Bài Văn Khấn Đức Thành Bà Tại Đền Bia Bà La Khê Hà Đông Và Ý Nghĩa Bài

Bài Văn Khấn Đức Thành Bà Tại Đền Bia Bà La Khê Hà Đông Và Ý Nghĩa Bài Văn Khấn Nên Biết

  03/02/2021

  Shop Hà Nội Giá Rẻ

Facebook
Google+
Twitter
Pinterest
Tumblr
LinkedIn
Addthis

Khi Nào Nên Đeo Trang Sức Hình Phật Bản Mệnh

Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì?
Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.
Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.

Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.

Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.
Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ. Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh, mang theo Phật Bản Mệnh bên mình thì công đức vô lượng, tăng cường phong thủy. Không chỉ mang tới cho mình may mắn, phúc lành mà còn kết thiện duyên. Và quan trọng hơn cả là mang Phật bên người thì hãy có Phật trong tâm, tránh ác hành thiện là loại phong thủy tốt nhất.

—————–

Bài Văn Khấn Đức Thánh Bà – Ý Nghĩa Văn Khấn Đức Thành Bà tại đền Bia Bà .
Theo phong thủy học, thì từ ngàn đời nay vào các ngày Lễ Tết, mồng Một, ngày Rằm và những ngày hệ trọng thì mọi người thường lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để lễ cầu cho gia đình bình an, mọi người khỏe mạnh, an khang thịnh vượng. Đặc biệt đầu năm mới là dịp các gia đình hay đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ để cúng bái cảm tạ các vị Tiền Nhân có công với làng với xã, những người có công với tổ quốc trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ tổ quốc và để xin các tiền nhân phù hộ cho năm mới gặp nhiều may mắn cả về cuộc sống lẫn công việc. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về trình tự đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ thì không phải ai cũng biết. Mời quý bạn vào đọc Trình tự lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ để nắm rõ các bước trước khi lên lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ sau đó mới đọc bài viết này để giúp quý bạn hiểu hơn văn khấn Đức Thánh Bà (tại đền Bia Bà) đúng với phong tục cổ truyền Việt Nam nhất.

1. Ý nghĩa bài văn khấn Đức Thánh Bà (tại đền Bia Bà)
– Văn khấn Đức Thánh Bà (tại đền Bia Bà) là nghi lễ khi lên Đình, Đền, Miếu, Phủ tạ ơn các Tiền Nhân đã có công vơi dân tộc, làng xóm, xã. Theo tập tục thì cứ vào các dịp lễ Tết, Rằm thì ở khắp mọi nơi trên nước Việt. Các gia đình cùng nhau đi trẩy hội lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để tỏ lòng biết ơn, nhớ thương và ngưỡng mộ các vị Tiền Nhân, Thần Linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

 Bài văn khấn khấn Đức Thánh Bà (tại đền Bia Bà) .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười Phương

– Con xin kính lạy Mạc, Triều Đông cung Hoàng Hậu.

– Con xin kính lạy Nhị vị Vương Cô

– Con xin kính lạy Công đồng các Quan

Hương tử con là: …………………..Ngụ tại: ……………….

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …..

Con chấp kỳ lễ thành tâm dâng lễ: Thanh bông hoa quả, kim ngân lễ vật……………………

Con xin các Bà Nhị vị Vương Cô, Công đồng Các Quan phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

 Trên đây là bài văn khấn Đức Thánh Bà (tại đền Bia Bà) chuẩn nhất theo phong tục Việt Nam. Kính mong quý bạn lên Đình, Đền, Miếu, Phủ thì ăn mặc chỉnh tề, cầu lễ thành tâm trước các Tiền Nhân. Và được Tiền Nhân ban ơn cũng như phù hộ cho mình và cho gia đình mình.

——————-

Văn khấn yết cáo Táo Quân Thổ Thần nhân lễ tân gia nhà mới .
Phần đấu bao nhiêu năm để có được căn nhà mơ ước mà chính tay mình làm ra. Thì đó là một thành công lớn trong đời người. Trước khi về nhà mới thì phải cúng bái văn khấn thần linh rồi cúng bái văn khấn tổ tiên. Sau đó quý bạn thực hiện tiếp nghi lễ bái cúng tân gia để cẩn cáo với thổ địa cầu mong gia đình luôn may mắn, vạn sự như ý. Cách chuẩn bị sắm lễ cúng vào nhà mới và văn khấn yết cáo táo quân thổ thần (văn khấn gia tân) như sau:

 

1. Sắm lễ cúng thổ thần trước khi đọc văn khấn yết cáo táo quân Thổ Thần lễ tân gia nhà mới.
– Hương, hoa, vàng mã, trầu, rượu và mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng Táo quân, Thổ thần, Gia Tiên.
 

