Bài 8: Những ứng dụng của tin học

BÀI 8. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC

1. Giải các bài toán khoa học kỹ thuật

– Các bài toán phát sinh từ các lĩnh vực kỹ thuật: xử lý các số liệu thực nghiệm.

– Không dùng máy tính thì không thể thực hiện phép toán trong thời gian cho phép.

– Sử dụng máy tính có thể tính được nhiều phương án và mô tả trực quan trên màn hình hặc in ra giấy.

2. Giải các bài toán quản lý

– Đặc điểm chung là phải xử lý một lượng lớn thông tin đa dạng.

– Ví dụ các phần mềm chuyên dụng: word, Excel, Foxpro…

– Quy trình quản lý tin học:

  • Lưu trữ, sắp xếp một cách hợp lý.

  • Cập nhật hồ sơ.

  • Tìm kiếm , thông kê,…

3. Tự động hóa và điều khiển

– Giúp con người có được quy trình công nghệ tự động hóa linh hoạt, chính xác, chi phí thấp, hiệu quả.

4. Truyền thông

– Xu hướng tất yếu là sự liên kết giữa các mạng truyền thông và các mạng máy tính

– Các công nghệ truyền thông hiện đại:

  • Mạng máy tính toàn cầu Internet

  • E – commerce (thương mại điện tử).

  • E – learning (đào tạo điện tử).

  • E – government (chính phủ điện tử)

5. Công tác văn phòng

– Tổng hợp, phân tích số liệu của cơ quan

– Lập dự án cho công ty

– Việc biên soạn các văn bản hành chính, lập kế hoạch công tác, … tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

6. Trí tuệ nhân tạo

– Giúp con người tính đến các yếu tố, tình huống liên quan đến 1 việc nào đó, đưa ra một số lựa chọn tương đối tốt với những lý giải kèm theo.

– Mục tiêu của hướng nghiên cứu này là thiết kế các máy thuộc các lĩnh vực trí tuệ con người (đọc được văn bản, hiểu được tiếng nói)

– Máy tính đưa ra phương án có thể lựa chọn phương án tốt.

– Phiên dịch, chẩn đoán bệnh, nhận dạng chức viết, tiếng nói,…

– Chế tạo robot

7. Giáo dục

– Thiết kế các thiết bị hỗ trợ cho việc học tập, làm cho dạy học sinh động hơn => Học sinh có cảm giác hứng thú học hơn.

– Việc học còn thực hiện qua Internet

8. Giải trí

– Sử dụng phần mềm máy tính tạo cho con người có nhiều phương tiện giải trí mới phong phú: Các phần mềm nghe nhạc, xem phim, game,…