Bài cúng Rằm tháng 7 tại mộ năm 2022 mới nhất
Nội Dung Chính
Vào ngày Rằm tháng 7, người Việt Nam thường có phong tục đi đến nơi mộ của người thân đã mất để tỏ lòng biết ơn của mình.
Cúng Rằm tháng 7 năm 2022: Những điều nhất định phải ghi nhớ để đón may mắn và bình an
Cúng Rằm tháng 7 năm 2022: Các gia đình nên tiến hành làm lễ cúng Vu Lan ở chùa trước rồi mới tiến hành cúng tại gia. Nên sắp xếp mâm cúng Phật ở trên cao nhất, còn mâm cúng thần linh và gia tiên ở dưới.
Hướng dẫn sắm lễ và cách bày trí lễ cúng Rằm tháng 7 tại mộ
Nghi thức này vừa cúng lễ cho vong linh của gia đình và vừa kết hợp cúng thí thực cho các vong linh cô hồn tại nơi nghĩa trang. Quý Phật tử có thể cúng trước hoặc sau Rằm tháng 7, theo phatgiao.org.vn.
Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại mộ
– Sắm hai lễ: một lễ cúng Thần Linh; một lễ cúng vong linh của gia đình và thí thực cô hồn cùng một lễ.
– Sắm lễ cúng Thần Linh: nến, hoa, quả, xôi, nước (số lượng tùy duyên).
– Sắm cúng thí thực: nến, hoa, quả, xôi, nước, bánh kẹo, khoai, ngô… (số lượng tùy duyên).
Cách bày trí lễ cúng Rằm tháng 7 tại mộ
* Trường hợp gia đình có khu lăng mộ gia tộc
– Một lễ cúng vong linh, thí thực cô hồn chung.
– Lễ cúng Thần Linh:
+ Trường hợp khu lăng mộ gia tộc có đặt bát hương thờ Thần Linh và khu nghĩa trang có đền thờ Thần Linh: bày lễ cúng Thần Linh tại khu lăng mộ hoặc sắm thêm cả lễ cúng Thần Linh tại đền thờ Thần Linh của nghĩa trang.
+ Trường hợp khu lăng mộ gia tộc không đặt bát hương thờ Thần Linh, nhưng khu nghĩa trang có đền thờ Thần Linh: tùy gia đình đặt lễ cúng Thần Linh tại khu lăng mộ hoặc đền thờ Thần Linh.
+ Trường hợp khu lăng mộ gia tộc và khu nghĩa trang đều không có đền/bát hương thờ Thần Linh thì đặt lễ cúng Thần Linh cùng địa điểm đã chọn cúng vong linh, thí thực.
Ảnh minh họa: Internet
* Trường hợp gia đình có nhiều mộ đặt rải rác ở nghĩa trang
– Sắm một lễ cúng vong linh, thí thực.
Địa điểm bày lễ cúng: tùy gia đình chọn tại một ngôi mộ.
– Lễ cúng Thần Linh:
Nếu nghĩa trang có đền thờ Thần Linh, thì đặt lễ cúng tại đền thờ Thần Linh.
Nếu nghĩa trang không có đền thờ Thần Linh, thì đặt lễ cúng Thần Linh cùng địa điểm đã chọn cúng vong linh, thí thực.
Sau đó đến các ngôi mộ khác thắp hương khấn mời vong linh về vị trí ngôi mộ đã chọn.
Văn khấn như sau:
“Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Nam mô A Di Đà Phật! Con/chúng con xin chư Phật gia hộ cho con/chúng con thực hành hạnh hiếu thỉnh mời vong linh.
Con/chúng con xin kính thỉnh vong linh (Cụ,… tên…) mất ngày… tháng… năm…, con tên là… ở tại… là (con…) của (cụ…), nhân tiết tháng Bảy – Vu Lan báo hiếu, chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kiết hạ đem phúc lành tế độ chúng sinh, gia đình con/chúng con thiết lễ lòng thành, kính thỉnh vong linh cụ lai đáo về tại phần mộ của (Đọc tên ngôi mộ đã chọn)…, để con cháu chúng con thiết lễ cúng dường vật thực và tác lễ bố thí vật thực cho các vong linh tại nơi địa cuộc nghĩa trang này, phần phúc đó xin hồi hướng đáp đền ơn đức tiên tổ.
Con/chúng con xin kính thỉnh vong linh hương hồn (cụ…) hoan hỷ.
Con/chúng con thành tâm kính thỉnh.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Ảnh minh họa: Internet
Tâm khi cúng lễ
Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên.
Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy Pháp diệt khổ cho chúng sinh.
Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện.
Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.
Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì gia đình sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.
Pháp khí
Tùy duyên có/không dùng pháp khí: chuông, mõ, khánh.
Lưu ý:
– Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
– Tư thế: Tùy địa hình mà đứng, quỳ hoặc ngồi
Nghi thức cúng Rằm tháng 7 tại mộ
* Nguyện Hương
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
Ảnh minh họa: Internet
* Văn khấn Rằm tháng 7 tại mộ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh cai quản nơi địa cuộc nghĩa trang (tên)… quang giáng về đây, chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình con/chúng con.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…
Gia đình con/chúng con có phần mộ an táng tại nơi đây. Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhân tiết tháng Bảy – Vu Lan báo hiếu, chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kiết hạ đem phúc lành tế độ chúng sinh, con/chúng con hướng tới gia tiên tiền tổ, thân nhân quá vãng cùng các vong linh cô hồn ngạ quỷ tại khu địa cuộc nghĩa trang này, nên con/chúng con sắm sửa vật thực lòng thành dâng lên hiến cúng.
Con/chúng con xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, xin thỉnh mời các cụ gia tiên họ (Trần, Phạm…) và các vong linh (tên)… cùng các vong linh cô hồn ngạ quỷ tại khu địa cuộc nghĩa trang này, được nương năng lực của Tam Bảo, mà vân tập về tại nơi đây, dự Pháp nghe kinh thọ tài ẩm thực hiến cúng của gia đình con/chúng con. Con/chúng con nhất tâm mời thỉnh.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 vái)
B.A (tổng hợp)