà quản trị trên thương trường chính là thơng tin kế tốn quảntrị thích hợpMặt khác các mơ hình tổ chức quản lý cũng thay đổi theo sự phát triển của cơng nghệthơng tin và các cơng cụ phân tích hiện đại thơng qua hệ thống máy tính. Thơng tin kinh tếngày càng hội nhập cao, mang tính chất tồn cầu, do vậy q trình thu thập, xử lý thơng tinđịi hỏi phải nhanh, chính xác và mang tính chuẩn mực của các thơng lệ quốc tế. Trước sự địihỏi khách quan của nền kinh tế, trình độ của các nhà quản trị ngày càng nâng cao để đáp ứngvà thoả mãn các thông tin của nền kinh tế hội nhập và phát triển.Đó chính là ngun nhân dẫn đến kế toán quản trị phát triển, do vậy tổ chức kế toánquản trị trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường có thể coi như một quy luật kháchquan vốn có của nền kinh tế. Tính tất yếu khách quan đó được thể hiện:- Các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phải tự chủ tài chính, đượcquyền tự do quyết định mọi hoạt động, được giao lưu và hội nhập quốc tế. Do vậy tính cạnhtranh của các doanh nghiệp càng mạnh mẽ, để đảm bảo mọi quyết định đưa ra có độ tin cậycao cần phải dựa vào hệ thống thơng tin kế tốn quản trị- Hệ thống kế tốn tài chính của các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế thị trường thườngphù hợp với các thơng lệ quốc tế, đó là ngun nhân dẫn đến tính hội nhập cao, dẫn đến kếtốn quản trị phát triển và hoàn toàn độc lập với kế tốn tài chính1.4.1.2 u cầu tổ chức kế tốn quản trị trong các doanh nghiệpKế toán quản trị là một phân hệ của kế tốn nói chung trong các doanh nghiệp, do vậyviệc tổ chức kế toán quản trị cần thực hiện tốt các yêu cầu:- Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,lợi nhuận của doanh nghiệp cho các cấp quản trị.- Cung cấp kịp thời và đầy đủ định mức chi phí, dự tốn, kế hoạch của mọi hoạt động,để các nhà quản trị có phương hướng phân tích, đánh giá đưa ra các quyết định phù hợp- Các thông tin cung cấp đều phải xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị và đặc thùkinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp- Thông tin cung cấp phải thuận tiện cho q trình phân tích, đánh giá đưa ra các quyếtđịnh phù hợp cho từng mục tiêu khác nhau1.4.1.3 Nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp17Để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính cho các nhàquản trị, các chuyên gia kế toán quản trị cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ:- Xây dựng các định mức chi phí chuẩn, hệ thống dự tốn ngân sách khoa học, kế hoạchphù hợp trong một kỳ xác định.- Tổ chức, phối hợp thực hiện tốt các khâu công việc trong doanh nghiệp, nhằm đạtđược các mục tiêu như tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí.- Thu thập, xử lý thơng tin về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,lợi nhuận và các quan hệ tài chính khác theo phạm vi của bộ phận và toàn doanh nghiệp.- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các định mức chi phí, dự tốn ngân sách, kếhoạch đã xây dựng.- Phân tích đánh giá thơng tin, cung cấp cho các nhà quản trị thơng qua hệ thống báocáo kế tốn quản trị. Tư vấn cho các nhà quản trị đưa ra quyết định tối ưu.1.4.2. Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp theo chức năng thơng tin kếtốnTrong các doanh nghiệp thơng tin kế tốn quản trị thường được tổ chức theo hai nộidung cơ bản: Thu nhận thông tin và phân tích, xử lý thơng tin.Thu nhận thơng tin kế toán quản trị thường được tiến hành tại các bộ phận như phânxưởng, cửa hàng, tổ sản xuất… Thông tin kế tốn gồm có thơng tin hiện tại và thơng tin tươnglai. Thơng tin hiện tại chính là các chỉ tiêu kinh tế, tài chính thuộc các bộ phận như hàng tồnkho, chi phí, doanh thu và kết quả đang xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Những thông tin này đều xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị các cấp nhằm theo dõi,đánh giá tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Thông tin tương lai là hệ thống thôngtin quan trọng mà các nhà quản trị cần phải dự đoán, phán đoán những hoạt động kinh doanhsắp xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học hiện tại và quá khứ. Độ tin cậy của các thông tintương lai phụ thuộc vào trình độ quản lý của các cấp quản trị và ảnh hưởng đến hiệu quả củacác hoạt động trong doanh nghiệp.Tổ chức phân tích thơng tin kế tốn quản trị. Trên cơ sở những thông tin nhu nhậnđược, các chuyên gia kế toán tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thực tế với định mức, dự toán,kế hoạch để từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng theo các chiều hướng tích cực và tiêucực từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động. Mặt khác q trìnhphân tích cũng thường sử dụng các cơng cụ hiện đại để dự đốn những hoạt động kinh doanhcó khả năng xảy ra từ đó có các quyết định ứng xử kịp thời.1.4.3 . Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp theo chu trình thơng tin kếtốnChu trình thơng tin kế tốn thường thể hiện qua những khâu cơ bản trong các tổ chứchoạt động: Tổ chức hạch tốn thơng tin ban đầu thông qua hệ thống chứng từ, tổ chức tàikhoản kế tốn, tổ chức tính giá và tổ chức hệ thống báo cáo kế tốn quản trị.Tổ chức hạch tốn thơng tin kế tốn quản trị ban đầu thơng qua hệ thống chứng từ.Chứng từ là phương tiện ghi nhận và phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong18doanh nghiệp. Tổ chức chứng từ thường dựa vào hệ thống chứng từ bắt buộc và hướng dẫncủa Bộ tài chính quy định. Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu quản trị khi tổ chức chứng từ ta cóthể bổ sung thêm các chỉ tiêu cho phù hợp với những mẫu chứng từ phù hợp với đặc điểmkinh doanh của từng doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin nhanh và chính xác cho từng cấpquản trị. Ví dụ: Phiếu xuất kho sử dụng vật liệu cho sản xuất sản phẩm có thể bổ sung các chỉtiêu như định mức tiêu hao vật liệu cho một sản phẩm, từ đó có thể đánh giá và so sánh địnhmức thực tế với dự tốn hoặc kế hoạch để nhà quản trị có các quyết định kịp thời.Tổ chức tài khoản kế toán quản trị. Tài khoản kế toán và sổ sách kế tốn có mối quanhệ mật thiết với nhau. Thực chất sổ kế toán là phương tiện thể hiện tài khoản kế toán. Do vậykhi tổ chức tài khoản kế toán cần xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị gắn với điều kiệnthực tiễn kinh doanh để mở các tài khoản, hệ thống sổ cho phù hợp. Ví dụ: Doanh nghiệp kinhdoanh đa mặt hàng ở nhiều thị trường khác nhau trong điều kiện phân cấp cơ chế quản lý tàichính theo các cửa hàng thì tài khoản doanh thu thường được mở đồng thời theo 3 tiêu thứctrên: Doanh thu theo mặt hàng, doanh thu theo của hàng tiêu thụ, doanh thu theo chi nhánh.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo kế tốn quản trị chính là sản phẩmcuối cùng của các chun gia kế tốn trong q trình thu thập và xử lý các thông tin cung cấpcho nhà quản lý. Báo cáo quản trị cũng đa dạng và phong phú, xuất phát từ nhu cầu, sự amhiểu thông tin của các nhà quản trị để từ đó xây dựng chỉ tiêu, thiết kế mẫu biểu cho phù hợpvới từng cấp quản trị nhằm đảm bảo phân tích, đánh giá đưa ra quyết định hiệu quả cao trongcác tình huống hoạt động kinh doanh hàng ngày.1.4.4. Mơ hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệpTrong thực tiễn các doanh nghiệp thường tổ chức kế toán quản trị theo một trong haimơ hình sau:* Tổ chức kế tốn quản trị và kế tốn tài chính theo mơ hình