Bài 12 : Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý
Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA THỜI LÝ
Nội Dung Chính
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ.
1. Sự chuyển biến của nông nghiệp.
Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu.
– Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu, và người có công; ruộng khai hoang.
– Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê.
– Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.
– Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cầy – lễ Tịch Điền.
– Nông nghiệp phát triển được mùa liên tục
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
a. Thủ công nghiệp
– Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tầm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……
– Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.
– Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên…
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (Một Cột)
vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông
b. Thương nghiệp
– Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị.
– Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt -Trung, bến Vân Đồn (Quảng Ninh)
– Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc.
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA.
1. Những thay đổi về mặt xã hội
– Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ .
– Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán.
– Tầng lớp nô tỳ.
* Địa chủ gồm quan lại, công chúa, hoàng tử được cấp ruộng, và nông dân giàu .
* Nông dân: là lực lượng lao động chính, đinh nam nhận ruộng công là nông dân thường; nông dân nghèo nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ trở thành nông dân tá điền .
=> Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn; địa chủ nhiều hơn; nông dân tá điền tăng lên.
2. Giáo dục và văn hóa
a. Giáo dục
– Năm 1070 lậpVăn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử ,dạy con vua học .
– Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.
Khuê Văn Các ở Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội)
– 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học , trường đại học đầu tiên của Việt Nam .
– Học Nho học, và chữ Hán, bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt .
– Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu
– Phật giáo phát triển : do các nhà sư có học được triều đình và nhân dân tôn trọng
b.Văn hóa
– Nhân dân ưa ca hát nhảy múa , hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền
– Kiến trúc và điêu khắc phát triển :
– Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên.
– Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc , uyển chuyển như một ngọn lửa.
– Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: Văn hoá Thăng Long.
Chùa Một Cột năm 1896.
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Tình hình ruộng đất dưới thời Lý như thế nào?
Trả lời
Ruộng đất trong cả nước trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Nhưng thực tế, phần lớn ruộng đất lại do nông dân canh tác. Hằng năm, dân làng chia nhau ruộng đất công để cày cấy và nộp thuế cho nhà vua
2. Bên cạnh việc cày tịch điền, nhà Lý có những biện pháp gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
Trả lời
Để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà Lý đã thực hiện các chính sách như
– Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang
– Tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, cho đắp đê phòng lụt
– Ban hàng luật lệnh cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
3. Những biểu hiện nào cho thấy nhà Lý chú ý đến công tác thủy lợi?
Trả lời
– Năm 1051, Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm (Ninh Bình)
– Ở khu vực gần Thăng Long, nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá, khơi sâu rộng thêm các sông Lãnh Kinh (1089) và Tô Lịch (1192)
4. Em hãy cho biết nền nông nghiệp thời Lý đạt kết quả như thế nào? Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển như vậy?
Trả lời
– Kết quả: Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, kinh tế nông nghiệp phát triển và được mùa liên tục
– Lý do:
+ Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, thực hiện những chính sách tiến bộ có tác dụng đối với sản xuất
+ Nhân dân cần cù lao động, chăm lo phát triển sản xuất
5. Qua hình 22 (SGK trang 44) em biết gì về “Đền Đô”?
Trả lời :
– Đền Đô là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý nên còn gọi là đền Lý Bát Đề (hay đền Cổ Pháp), nằm ở làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá nguyên vẹn.
– Đền được xây dựng từ lâu và thường xuyên được tu bổ, mở rộng nhưng lần xây dựng lớn nhất là vào thời Lê trung hưng, thế kỉ XVII, với kiểu “nội công, ngoại quốc”
– Tại Đền Đô còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý, nhiều tài liệu lịch sử quan trọng, đặc biệt là văn bia Cổ Pháp điện đạo bia của Trạng Nguyên Phùng Khắc Khoan, được khắc vào năm 1602, nhân việc nhà Lê trùng tu lại Đền Đô, trong đó ghi lại công đức to lớn của nhà Lý và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc : “…..Thánh hiền nối tiếp 8 đời vua, làm chủ hết muôn phương trong nước, nối ngôi trường cửu 216 năm, được lòng dân trong nước…”
– Lễ hội Đền Đô được tổ chức từ ngày 15 đến 17-3 âm lịch, kỉ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang, là ngày hội lớn nhất mang tính chất quốc gia, thu hút hàng vạn khách hành hương.
6 . Nội dung đoạn in nghiêng (phần 2 SGK trang 45) cho thấy nghề thủ công nào phát triển mạnh dưới thời Lý?
Trả lời
Đoạn in nghiêng (phần 2 SGK trang 45) cho thấy nghề thủ công phổ biến mạnh nhất dưới thời lý là nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa.
7. Em hãy cho biết vì sao nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống?
Trả lời
Việc nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống bởi vì nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng tơ lụa của nhân dân Đại Việt và qua đó cũng thể hiện được ý thức tự chủ của dân tộc, lòng tự hào đối với dân tộc.
8. Quan sát hình 23(SGK trang 45), em có nhận xét gì về hình dáng và hoa văn của ” bát men ngọc thời Lý” ?
Trả lời
– Nhìn trong ảnh ta thấy bát men ngọc thời Lý có mầu xanh nhạt, dáng cân đối, hoa văn trong lòng bát và những hoa dây, thể hiện sự thanh nhã và mang đậm tính dân gian.
– Bát men ngọc không chỉ là vật dụng trong gia đình rất thông dụng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu thời Lý, chứng tỏ sự phát triển của nghề thủ công làm đồ gốm sứ của nước ta thời kỳ này.
9. Bước phát triển mới của thủ công nghiệp dưới thời Lý là gì?
Trả lời
– Dưới thời Lý, bên cạnh những nghề thủ công cổ truyền, những nghề thủ công mới như nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải cũng được mở rộng,
– Có nhiều ngành nghề tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)
10. Tình hình thương nghiệp dưới thời Lý như thế nào?
Trả lời
Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước :
– Ở vùng hải đảo và miền biên giới, Lý – Tống có nhiều khu chợ tập trung để nhân dân đến trao đổi mua bán
– Có nhiều thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi buôn bán
– Nhiều trung tâm buôn bán hình thành như Thăng Long, Vân Đồn
11. Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương ghiệp của nước ta hồi đó như thế nào ?
Trả lời
Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương ghiệp của nước ta thời đó rất phát triển.
12. Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bản ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa ?
Trả lời
Nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ đi lại ở nội địa vì muốn đề cao tinh thần cảnh giác bảo vệ đất nước.
13. Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp?
Trả lời
– Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
– Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa làm ra càng nhiều, có chất lượng tốt dẫn đến nhu cầu trao đổi phát triển.
14. Trong xã hội thời Lý có những tầng lớp nào trong cư dân ? Đời sống của họ ra sao ?
Trả lời
– Vua quan: Bộ phận chính trong giai cấp thông trị, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi
– Địa chủ: Quan lại, hoàng tử, công chúa, một số thường dân : được cấp ruộng và có nhiều ruộng trở thành địa chủ có thế lực ở địa phương.
– Nông dân: chiếm đa số. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nhưng bị bóc lột nặng nề
– Những người làm nghề thủ công, buôn bán : Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với vua.
– Nô tì vốn là tù binh hoặc những người bị tội nặng, nợ nần hoặc bán thân, họ phải phục vụ trong cung điện, các nhà quan.
15 Những sự kiện nào cho thấy giáo dục ở thời Lý bắt đầu phát triển?
Trả lời
Sự kiện chứng tỏ giáo dục ở thời Lý bắt đầu phát triển là :
– Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dậy học cho các con vua
– Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan
– Năm 1076, nhà Lý mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm một số kì thi.
16. Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là gì?
Trả lời:
Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là chữ Hán và đạo Nho vì chữ Hán và đạo Nho đã được sử dụng từ thời Bắc thuộc, cho nên sử dụng chữ Hán, học sách Nho giáo trở thành một việc làm thuận tiện đối với giai cấp thống trị lúc bấy giờ.
17. Nêu điểm hạn chế về giáo dục và thi cử thời Lý
Trả lời :
Giáo dục và thi cử dưới thời Lý có những điểm hạn chế là :
– Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi
– Chỉ có con quan và con nhà giầu mới có điều kiện đi học
18. Em hãy nêu vị trí của đạo Phật thời Lý?
Trả lời :
Đạo Phật thời Lý rất thịnh hành, phát triển rộng khắp trong nhân dân và được xem là quốc giáo
19. Quan sát hình 26 (SGK trang 49), em thấy hình rồng thời Lý có hình dáng như thế nào ? Dáng rồng và hoa văn điêu khắc nói lên điều gì?
Trả lời :
– Hình tượng con rồng là một đề tài chạm trổ khác phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc thời Lý. Nhìn vào bức ảnh ta thấy rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc đều đặn, uyển chuyển như một ngọn lửa. Đầu rồng có tỷ lệ cân đối, hài hòa với thân rồng, chân rồng thanh mảnh, thường có 3 móng. Toàn bộ con rồng có hoa văn uốn lượn theo hình chữ S, tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp.
– Hình tượng con rồng thời Lý gắn chặt với nguồn gốc lịch sử dân tộc (con Rồng, cháu Tiên), đồng thời cũng nói lên ước mơ, mong muốn mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Sự thực, rồng chỉ là một con vật tưởng tượng của người xưa, do đó, rồng thời Lý mang nét riêng biệt, độc đáo.
20. Qua hình 24, 25, 26 (SGK trang 47,48, 49), em có nhận xét gì về trình độ kiến trúc và điêu khắc thời Lý?
Trả lời :
– Trình độ kiên trúc và điêu khắc tinh vi, thanh thoát thể hiện theo các tượng Phật, ở các hình trang trí rồng, chùa Một Cột đó là những hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý
– Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc, văn hóa Thăng Long.
21. Lập bảng so sánh về kinh tế, xã hội và văn hóa thời Lý và thời Đinh – Tiền Lê theo mẫu
Trả lời :
Nội dung
Nhà Đinh – Tiền Lê
Nhà Lý
Kinh tế
– Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển
– Thủ công nghiệp có nhiều ngành nghề
– Trung tâm buôn bán, chợ…. hình thành
– Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ
– Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Có thêm nhiều nghề mới
– Nhiều trung tâm trao đổi buôn bán. Hình thành địa điểm buôn bán với nước ngoài
Xã hội
Có hai tầng lớp : thống trị và bị trị nhưng sự phân biệt đẳng cấp chưa sâu sắc
Có hai tầng lớp chính : giai cấp phong kiến thống trị và giai cấp nông dân bị trị cùng một số it nô tì -> Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc hơn
Văn hóa
– Giáo dục chưa phát triển
– Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể
– Phật giáo phát triển
– Giáo dục bắt đầu phát triển
– Phật giáo rất phát triển
22. Hãy kể tên 9 đời vua thời Lý và cho biết thời gian tồn tại?
Trả lời :
STT
Đời vua
Thời gian
1
Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
1010 – 1028
2
Lý Thái Tông (Lý Phật Mã)
1028 – 1054
3
Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn)
1054 – 1072
4
Lý Nhân Tông ( Lý Càn Đức)
1072 – 1127
5
Lý Thần Tông (Lý Dương Hoán)
1128 – 1138
6
Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ )
1138 – 1175
7
Lý Cao Tông (Lý Long Cán)
1176 – 1210
8
Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sâm)
1221-1224
9
Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim)
1224-1225