Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế – Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học – Tài liệu, ebook, giáo trình, hướng dẫn
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.1/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.1.1/ Nhà thống kê học làm gì?
– Quan sát, thu thập và xử lý số liệu
– Điều tra chọn mẫu, toàn bộ
– Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng
Dự đoán
Ra quyết định,
Tìm hiểu
bản ch
16 trang
|
Chia sẻ: thanhtuan.68
| Lượt xem: 2347
| Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế – Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu môn học
NGUYÊN LÝ
THỐNG KÊ KINH TẾ
GV:Huỳnh Huy Hạnh
Chương trình môn học
45 tiết lý thuyết + 90 tiết tự học
Chương 1 :
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC
Chương 2 :
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
Chương 3:
PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Chương 4:
CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KTẾ – XÃ HỘI
Chương 5: DÃY SỐ THỜI GIAN
Chương 6: CHỈ SỐ
Chương 7: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Chương trình môn học
45 tiết lý thuyết + 90 tiết tự học
Tài liệu học tập và tham khảo:
Sách, giáo trình chính
Tập thể giảng viên Khoa Tài Chính Kế
toán, Giáo trình Nguyên lý thống kê
kinh tế, Lưu hành nội bộ, 2007.
Tài liệu tham khảo
– Trần Bá Nhẫn, Bài Giảng Và Bài Tập Lý
Thuyết Thống Kê, Khoa Thống Kê –
Toán Kinh Tế Trường ĐH Kinh Tế
Tp.HCM.
– Trần Bá Nhẫn – Hà Văn Sơn, Bài Tập Lý
Thuyết Thống Kê, Khoa Thống Kê –
Toán Kinh Tế Trường ĐH Kinh Tế
Tp.HCM.
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.1/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.1.1/ Nhà thống kê học làm gì?
– Quan sát, thu thập và xử lý số
liệu
– Điều tra chọn mẫu, toàn bộ
– Nghiên cứu mối liên hệ giữa
các hiện tượng
Dự đoán
Ra quyết định,
Tìm hiểu
bản chất,
tính qui
luật của
các hiện
tượng.
Why?
1.1.2/ Đối tượng nghiên cứu:
Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế – xã hội, không
nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên – kỹ thuật. Tuy nhiên:
-Các hiện tượng kinh tế – xã hội và các hiện tượng tự nhiên – kỹ thuật
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
-Mọi hiện tượng đều có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau.
-Thông qua phương pháp xử lý thích hợp trên mặt lượng số lớn các
hiện tượng cá biệt
– Các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu của thống kê học bao
giờ cũng tồn tại trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ HỌC
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của thống kê học là
mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của
các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong
điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ HỌC
Trong nghiên cứu kinh tế xã hội, thống kê học nghiên cứu mặt lượng
trong mối liên hệ với mặt chất của những hiện tượng như:
Các hiện tượng về dân số (số lượng, cơ cấu, phân bố, biến động dân
số).
Các hiện tượng về sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm
(vật chất và dịch vụ).
Các hiện tượng về đời sống vật chất, văn hóa của dân cư (mức sống
vật chất, trình độ học vấn, mức độ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xã
hội).
Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị, xã hội (cơ cấu các cơ quan quyền
lực nhà nước: số lượng, cơ cấu thành viên và tình hình sinh hoạt của các
đoàn thể, tổ chức quần chúng).
Các hiện tượng về của cải, về nguồn tài nguyên, tình hình khai thác, sử
dụng tài nguyên của đất nước.
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ HỌC
Vai trò của thống kê
Là công cụ nhận thức các quá trình, hiện tượng
kinh tế xã hội
Là công cụ quan trọng trợ giúp cho việc ra quyết
định.
Là công cụ quan trọng của nhiều lĩnh vực, môn
học ( y học, nghiên cứu thị trường,, QTKD,
Marketing, ..)
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.2/QUY LUẬT SỐ LỚN VÀ TÍNH QUY LUẬT THỐNG KÊ
1.2.1/ Quy luật số lớn
Quy luật số lớn là một quy luật của lý thuyết xác suất, nội
dung của quy luật này là tổng hợp sự quan sát số lớn tới
mức đầy đủ các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên thì tính tất
nhiên của hiện tượng sẽ được bộc lộ rõ rệt, qua đó sẽ
nói lên được bản chất của hiện tượng.
Như vậy, quy luật số lớn không giải thích được bản chất
của hiện tượng kinh tế xã hội mà lượng hóa các quy luật
của hiện tượng kinh tế xã hội để tìm ra bản chất của
hiện tượng.
