Bài Giảng Công Nghệ 11, Bài 17: Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại.
I,Nguyên lý cắt và dao cắt GV: đưa ra phôi, trục giữa xe đạp và đặt câu hỏi. -Từ phôi như trên làm thế nào để tạo ra trục giữa xe đạp? -Lấy kim loại thừa bằng cách nào? -Phần kim loại bị cắt bỏ đi gọi là gì? -Vậy bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là gì? -Em có nhận xét gì về phương pháp gia công cắt gọt với các phương pháp gia công khác mà em đã học? GV: Dùng hình ve 17.1 sgk cho HS quan sát. -Phoi được hìmh thành như thế nào? -Dao cắt kim loại phải có độ cứng như thế nào so với phôi? -Để dao cắt được vật liệu thì giữa dao và phôi phải có điều kiện gì? GV:Đặt câu hỏi cho cả 3 ví dụ. -Tiện kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? -Bào kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? -Khoan kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? GV: Yêu cầu HS quan sát 17.2a sgk và đặt câu hỏi: -Em hãy chỉ đâu là mặt trước của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện? -Em hãy chỉ đâu là mặt sau của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện? -Em hãy chỉ đâu là lưỡi cắt chính của dao tiện? Được tạo ra bởi các mặt nào, có tác dụng gì khi tiện? GV: Yêu cầu HS quan sát 17.2b sgk và đặt câu hỏi: -Góc trước được tạo ra như thế nào? Vai trò của góc trước khi tiện? -Góc sau được tạo ra như thế nào? Vai trò của góc sau khi tiện? -Góc sắc được tạo ra như thế nào? Ý nghiãø của góc trước khi tiện? -Thân dao có hình dạng như thế nào? Tai sao? Làm bằng vật liệu gì? -Bộ phận cắt làm việc trong điều kiện như thế nào? -Em hãy nêu tên vật liệu để tạo ra bộ phận cắt ? -Để dao cắt được kim loại độ cứng của dao như thế nào với dộ cứng của phôi? HS: quan sát -Lấy đi một phần kim loại thừa của phôi. -Dùng máy cắt và dao cắt -Phoi -HS dựa vào mục 1/82 sgk trả lời. -HS so sánh về đặc điểûm, độ chính xác và độ bóng bề mặt giữa các phương pháp gia công. -HS quan sát H17.1 /82 sgk trả lời. -HS dựa vào mục a/82 sgk trả lời. -Độ cứng của dao > Độ cứng của phôi. -Giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối -Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt, dao chuyển động tịnh tiến. -Phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến tạo ra chuyển động cắt. -Phôi cố định, mũi khoan vừa chuyển động quay, vừa chuyển động tịnh tiến tạo ra chuyển động cắt. -HS trả lời -Lưỡi cắt là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau của giao tiện. HS: Độ dài O’A’ so với OA, O’B’ so với OB, O’C’ so với OC thay đổi. -HS quan sát H 17.2 và đọc sgk tramg 83 trả lời. -HS quan sát H 17.2 và đọc sgk tramg 83 trả lời. -HS quan sát H 17.2 và đọc sgk tramg 83 trả lời. -Vật liệu chế tạo bộ phận cắt phải có độ cứng cứng hơn độ cứng của phôi. I,Nguyên lý cắt và dao cắt 1, Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt (dao cắt, máy cắt…) để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. KL -Phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí. -Phương pháp này tạo ra các chi tiết có độ chính xác và độ bóng bề mặt cao. 2, Nguyên lý cắt a, Quá trình hình thành phoi 1-phôi; 2-mặt phẳng trượt; 3-phoi; 4-dao; 5-chuyển động cắt -Dưới tác dụng của lực do máy tạo ra dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao dịch chuyển theo mặt trượt tạo thành phoi. a, Chuyển động cắt để dao cắt được kim loại giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối với nhau. 3, Dao cắt a, Các mặt của dao -Mặt trước là mặt tiếp xúc với phôi. -Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. -Lưỡi cắt là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau của giao tiện. -Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao. b, Góc của dao -Góc trước
γ
là góc tạo bởi mặt trước với mặt phẳng song song với mặt đáy của dao. Góc
γ
càng lớn thì phôi thoát càng dễ. -Góc sau
α
là góc tạo bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao với mặt đáy của dao. Góc
α
càng lớn thì ma sát giữa phôi với mặt sau của dao càng nhỏ. -Góc sác
β
là góc tạo bởi mặt sau với mặt trước của dao. Góc
β
càng nhỏ thì dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn. 3, Vật liệu làm dao a, Thân dao -Làm bằng thép 45. -Hình trụ chữ nhật hoặc vuông. b, Bộ phận cắt -Điều kiện làm việc: chịu ma sát mài mòn, nhiệt độ cao, áp lực lớn. -Vật liệu: Thép gió, thép hợp kim *Chú ý: vật liệu chế tạo bộ phận cắt phải có độ cứng cứng hơn độ cứng của phôi.