Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh – Ngữ văn 11

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Chu Mạnh Trinh (1862 -1905), hiệu là Trúc Vân, quê ở tỉnh Hưng Yên.
  • Ông đậu tiến sĩ, và làm quan.
  • Ông còn là một người tài hoa, thạo đủ cầm kì thi họa, giỏi cả nghề kiến trúc, đặc biệt say mê cảnh đẹp.

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác: Hương Sơn là một dãy núi thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây, trên có chùa Hương, còn gọi là động Hương Tích, là một phong cảnh đẹp nổi tiếng gồm nhiều hang động đến chùa cổ. Tác phẩm được viết trong dịp tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể di tích này.
  • Thể loại: Hái nói
  • Bố cục:
    • Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn
    • Mười câu giữa: tả cảnh Hương Sơn
    • Năm câu cuối: suy niệm của tác giả.

1.2. Đọc – hiểu văn bản

a. Giới thiệu Hương Sơn

  •  Hương sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp → Choáng ngợp, sững sờ khi bao quát vẻ đẹp hùng vĩ của Hương Sơn (biện pháp nghệ thuât: điệp từ )
  • Câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng – đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình

⇒ Cảnh Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục; núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam; bao trùm lên đó là tình cảm tràn ngập say mê con người.

b. Những chi tiết về cảnh Hương Sơn

  • Cảnh vật:
    • Đảo ngữ + từ láy (thỏ thẻ rừng mai, lững lờ khe Yến)
    • Nhân hóa: chim cùng trái, cá nghe kinh
    • Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh (tiếng chày kình)

→ Không gian lắng đọng, thanh tĩnh, sự vật như đang chìm đắm trong thế giới thiên liêng của đạo Phật

  • Con người: như cởi bỏ được phiền lụy của thế gian, tâm hồn trở nên trong sáng, thanh khiết và thánh thiện
  • Vẻ đẹp quân thể Hương Sơn: 
    • Phép liệt kê + điệp từ “này” → phong phú, đa dạng
    • Nghệ thuật đảo ngữ + từ láy hình tượng (long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh): Cảnh vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu, màu sắc đường nét vừa mĩ lệ, vừa huyền ảo, vừa trần, vừa tiên

c. Suy niệm của tác giả

  • Câu hỏi tu từ: giang sơn dường như có ý đợi chờ ai nên tạo hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn đến như thế như đợi những người biết thưởng thức cái đẹp của nó, biết trân trọng nâng niu.
  • Những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật “lần tràng hạt”, ” Nam vô Phật”, “từ bi”, “công đức”
  • Kết cấu mở “càng…càng”: dường như tình – cảnh không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên.

→Thi nhân quên mình là thi sĩ để sống trong giây phút nỗi niềm của Phật tử

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước
    • Nghệ thuật

      • Từ ngữ có giá trị tạo hình  cao
      • Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
      • Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.