Bài cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản và ý nghĩa – MarryBaby

Còn nếu muốn tham khảo Cách cúng đầy tháng cho bé trai chi tiết, hãy đọc đến cuối bài này nhé!

1. Cúng đầy tháng là gì?

Cúng đầy tháng là buổi lễ để tạ ơn 12 bà Mụ và 3 Đức Ông đã nặn ra hình hài của bé; giúp bé chào đời khỏe mạnh; nuôi dưỡng bé vượt qua giai đoạn trứng nước vất vả. Đồng thời, cúng đầy tháng nhằm thông báo cho người thân, họ hàng, dòng họ về việc có thành viên trong gia đình vừa tròn một tháng tuổi.

Ý nghĩa của việc làm lễ đầy tháng cũng như đọc bài cúng đầy tháng cho bé trai và gái là để:

  • Tưởng nhớ các các vị Thần Phật, các vị chúa, gia tiên vì luôn phù hộ cho trẻ được tái sinh thành thành viên của gia đình.

  • Tạ ơn 12 bà Mụ vì đã thay phiên nhau không chỉ nặn ra đứa trẻ; mà còn phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”.

  • Lưu truyền và giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp này của Việt Nam.

2. Cúng đầy tháng cho bé gái vào ngày nào?

Dân gian xưa có câu: “Trai sụt một, gái sụt hai”. Câu này có nghĩa là cha mẹ nên chọn ngày cúng đầy tháng cho bé gái là 2 ngày trước khi bé tròn 1 tháng tuổi. Lưu ý là phải tính theo ngày âm lịch.

Ví dụ, bé sinh ngày 26/11 âm lịch thì ngày làm lễ cúng và đọc bài văn cúng đầy tháng cho bé gái sẽ là ngày 24/12 âm lịch. Còn ngày cúng và đọc bài cúng đầy tháng chuẩn cho bé trai sẽ là ngày 25/11 âm lịch.

Bên cạnh ngày cúng đầy tháng, nhiều cha mẹ cũng quan tâm đến việc Chọn ngày cắt tóc sao cho bé khỏe mạnh. Mẹ hãy thử tìm hiểu nhé!

3. Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái

Cùng với bài cúng đầy tháng cho bé gái, lễ vật cúng đầy tháng cho bé cần được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo tùy theo điều kiện kinh tế. Cha mẹ sẽ cần chuẩn bị lễ cúng cho 12 Bà Mụ riêng và cả cho Đức Ông.

bài cúng đầy tháng cho bé gái

Lễ vật cúng Bà Mụ và Đức Ông để khấn bài cúng đầy tháng cho cho bé gái

3.1 Lễ cúng đầy tháng 12 mụ bà cho bé gái

Bên cạnh bài cúng đầy tháng cho bé gái, cha mẹ nên chuẩn bị các lễ vật sau cho các Mụ Bà:

  • Đồ chơi trẻ

    bằng nhựa hoặc sành sứ.

  • Hương hoa:

    Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

  • Lễ mặn:

    Bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng.

  • Kẹo bánh:

    Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).

  • Phẩm oản:

    Chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).

  • Đồ vàng mã:

    các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.

  • Trầu cau:

    trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả.

  • Động vật:

    cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn.

3.2 Cúng Đức Ông và 3 Đức thầy

Đức ông và Đức Thầy chính là những người tổ sư, thánh sư và tiên sư. Lễ vật cúng Đức ông và 3 Đức Thầy gồm có: