Bài 26. NHIỆT ĐỘ VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 275 trang )
đông), có cây cần nhiều ánh sáng mặt trời (ví dụ, các cây được trồng vào mùa hè), có cây rụng lá
về mùa đông, có động vật sống được ở nơi nhiệt độ môi trường thấp, trong khí đó cũng có động
vật thích nghi với nơi có nhiệt độ môi trường cao.
Các câu hỏi trong phần khởi động như:
– Vì sao một số loài cây khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh thì cây lại chết?
– Vì sao cây xương rồng lại có thể sống ở nơi sa mạc, nơi có nhiệt độ môi trường rất cao?
– Vì sao nhiều loài cây lại rụng lá về mùa đông?
Chỉ là các gợi ý cho học sinh, giáo viên nên lựa chọn các loài thực vật ở địa phương, gần gũi
với vốn hiểu biết của học sinh để kích thích học sinh đưa ra câu trả lời.
Câu hỏi:
– Nếu di chuyển động vật sống ở Nam cực (nơi có nhiệt độ môi trường rất thấp) như chim
cánh cụt về nơi có khí hậu ấm áp (ở vùng nhiệt đới) liệu chúng có sống được không? Vì sao?
là câu hỏi mở, có thể có các phương án trả lời:
– Động vật không thể tồn tại nếu di chuyển đột ngột.
– Động vật có thể tồn tại nếu có thời gian thích nghi.
Việc trao đổi, thảo luận trong lớp nhằm làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết:
– Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật? Ngược lại, sinh vật
có tác động trở lại với nhiệt độ của môi trường như thế nào?
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(I). Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên đời sống sinh vật
1. Với đời sống thực vật
a)Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt sẽ tạo thuận lợi cho sự trao đổi chung toàn lớp: Phải
chăng nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt?
Thí nghiệm có thể thực hiện với bình xốp chứa nước đá (như sách hướng dẫn) hoặc cũng có
thể sử dụng một đèn sưởi (nguồn nóng), ngăn cách với bình xốp bằng một tấm bìa bôi đen (để
không làm thay đổi biến số: ánh sáng).
Trước khi tiến hành thí nghiệm cần yêu cầu học sinh đưa ra dự đoán về hiện tượng và sau đó
cần đối chiếu kết quả thí nghiệm với dự đoán đã đưa ra ban đầu. Dự đoán cần được ghi lại.
Giáo viên có thể tìm hiểu thêm các thông tin về sự ảnh hưởng của nhiệt độ với thực vật như:
– Mỗi loại thực vật đều có mức nhiệt tối đa và tối thiểu để có thể tồn tại và phát triển được.
Nếu nhiệt độ môi trường vượt quá những mức này, năng suất cây trồng sẽ giảm xuống. Chính vì
vậy, chúng ta không thể thấy các khu vực khí hậu khác nhau trên Trái Đất có thể gieo trồng cùng
một loại cây lương thực hay hoa màu (dĩ nhiên, vẫn cần phải xem xét giá trị dinh dưỡng có trong
đất và lượng mưa mỗi vùng). Ví dụ như:
o
* Trung du miền núi phía Bắc: Địa bàn vùng này gồm 12 tỉnh với vĩ độ bắc từ 22 C (Cao
o
Bằng) xuống đến 21 17 (Bắc Giang). Nhiệt độ tháng giêng là tháng lạnh nhất trong năm, thấp
o
o
nhất là 13,7 C ở Lạng Sơn và cao nhất là 16,4 C tại Bắc Giang, cả hai trị số này đều thấp dưới
o
18 C, có mùa khô lạnh và mùa mưa nóng, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Vùng thấp dưới 500 m: trồng chuối, dứa, ổi, đu đủ, táo, hồng xiêm.
Vùng cao trên 500 m: trồng đào, mận, hồng dòn, lê châu Á.
* Vùng đồng bằng sông Hồng: Vùng này gồm 9 tỉnh nằm trong tam giác châu thổ sông
o
o
Hồng. Nhiệt độ bình quân cả năm là 24 C. Tháng giêng là tháng lạnh nhất với nhiệt độ 16,5 C.
Khí hậu chia làm hai mùa chính: Mùa đông lạnh và khô từ tháng 10 đến tháng 2; mùa mưa nóng
ẩm từ tháng 3 đến tháng 9. Cây ăn quả tiêu biểu của vùng này là: nhãn, vải. Cây ăn quả khác của
vùng: hồng xiêm, cam, quýt, bưởi, khế, táo. Cây bơ được trồng ở một điểm tại Hà Nam và cho
thu nhập tốt.
* Vùng duyên hải Bắc Trung bộ: bao gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đặc điểm của vùng là nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam.
o
Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất trong năm (tháng 1) ở Thanh Hoá và Vinh là 17,4 C và
o
o
o
17,9 C; các trị số này của Đồng Hới (Quảng Bình) và Huế là 19 C và 20 C. Cây ăn quả điển
hình là nhãn, vải, đu đủ, mít… Một số vùng núi cao miền tây Thanh Hoá, Nghệ An có thể trồng
một số cây ăn quả có độ lạnh thấp như mận, đào, hồng.
* Vùng Tây Nguyên: thuộc khí hậu nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng chia cắt địa hình nên mát
hơn nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh. Có nơi khí hậu còn mang tính á nhiệt đới như Đà Lạt,
Pleiku. Loại cây trồng thích hợp là cà phê, chè, cao su.
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động tìm các loại cây trồng hoặc cây ăn quả phù hợp với các
loại khí hậu khác nhau ở địa phương nơi học sinh sinh sống.
b)Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật
Nội dung này có thể cho các nhóm học sinh thực hiện dự án. Nhiệm vụ của dự án là tìm
kiếm các thông tin về sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến hình thái và hoạt động sinh lí
của thực vật. Sản phẩm của dự án của các nhóm cho phép điền được vào bảng
Tên thực vật
Nơi sống
Nhiệt độ môi trường
Phản ứng thích nghi với
nhiệt độ môi trường
2. Với đời sống động vật
Các hoạt động hình thành kiến thức về ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống động vật cũng
tiến hành tương tự như với thực vật.
Sản phẩm của cả lớp cũng là các nội dung điền vào bảng sau:
Tên động vật
Nơi sống
Nhiệt độ môi trường
Phản ứng thích nghi
với nhiệt độ môi
trường
(II). Ảnh hưởng của sinh vật với nhiệt độ môi trường
Nội dung về tác động trở lại của sinh vật đến nhiệt độ môi trường, giáo viên cho học sinh
khai thác thông tin tìm hiểu vai trò của thực vật đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu, từ đó giáo
dục thái độ đối với môi trường.
C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. a) Ngồi dưới bóng cây mát hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
– Cây hấp thụ hơi nóng (nhiệt) từ Mặt Trời và thoát hơi nước còn mái che hấp thụ hơi nóng
nhưng lại toả nhiệt.
– Cây cũng có thể tạo gió làm mát.
b) Thí nghiệm cho thấy có các giọt nước nhỏ đọng lại trong túi ni lon, điều đó chứng tỏ nước
thoát hơi nước và bị ngưng tụ lại, đọng lại trong túi ni lon.
2. a) Trong cuộc săn bắt, thỏ thường chạy rất nhanh nên thân nhiệt của nó sẽ tăng, nếu thân
nhiệt tăng lên quá cao sẽ khiến cho não của thỏ bị tổn thương và nó có thể chết. Vì thế nó thường
chạy nhanh để chui vào chỗ mát mẻ để trú ẩn.
b)Khi đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ đọng lại trên da và quá trình bay hơi sẽ diễn ra.
Bay hơi là phương thức thải nhiệt đặc biệt ích lợi cho cơ thể khi nhiệt độ môi trường cao hơn
nhiệt độ da. Một gram nước bay hơi trên mặt da sẽ lấy đi 0,58 kcal nhiệt. Phương thức bay hơi
giúp thải 22% lượng nhiệt trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Cơ thể có 2 loại bay hơi nước là:
– Bay hơi không cảm thấy: Đó là sự bay hơi qua da và bề mặt hô hấp, khoảng 450–700
ml/ngày. Sự bay hơi này không thể kiểm soát bởi hệ thống điều nhiệt.
– Bay hơi mồ hôi: Trong điều kiện nóng hoặc vận cơ mạnh, tuyến mồ hôi sẽ bài tiết nhiều
mồ hôi. Mồ hôi sau khi được tiết ra phải được bay hơi thì mới có tác dụng chống nóng. Vì vậy,
trong điều kiện khí hậu nóng, nếu độ ẩm cao sẽ rất khó chịu. Trong điều kiện cực kì nóng, mồ
hôi có thể ðýợc bài tiết 1,5 lít/giờ. Sự bay hõi mồ hôi có lợi là làm thải nhiệt nhanh nhýng có thể
làm cho cõ thể mất nýớc và muối.
c)Bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, kí sinh trùng…)
chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy… Khi bị sốt
o
cao ở nhiệt độ 39 – 40 C, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối
loạn thần kinh, co giật, thiếu oxi não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử
vong… Do đó cần tìm các cách thích hợp để hạ thân nhiệt.
d)Gấu Bắc Cực, chim cánh cụt và cừu sống được ở xứ lạnh vì chúng có bộ lông dày, làm cho
cơ thể giữ được ấm khi ngoài trời lạnh.
D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao:
Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét
Gió bấc là gió thổi từ phương bắc tới, mang theo hơi lạnh. Sếu không chịu được lạnh, vì thế,
về mùa đông, từng đàn sếu thường di cư từ phương bắc xuống phương nam tránh rét, đó cũng là
lúc thời tiết chuyển sang giá lạnh.
Trâu năm sáu tuổi còn
nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh
về già,
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,
Mùa đông tháng giá, bò dò làm
sao!
Các loài bò có tuổi thọ ít hơn so với trâu, vì vậy
Trâu năm sáu tuổi còn
nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh
về già,
Trong hai con vật thân quen với cuộc sống của người nông dân là trâu và bò thì trâu được
đánh giá cao hơn bò: “Trâu gầy cũng tày bò giống”, “Trâu he cũng bằng bò khoẻ” (Tục ngữ). Bò
khả năng chịu rét kém, sức kéo không khoẻ bằng trâu, đặc biệt là việc kéo cày ở đồng chiêm, nơi
mùa đông thường lạnh, có sương muối thì bò kém xa trâu.