Bài 32: Tập tính của động vật ( Tiếp theo )
Các loại tập tính
Đặc điểm
Ví dụ
Tập tính kiếm ăn
Rình mồi và vồ mồi hoặc lẩn trốn, bỏ chạy.
- Hải li đắp đập để bắt cá.
- Mèo rình mồi.
Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
- Cầy hương dùng mùi hương ở tuyến thơm để đánh dấu.
- Chó, mèo, hổ,… đánh dấu địa phận bằng nước tiểu.
Tập tính sinh sản
Phần lớn là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng.
- Gà trống, công đực khoe mẽ với con cái bằng các điệu múa hay màu lông rực rỡ.
- Hươu đực húc nhau, con nào thắng được giao phối với con cái.
Tập tính di cư
Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm,… một số loài côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản.
- Chim én di cư.
- Cá hồi vượt đại dương để sinh sản.
Tập tính xã hội
Là tập tính sống bầy đàn.
+ Tập tính thứ bậc: trong mỗi bầy đàn đều có sự phân chia thứ bậc.
+ Tập tính vị tha: là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
- Tập tính thứ bậc: hươu, nai, voi,… có con đầu đàn.
- Tập tính vị tha: ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến,…