kết hợpTheo mơ hình này các chun gia kế tốn đồng thời đảm nhiệm hai nhiệm vụ: Thunhận và xử lý thông tin kế tốn tài chính và kế tốn quản trị. Mơ hình này thường được vậndụng ở các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vớitần suất ít. Mơ hình này có ưu điểm là kết hợp chặt chẽ thơng tin kế tốn tài chính và kế tốnquản trị, tiết kiệm được chi phí, thu nhận thơng tin nhanh. Song có hạn chế là chưa chunmơn hóa hai loại kế tốn theo cơng nghệ hiện đại. Các cơng việc của kế toán được thực hiệncho mỗi phần hành kế toán thường cụ thể hóa như sau:- Căn cứ vào chứng từ ban đầu để ghi vào các sổ kế toán tài chính và kế tốn quản trị.- Cuối kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà quản trị kế toán tiến hành lập các báo cáo kế toángồm báo cáo kế tốn tài chính và báo cáo kế tốn quản trị.- Phân tích, đánh giá kết quả thu được so với các dự toán, định mức đã xây dựng.- Xử lý thông tin, cung cấp kịp thời để phục vụ ra quyết định cho mọi đối tượng.* Tổ chức kế toán quản trị và kế tốn tài chính theo mơ hình tách biệtTheo mơ hình này các chun gia kế tốn quản trị độc lập với chun gia kế tốn tàichính. Mơ hình này thường được vận dụng ở các doanh nghiệp có quy mơ lớn, số lượng các19nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tần suất nhiều, kinh doanh đa ngành, đa nghề. Mơ hình này cóưu điểm là tách biệt thơng tin kế tốn tài chính độc lập với thơng tin kế tốn quản trị theohướng cả hai đều có thể cụ thể hóa. Song có hạn chế là chưa khái quát được thông tin của haiphân hệ với nhau. Các cơng việc có thể của kế toán quản trị được thể hiện như sau:- Lập dự tốn định mức chi phí, ngân sách cho từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.- Căn cứ vào các chứng từ ban đầu để ghi vào các sổ kế toán theo yêu cầu của nhàquản trị- Lập báo cáo quản trị theo yêu cầu của nhà quản lý và thực tế của doanh nghiệp.- Thu nhận thơng tin thích hợp để phục vụ cho việc ra quyết đinh kinh doanhTài liệu tham khảo1. GS.TS Bùi Xuân Phong; Th.S Vũ Quang Kết. Kế toán quản trị (bài giảng dùng chongành QTKD), Học viện công nghệ BCVT, 20172. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang. Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tếquốc dân,20103. PGS.TS Đồn Xn Tiên. Kế tốn quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2009Câu hỏi lý thuyết1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị?2. Vai trị của kế tốn quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản trị ?3. Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị ?4. Yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp?5. Phân biệt kế tốn tài chính và kế toán quản trị ?6. Đặc điểm của các phương pháp sử dụng trong kế toán quản trị ?7. Yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế tốn quản trị8. Các mơ hình tổ chức kế tốn quản trị trong doanh nghiệp ?Câu hỏi trắc nghiệm1. Phát biểu nào dưới đây là đúnga. Thơng tin kế tốn trong hệ thống KTQT cung cấp không bao gồm các khoản chi phíphát sinh ở bộ phận điều hànhb. Kỳ báo cáo của KTQT thường là 1 nămc. Các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn khi thiết kế hệ thống KTQT của họd. Các chức năng của KTQT là kiểm sốt điều hành, tính giá thành sản phẩm, kiểm sốtquản lý và báo cáo cho bên ngoài2. Chuẩn mực nào sau này không yêu cầu trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệpcủa kế tốn viên quản trị cơng bố20a. Năng lựcb. Bảo mậtc. Chính trựcd. Tính độc lập3. Thông tin KTQTa. Được cung cấp cho đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhưng chủ yếu lànội bộ doanh nghiệpb. Được cung cấp cho đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệpc. Được cung cấp cho các NQT ở các cấp độ quản lý trong