2. Văn khấn yết cáo táo quân thổ thần (văn khấn tân gia)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…. tháng………. năm ………..

Ngụ tại: ………………………………………..

Tín chủ con là ……………………………………..

Thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên truởc án toạ Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính cẩn tâu rằng:

Ngài giữ ngôi nam thái .

Trừ tai cứu hoạ, bảo vệ dân lành. Nay bản gia hoàn tất công trình. Chọn ngày lành gia đình nhóm lửa.

Nhân lễ khánh hạ, kính cẩn tâu trình:

Cầu xin gia đình an ninh khang thái.

Làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào.

Cửa rộng nhà cao, trong êm ngoài ấm.

Vợ chồng hoà thuận, con cháu sum vầy.

Cúi nhờ ân đức cao dày.

Đoái thương phù trì bảo hộ..

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ bảo trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Trên đây là bài Văn khấn yết cáo táo quân thổ thần (ăn mừng nhà mới). Chúc quý bạn về nhà mới luôn gặp may mắn, thành công trong cuộc sống, làm ăn đại phát đại lộc.

————-

Bài văn khấn gia tiên nhân lễ tân gia để gia ăn nên làm ra .
Phần đấu bao nhiêu năm để có được căn nhà mơ ước mà chính tay mình làm ra. Thì đó là một thành công lớn trong đời người. Trước khi về nhà mới thì phải cúng bái văn khấn thần linh rồi cúng bái văn khấn gia tiên (văn cúng gia tiên). Sau đó quý bạn thực hiện tiếp nghi lễ bái cúng tân gia để cẩn cáo với thổ địa cầu mong gia đình luôn may mắn, vạn sự như ý. Tuy nhiên cách cúng gia tiên như nào thì mời quý bạn xem bài viết dưới đây, phong thủy học sẽ chia sẻ cách chuẩn bị sắm lễ cúng vào nhà mới cùng với văn khấn cúng gia tiên (nhân lễ tân gia) như sau:

1. Sắm lễ cúng thổ thần trước khi đọc văn khấn gia tiên :
– Hương, hoa, vàng mã, trầu, rượu và mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng Táo quân, Thổ thần, Gia Tiên.

 Văn khấn gia tiên (nhân lễ tân gia) .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Tín chủ (chúng) con là:…………

Hôm nay là ngày….. tháng…… năm….., tín chủ con cùng gia đình mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ……….

Tín chủ con thiết lập linh sàng, sắp sửa lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các Cụ nội ngoại Gia tiên Tiền tổ. Nhờ hồng phúc Tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, thiết lập thiết lập hương án thờ, kê giường nhóm lửa kính lễ khánh hạ. Nay chúng con làm lễ tân gia, cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc lài vượng tiên gia đạo hưng long cháu con chữ bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Trên đây là bài văn khấn gia tiên hay còn gọi là văn cúng gia tiên nhân lễ tân gia. Chúc quý bạn về nhà mới luôn gặp may mắn, thành công trong cuộc sống, làm ăn đại phát đại lộc. 

——————

Văn khấn gia tiên khi nhập trạch về nhà mới chuẩn theo lễ tục Việt Nam .
Có khá nhiều bạn đang thắc mắc không biết phân biệt văn khấn nhập trạch thuê nhà, văn khấn nhập trạch nhà chung cư, văn khấn về nhà mới thuê hay văn khấn nhập trạch văn phòng có khác nhau không? Tại sao tên gọi lại khác nhau như thế. Phong thủy học xin trả lời các câu hỏi trên là dù có tên gọi khác nhau nhưng chung quy lại thì cũng chỉ là bài văn khấn nhập trạch. Thủ tục nhập trạch có 2 phần là cúng thần linh và cúng gia tiên. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý bạn thủ tục sắm đồ lễ, văn khấn gia tiên khi nhập trạch là thế nào. Cùng theo dõi bài dưới đây nhé.

 
1, Ý nghĩa về văn khấn Gia Tiên khi nhập trạch
– Ai cũng đều biết rằng trong đời người việc mua nhà, chuyển nhà, sửa nhà, cất nóc nhà hay xây nhà mới là những công việc rất là quan trọng. Để ngôi nhà mới luôn trường tồn với thời gian cũng như mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc viên mãn cho gia chủ thì phải làm lễ cúng nhập trạch. Tuy nhiên làm thế nào cho đúng mới là quan trọng. Không phải đọc mỗi văn khấn thần linh khi nhập trạch là xong, bởi vì đây là chuyện đại sự nếu làm qua loa thì người bị ảnh hưởng lại chính là gia đình trong ngôi nhà đó. Chính vì vậy phongthuyhoc.vn sẽ giúp quý bạn nghi thức cúng lễ cũng như cách sắm lễ cúng nhà mới và văn khấn gia tiên khi nhập trạch theo phong tục cổ truyền Việt Nam 1 cách chuẩn xác nhất.

1, Cách sắm lễ cúng nhà mới.
– Mâm lễ cúng nhà mới dâng Thần Linh và Gia Tiên ngày nhập trạch gồm có: Trầu cau, Hương, Hoa, Vàng mã, Rượu, Thịt, Xôi, Gà, Hoa quả, Bánh kẹo…

2, Các bước tiến hành nhập trạch về nhà mới trước khi đọc văn khấn nhập trạch thuê nhà.
– Khi vào nhà mới, gia chủ việc đầu tiên mang vào là chiếu hoặc đệm. Sau đó là bếp lửa(bếp ga hoặc bếp dầu), một cái chổi mới, gạo nước… lễ vật cúng Thần Linh để vào nhà mới và xin phép thần linh rước vong linh Gia Tiên về nhà mới để thờ phụng.

+ Tiếp đến, sắp lễ vật lên bàn, mâm đặt theo hướng hợp với gia chủ. Tự tay chủ nhà chủ thắp nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch vào nhà mới.

+ Kế đến, chủ nhà sẽ khai bếp và đun nước với mục đích pha trà dâng thần linh, gia tiên.

+ Khi hoàn tất xong các thủ tục khấn thần linh (cúng xong + đọc văn khấn thần linh khi nhập trạch), thì gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên (đọc văn khấn cáo yết gia tiên). Sau khi xong tất cả mới được sắp xếp đồ đạc trong nhà.

 Văn khấn gia tiên khi nhập trạch về nhà mới.
 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

 Liệt Tổ Liệt Tông  (ghi họ tộc chỗ này) Gia Tại Thượng .

Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại ….. Gia Tiên Linh

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Trên đây là bài văn khấn gia tiên khi nhập trạch về nhà mới đúng phong tục cổ truyền nhân dân ta. Chúc quý bạn về nhà mới được an khang thịnh vượng, gia đình khỏe mạnh, mọi người làm ăn phát đạt và luôn luôn gặp may mắn .

—————

Văn khấn cất nóc nhà, xây thêm tầng trên cùng mà không phải ai cũng biết .
Càng về cuối năm thì nhu cầu sửa sang nhà cửa, chung cư càng nhiều. Trước khi sửa sang cất nóc cần phải làm lễ cúng. Tuy nhiên cúng lễ cũng như đọc văn khấn đổ trần hay văn khấn cất nóc nhà, sửa sang chung cư như thế nào mới đúng. Quả thực vậy, trước khi sửa sang nhà cửa người ta thường mời thầy về để làm lễ, rồi xem ngày nào đẹp, chọn ngày tốt khởi công theo tuổi. Bởi vì người ta tin rằng nếu chọn được ngày đẹp rồi làm lễ đọc văn khấn đổ mái nhà, thì ngôi nhà sẽ được trường tồn với thời gian. Không những thế gia chủ được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành. Chính vì vậy tục lệ cúng và đọc văn khấn cất nóc nhà là rất quan trọng. Nếu làm không cẩn thận thì bản thân gia chủ còn gặp tai họa. Do đó bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp quý bạn cách sắm mâm lễ cúng sửa nhà và bài văn khấn cất nóc nhà đầy đủ theo phong tục cổ truyền Việt Nam.

1. Lễ cúng sửa nhà gồm những gì trước khi làm lễ đọc bài cúng đổ trần nhà
– Đồ cúng gồm heo , gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã, rượu, thịt luộc.

– Nếu là lễ động thổ đào móng nhà, xưởng thì sau khi dọn sạch cỏ cây người chủ đặt mâm lễ lên một cái ghế cao. Ghế được đặt ở giữa khu đất sẽ được đào móng nhà, móng xưởng,

– Trong lễ sửa nhà cất nóc xây tầng trên thì ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã. Sau khi Thầy phong thủy làm lễ và đọc văn khấn cũng lễ động thổ làm nhà xong thì gia chủ cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên sau đó mới cho thợ đào móng.