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.2.2/ Tính quy luật thống kê
Hiện tượng kinh tế xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường
là hiện tượng số lớn, tức là một tổng thể bao gồm nhiều
hiện tượng cá biệt. Thống kê học coi tổng thể các hiện
tượng cá biệt như một thể hoàn chỉnh, một tập hợp nhiều
yếu tố kết hợp với nhau và lấy cả thổng thể đó làm đối
tượng nghiên cứu.
Nói thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn không có
nghĩa là nó tuyệt đối không nghiên cứu hiện tượng cá biệt
Thống kê vận dụng quy luật số lớn để lượng hóa bản chất và
quy luật của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua tính quy
luật thống kê
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.3.1/ Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể thống kê
Tổng thể thống kê (gọi tắt là tổng thể) là hiện tượng số lớn,
bao gồm các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng
nghiên cứu, cần được quan sát, thu thập và phân tích
mặt lượng của chúng theo một hoặc một số tiêu thức
nào đó.
– Dựa vào biểu hiện của đơn vị tổng thể:
+ Tổng thể bộc lộ
+ Tổng thể tiềm ẩn
– Dựa vào tính chất cơ bản của các đơn vị có liên quan đến
mục đích nghiên cứu:
+ Tổng thể đồng chất
+ Tổng thể không đồng chất
1.3 Một số khái niệm thường dùng trong thống
kê
– Dựa vào số đơn vị có trong tổng thể
+ Tổng thể chung
+ Tổng thể bộ phận
1.3.2/ Tiêu thức thống kê
Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị
tổng thể. Mỗi đơn vị tổng thể có nhiều đặc điểm. Tùy theo
mục đích nghiên cứu, một số đặc điểm của đơn vị tổng thể
được chọn và tiến hành điều tra thu thập các thông tin
theo chúng. Các đặc điểm này gọi là tiêu thức (hay tiêu
chí) thống kê. Vậy tiêu thức thống kê là khái niệm chỉ đặc
điểm của đơn vị tổng thể.
1.3 Một số khái niệm thường dùng trong thống
kê
Đơn vị tổng thể được làm rõ đặc trưng của nó qua các
tiêu thức: thực thể, thời gian và không gian.
1.3.2.1/ Tiêu thức thực thể
Tiêu thức thực thể nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể
– Tiêu thức thuộc tính. Tiêu thức thuộc tính có biểu hiện
trực tiếp và gián tiếp.
+ Tiêu thức có biểu hiện trực tiếp
+ Tiêu thức có biểu hiện gián tiếp (chỉ báo thống kê)
– Tiêu thức số lượng: Biểu hiện trực tiếp bằng con số
(tiêu thức lượng hoá): Độ tuổi, trọng lượng,
Khi chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị
tổng thể gọi là tiêu thức thay phiên
1.3 Một số khái niệm thường dùng trong thống
kê
1.3.2.2/ Tiêu thức thời gian
1.3.2.3/ Tiêu thức không gian
1.3.3/ Chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê là sự biểu hiện một cách tổng hợp đặc điểm về
mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của tổng thể
thống kê trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể
Căn cứ vào nội dung có thể chia chỉ tiêu thống kê thành hai loại:
chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng.
1.3.3.1/ Chỉ tiêu khối lượng
Chỉ tiêu khối lượng là các chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng
của tổng thể
1.3.3.2/ Chỉ tiêu chất lượng
Chỉ tiêu chất lượng là các chỉ tiêu biểu hiện tính chất, trình độ
phổ biến, quan hệ so sánh của tổng thể
1.3 Một số khái niệm thường dùng trong thống
kê
1. Mức học phí
2. Thu nhập 1 người/tháng-thu nhập bình quân
3. Tổng tài sản
4. Số lượng sp sản xuất trong kỳ
5. Tổng chi phí sx trong kỳ
6. Số vòng quay hàng tồn kho
7. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn
8. Tổng quỹ lương
9. Doanh thu
10. Giá bán 1 sp
11. Năng suất lao động
12. Số công nhân trong công ty
13. Tổng số SV đang theo học tại trường ĐHCN cuối năm 2010 là 117.000 SV.
14. Hàng tồn kho bình quân quý I.
15. Gía trị sản xuất năm 2010.
16. Điểm trung bình năm 2010 của SV đại học ngành TCNH.
17. Tài sản ngắn hạn của công ty A.
18. Diện tích trồng lúa địa của một phương, quốc gia.
19. Tổng sản phẩm quốc dân.
20. ROE
Trong các chỉ tiêu dưới đây: chỉ tiêu nào là chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu
nào là chỉ tiêu khối lượng?