doanh nghiệpd. Là thơng tin có tính chính xác cao4. Nhân viên KTQT cần phải am hiểu vềa. Kế toán tài chínhb. Các chức năng của NQTc. Các kỹ thuật xử lý thông tin KTQTd. Cả 3 đáp án trên đều đúng5. Theo mơ hình “Các cấp độ quản lý” gồm có NQT cấp cơ sở, cấp trung gian vàcấp cao, nhân viên KTQT sẽ được xếp vàoa. Cấp cơ sởb. Cấp caoc. Cấp trung giand. Cả 3 đáp án trên đều sai6. Nội dung trên các báo cáo của KTQTa. Do Bộ Tài chính quy địnhb. Cung cấp thơng tin về tình hình tài chính của tổ chức cho cổ đôngc. Được thiết kế nhằm cung cấp thông tin của các NQT các cấp trong tổ chứcd. Có tính khách quan vì chỉ phản ánh lại những sự kiện đã xảy ra trong kỳ báo cáo7. Mục tiêu của KTQT làa. Cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và tình hình sử dụng vốncủa doanh nghiệpb. Xử lý các dữ liệu kế toán để cung cấp thông tin phục vụ cho các chức năng hoạchđịnh; tổ chức, điều hành; kiểm soát và ra quyết địnhcủa NQTc. Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệpd. Cả 3 đáp án đều sai218. Thơng tin do KTQT cung cấp có đặc điểm làa. Chính xác, linh hoạt, có tính bắt buộc, hướng về tương laib. Linh hoạt, khơng có tính bắt buộc, hướng về tương laic. Chính xác, tuân thủ những nguyên tắc nhất định, có tính bắt buộc, hướng về q khứd. Cả 3 đáp án trên đều sai9. Điểm giống nhau giữa KTQT với KTTCa. Đối tượng cung cấp thông tinb. Thông tin phản ánh quá khức. Thông tin phải chính xácd. Có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp10. Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế tốn viên quản trị cơng bố, để đảmbảo tính chính trực thì những người hành nghề KTQT phải có trách nhiệma. Khơng tham gia hoặc hỗ trợ bất cứ hoạt động nào có thể làm tổn hại đến uy tín nghềnghiệpb. Cung cấp thơng tin hợp lý và khách quanc. Hành động phù hợp với các quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp có liên quand. Không được sử dụng thông tin bảo mật để tạo lợi ích cho bên thứ baĐáp án câu hỏi trắc nghiệm1/ c2/ d3/ c4/ d5/d6/c7/ b8/ b9/ d10/a22CHƯƠNG 2: KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM2.1. Khái quát về chi phí2.1.1. Bản chất kinh tế của chi phíĐể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết phải có các yếu tốđầu vào phục vụ quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, tài sản cố định như nhàxưởng, máy móc thiết bị…, cơng cụ dụng cụ và lao động. Quá trình sản xuất sản phẩm, cungcấp dịch vụ sẽ phải tiêu hao các nhân tố này cùng với các hao phí khác như dịch vụ mua ngồivề vận chuyển, thuê gia công chế biến, chi trả về tiêu dùng nước, dịch vụ bưu chính viễnthơng, điện năng tiêu hao v.v…… Các hao phí này cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ. Có thể hiểu một các khái quát chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tồn bộhao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các hao phí cần thiết khác phát sinh trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.Về bản chất chi phí là những hao phí về tài nguyên, vật chất và lao động và phải phátsinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí được tài trợ từ nguồn vốn kinhdoanh của doanh nghiệp và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.Chi phí sản xuất có đặc điểm sau:- Chi phí sản xuất mang tính khách quan và vận động liên tục khơng ngừng- Chi phí sản xuất mang tính chất đa dạng và phong phú- Tiết kiệm chi phí là qui luật khách quan của mọi doanh nghiệp.Trong công tác quản trị doanh nghiệp, công tác kế tốn, chi phí sản xuất được đo lườngtheo nhiều phạm vi khác nhau như: chi phí định mức, chi phí ước tính, chi phí thực tế….2.1.2. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế tốn tài chínhTrên quan điểm của kế tốn tài chính, chi phí được nhìn nhận là những khoản hao phíthực tế phát sinh gắn liều với hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra một loại sản phẩm, dịchvụ nhất định. Chi phí được định lượng bằng lượng tiền chi ra, mức giảm sút về tài sản cụ thể,một khoản nợ… Những phí tổn này làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp làm giảm lợiích của chủ doanh nghiệp. Như vậy chi phí trong kế tốn tài chính được đặt trong mối quanhệ với tài sản, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chi phí được minh chứng bằng chứng từhợp lý hợp lệ phản ánh các hao phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.Khái niệm chi phí theo quan điểm của kế tốn tài chính được thể hiện trong chuẩn mựckế toán Việt Nam- chuẩn mức VAS01- Chuẩn mực chung. Theo chuẩn mực này: ”Chi phí làtổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn dưới hình thức các khoản tiềnchi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sởhữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.2.1.3. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế tốn quản trị23Mục đích của kế tốn quản trị là cung cấp thơng tin thích hợp, kịp thời và hữu ích giúpnhà quản trị ra quyết định sản xuất kinh doanh. Chi phí trong kế tốn quản trị khơng chỉ đượcnhận thức như trong kế tốn tài chính mà cịn được nhận thức theo phương pháp nhận diệnthông tin ra quyết định. Do vậy chi phí khơng chỉ là những hao phí thực tế đã phát sinh màcịn là những hao phí ước tính, hao phí theo kế hoạch dự tốn để thực hiện một hoạt động sảnxuất kinh doanh nhất định, những phí tổn mất đi do lựa chọn một phương án kinh doanh, hisinh cơ hội kinh doanh. Như vậy, kế tốn quản trị nhìn nhận chi phí trong sự lựa chọn, so sánhtheo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh2.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu (theo yếu tố)Theo cách phân loại này chi phí của doanh nghiệp bao gồm:a. Chi phí nguyên vật liệuYếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí thumua ngun vật liệu sử dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vậtliệu bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, phụ tùngthay thế, chi phí nguyên vật liệu khác…Nhận thức yếu tố chi phí nguyên vật giúp cho nhà quả trị xác định được tổng vốnnguyên vật liệu, vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Từ đó nhà quảntrị sẽ lập kế hoạch về tổng mức luân chuyển, tổng mức dự trữ nguyên vật liệu trong kỳ nhằmchủ động trong công tác cung ứng vật tư.b. Chi phí nhân cơngChi phí nhân cơng bao gồm các khoản tiền lương, tiền công phải trả cho người lao độngvà các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tế, kinh phí cơng đồn, trợ cấpthất nghiệp mà doanh nghiệp phải chi trả. Nhận thức yếu tố chi phí nhân cơng giúp nhà quảntrị xác định tổng quỹ lương của doanh nghiệp, đồng thời giúp nhà quản trị hoạch định mứctiền lương bình quân cho người lao động, là tiền đề để hoạch định chính sách tiền lương.c. Chi phí cơng cụ dụng cụChi phí cơng cụ, dụng cụ bao gồm giá mua, chi phí thu mua… của công cụ, dụng cụdùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố chi phí cơng cụ, dụng cụ là căn cứ để nhàquản trị hoạch định mức luân chuyển tồn kho, định mức dự trữ, nhu cầu mua cơng cụ, dụngcụ hợp lý.d. Chi phí khấu hao tài sản cố địnhChi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm khấu hao của tất cả các tài sản cố định phụcvụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng mức khấu hoa giúp nhà quản trịnhận biết được mức chuyển dịch hao mòn tài sản cố định, giúp nhà quản trị lập kế hoạch đầutư đổi mới tài sản cố định đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.e. Chi phí dịch vụ mua ngồi24