 

Bài văn cúng đổ mái nhà (Bài văn khấn cất nóc nhà xây thêm tầng trên) 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ………………

Nơi ở : ………………………………………………………………

Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …… (sửa chữa nhà , xây thêm …. ) căn nhà ở địa chỉ: …… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt chúng con đọc văn khấn đổ mái nhà, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…)

Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Qua bài viết này quý bạn đã biết cách sắm đồ mâm cúng sửa chữa nhà và cách chuẩn bị bài khấn cất nóc nhà (văn khấn cất nóc nhà)  rồi chứ. Tuy rất đơn giản, nhưng khi cúng thì mọi người cúng bằng sự thành tâm nhất để xin Thổ Công gìn giữ bàn nhiều phước lành cho ngôi nhà mới này cùng với gia đình luôn gặp nhiều may mắn.

—————

Bài văn khấn lễ động thổ và cách chuẩn bị đồ lễ chuẩn cổ truyền Việt Nam .
Tục ngữ có câu “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là 3 việc quan trọng nhất của cuộc đời người đàn ông. Quả thực vậy, khi động thổ làm nhà người ta thường mời thầy về xem ngày tốt động thổ theo tuổi gia chủ, rồi xem ngày nào đẹp, chọn ngày tốt làm nhà. Bởi vì người ta tin rằng nếu chọn được ngày đẹp rồi làm lễ đọc văn khấn lễ động thổ (văn khấn khởi công xây dựng), thì ngôi nhà sẽ được trường tồn với thời gian. Không những thế gia chủ được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành. Chính vì vậy tục lệ cúng và đọc văn khấn lễ động thổ trước khi làm nhà là rất quan trọng. Nếu làm không cẩn thận thì bản thân gia chủ còn gặp tai họa. Do đó bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp quý bạn cách sắm mâm lễ cúng sửa nhà và làm bài văn khấn lễ động thổ đầy đủ theo phong tục cổ truyền Việt Nam.

 

1, Cách sắm đồ lễ để làm lễ khởi công trước khi đọc văn khấn lễ động thổ.
– 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)

– Một con gà.

– Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.

– Một đĩa muối

– Một bát gạo, Một bát nước.

– Nửa lít rượu trắng.

– Bao thuốc, lạng chè.

– Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

– Một đinh vàng hoa.

– Năm lễ vàng tiền.

– Năm cái oản đỏ.

– Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm).

– Năm quả tròn (ngũ quả: 5 loại trái cây).

– Chín bông hoa hồng đỏ.

– 1 đĩa muối gạo,

– 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.

Chú ý: Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã. Sau khi Thầy phong thủy làm lễ và đọc văn khấn lễ động thổ làm nhà xong thì gia chủ cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên sau đó mới cho thợ đào móng.

 

Bài văn khấn lễ động thổ (bài cúng động thổ) đầy đủ nhất theo phong tục cổ truyền dân tộc.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à: …………….

Ngụ tại: ……………………

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo …. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Qua bài viết này quý bạn đã biết cách sắm lễ động thổ làm nhà và chuẩn bị văn khấn lễ động thổ (bài cúng động thổ) hay còn gọi văn khấn khởi công xây dựng rồi chứ. Tuy rất đơn giản, nhưng khi cúng thì mọi người cúng bằng sự thành tâm nhất để xin Thổ Công gìn giữ bàn nhiều phước lành cho ngôi nhà mới này cùng với gia đình luôn gặp nhiều may mắn.

—————–

 

Bài văn khấn lễ Mẫu Thượng Thiên – Ý nghĩa bài văn khấn Mẫu Thượng Thiên .
Theo phong thủy học, thì từ ngàn đời nay vào các ngày Lễ Tết, mồng Một, ngày Rằm và những ngày hệ trọng thì mọi người thường lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để lễ cầu cho gia đình bình an, mọi người khỏe mạnh, an khang thịnh vượng. Đặc biệt đầu năm mới là dịp các gia đình hay đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ để cúng bái cảm tạ các vị Tiền Nhân có công với làng với xã, những người có công với tổ quốc trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ tổ quốc và để xin các tiền nhân phù hộ cho năm mới gặp nhiều may mắn cả về cuộc sống lẫn công việc. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về trình tự đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ thì không phải ai cũng biết. Mời quý bạn vào đọc Trình tự lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ để nắm rõ các bước trước khi lên lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ sau đó mới đọc bài viết này để giúp quý bạn hiểu hơn văn khấn Mẫu Thượng Thiên đúng với phong tục cổ truyền Việt Nam nhất.

 

1. Ý nghĩa bài khấn Mẫu Thượng Thiên .
– Văn khấn Mẫu Thượng Thiên là nghi lễ khi lên Đình, Đền, Miếu, Phủ tạ ơn các Tiền Nhân đã có công vơi dân tộc, làng xóm, xã. Theo tập tục thì cứ vào các dịp lễ Tết, Rằm thì ở khắp mọi nơi trên nước Việt. Các gia đình cùng nhau đi trẩy hội lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để tỏ lòng biết ơn, nhớ thương và ngưỡng mộ các vị Tiền Nhân, Thần Linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

 
Bài văn khấn Mẫu Thượng Thiên .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hiện Thiên Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

Con kính lạy Mẫu Thựong Thiên Đức Chí Tôn.

Hương tử con là:…………………….

Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn…………………

Ngụ tại:……………………………….

Hôm  nay là ngày…………..tháng…………..năm………

Chúng con chấp tay kính lễ, khấu đầu vọng bái Mẫu Thượng Thiên. Cúi xin Thánh Mẫu Thượng Thiên, rủ lòng thương xót phù hộ độ trì cho chúng con được toàn gia an khang, bách sự như ý, vạn sự tốt lành.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Trên đây là bài văn khấn Mẫu Thượng Thiên chuẩn nhất theo phong tục Việt Nam. Kính mong quý bạn lên Đình, Đền, Miếu, Phủ thì ăn mặc chỉnh tề, cầu lễ thành tâm trước các Tiền Nhân. Và được Tiền Nhân ban ơn cũng như phù hộ cho mình và cho gia đình mình.

—————

Bài văn khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn – Ý nghĩa bài văn khấn Mẫu Thượng Ngàn .
Theo phong thủy học, thì từ ngàn đời nay vào các ngày Lễ Tết, mồng Một, ngày Rằm và những ngày hệ trọng thì mọi người thường lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để lễ cầu cho gia đình bình an, mọi người khỏe mạnh, an khang thịnh vượng. Đặc biệt đầu năm mới là dịp các gia đình hay đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ để cúng bái cảm tạ các vị Tiền Nhân có công với làng với xã, những người có công với tổ quốc trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ tổ quốc và để xin các tiền nhân phù hộ cho năm mới gặp nhiều may mắn cả về cuộc sống lẫn công việc. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về trình tự đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ thì không phải ai cũng biết. Mời quý bạn vào đọc Trình tự lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ để nắm rõ các bước trước khi lên lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ sau đó mới đọc bài viết này để giúp quý bạn hiểu hơn Khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn (Ban Sơn Trang) đúng với phong tục cổ truyền Việt Nam nhất.

1. Ý nghĩa bài khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn (Ban Sơn Trang) .
Văn khấn ăn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu là nghi lễ khi lên Đình, Đền, Miếu, Phủ tạ ơn các Tiền Nhân đã có công vơi dân tộc, làng xóm, xã. Theo tập tục thì cứ vào các dịp lễ Tết, Rằm thì ở khắp mọi nơi trên nước Việt. Các gia đình cùng nhau đi trẩy hội lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để tỏ lòng biết ơn, nhớ thương và ngưỡng mộ các vị Tiền Nhân, Thần Linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

Bài khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn (Ban Sơn Trang) .

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức chúa Thương Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.

Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.

Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.

Hương tử con là…………………….        

Ngụ tại………………………..      

Nhân tiết……………Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ tri cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Trên đây là bài Khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn (Ban Sơn Trang) chuẩn nhất theo phong tục Việt Nam. Kính mong quý bạn lên Đình, Đền, Miếu, Phủ thì ăn mặc chỉnh tề, cầu lễ thành tâm trước các Tiền Nhân. Và được Tiền Nhân ban ơn cũng như phù hộ cho mình và cho gia đình mình.

——————-

Văn khấn yết cáo Gia thần Gia tiên trong lễ cưới gả mà ít người biết .
Có rất nhiều bạn trẻ không biết khi cưới hỏi phải làm thủ tục những gì? Bài văn khấn yết cáo Gia Thần Gia Tiên ý nghĩa ra sao? Bài viết dưới đây phong thủy học  xin trả lời các câu hỏi trên, và giúp quý bạn hiểu được bài khấn lễ hỏi hay con gọi văn khấn cưới gả là như thế nào nhé.

1. Ý nghĩa văn khấn cưới gả .
Ông bà ta có câu “Trai khôn dựng vợ, gái khôn gả chồng” .Từ cổ chí kim việc hôn nhân bao giờ cũng được xem là việc trọng đại nhất của cả một đời người. Khi cả 2 gia đình đã thống nhất và cùng tác hợp cho đôi bạn trẻ nên duyên vợ chồng. Lúc đó sẽ tiến hành các thủ tục như xem ngày tốt cưới hỏi kết hôn, lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, xem ngày tốt xấu để làm lễ cưới. Tuy nhiên để hợp đạo nghĩa “Uống nước, nhớ nguồn.  Như cây có cội, như sông có nguồn.” thì các ngày trọng đại này không thể quên được tổ tiên đã sinh thành ra mình. Bởi vậy để tốt đẹp thì cần phải làm lễ đọc văn khấn yết cáo Gia Thần Gia Tiên. Bài viết sau sẽ giúp bạn cách sắm lễ và văn khấn cưới gả (Văn khấn yết cáo Tổ tiên).
 

2. Cách sắm đồ lễ để làm lễ yết cáo Gia tiên khi làm lễ đính hôn .
Ngày lễ chạm ngõ, gia đình nhà trai làm mâm lễ mặn xôi, gà cúng Gia Tiên để trình báo việc hệ trọng của chàng trai. Lễ chạm ngõ, nhà trai mang sang nhà gái gồm: một cơi trầu(12 mớ trầu), cau bổ tư hoặc để cả buồng, mưt sen, trà, rượu, thuốc lá, một thiếp vàng. Cha cô dâu tương lai mang lễ vật này đặt lên bàn thờ Gia Tiên để cúng trình báo việc hệ trong của con gái.

Lễ ăn hỏi: Nhà gái nhận lễ ăn hỏi của nhà trai gồm: Trầu, cau, trà, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh phu thê,…theo yêu cầu của mình rồi đặt lên bàn thờ cúng Gia Tiên. Sau lễ ăn hỏi nhà gái đem chia lễ ăn hỏi cho họ hàng, bạn bè, người thân, cơ quan,…Khi chia lễ ăn hỏi người chia lễ đưa thiệp mời dự đám cưới có ghi ngày giờ đã chọn.

Lễ cưới được tổ chức vào ngày lành tháng tốt do hai bên gia đình chọn. Hoặc quý bạn có thể vào đây để xem ngày tốt cưới hỏi năm 2021 để chọn được ngày đẹp tháng đẹp hợp tuổi vợ chồng

 

Văn khấn yết cáo Gia Thần Gia Tiên (Văn khấn cưới gả cho cả nhà trai và nhà gái).
Khi gia đình có hỷ sự thì cả hai gia đình đều phải làm lễ Gia Tiên cùng với bài khấn sau:

Văn khấn yếu cáo Gia Tiên khi cưới gả .
 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Tổ tiên họ nội họ ngoại chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là:…………………………………….

Ngụ tại:……………………………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tín chủ con có con trai(con gái) kết duyên cùng…………

Con của ông bà……………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………….

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn, trước linh tọa Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, trước linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:

Phúc tổ di lai,

Sinh trai có vợ(nếu là nhà trai)

Sinh gái có chồng(nếu là nhà gái)

Lễ mọn kính dâng, Duyên lành gặp gỡ,

Giai lão trăm năm, Vững bền hai họ,

Nghi thất nghi gia, Có con có của,

Cầm sắt giao hòa, Trông nhờ phúc Tổ,

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Trên đây là bài văn khấn yết cáo Gia Thần Gia Tiên còn gọi là văn khấn cưới gả. Quý bạn chuẩn bị thật kỹ đồ lễ nhé, cưới xin là việc hệ trọng vì cả đời người cưới 1 lần. Lễ gia tiên nhà trai và lễ gia tiên nhà gái được xem như là ngày yết cáo hay báo cáo tổ tiên về chuyện trọng đại gia đình có thêm người mới. Mong tổ tiên chúc phúc vì vậy đừng làm qua loa mà mổ tiên trách mắng. Xin chúc quý bạn vợ chồng son trăm năm hạnh phúc!

———————

Khi Nào Bạn Nên Đeo Trang Sức Phong Thủy Phật Bản Mệnh

Hướng Dẫn Phân Biệt Kính Cơn Ao Giá Rẻ Và Hàng Malasyaia Đơn Giản