Bài 11: Chúa Gọi Tôi Đi Tới

Bài 11

Dậy Men Tin Mừng 2

CHÚA GỌI TÔI ĐI TỚI

Cv 22,1. 3-16

   Tranh: Các ơn gọi ( hình Linh mục,
tu sĩ; hình gia đình: bố mẹ, con cái…)

      Các nhu cầu trên thế giới
( hình những người già nua, bệnh tật, trẻ mồ côi, bụi đời, giới trẻ,  các lớp giáo lý, những vùng kinh tế mới, cảnh
nghèo đói…)

 

I.   CẦU
NGUYỆN ĐẦU GIỜ:

     Lạy Chúa Giê-su, thật hạnh
phúc cho chúng con được cùng nhau đến đây để dâng lời cảm tạ Chúa, được lắng
nghe Lời Chúa và được Chúa dạy bảo. Chúng con xin dâng lên Chúa cuộc sống chúng
con với bao điều mơ ước, bao điều băn khoăn, lựa chọn.

     Xin Chúa ban Chúa Thánh
Thần  để Ngài giúp chúng con học giờ giáo
lý này đạt kết quả tốt đẹp như ý Chúa muốn.

    Hát : Hãy chiếu sáng tâm
hồn con…

II.  THẢO LUẬN:

<![if !supportLists]>1.  
<![endif]>Giải thích bài học:

     Các em thân mến, qua những
bài học trước, chúng ta nhận thấy mình thật hạnh phúc vì được làm người, làm
con Thiên Chúa (bài 6); Được sống trong gia đình Hội Thánh, được hiệp thông với
các thánh trên trời, mọi người dưới đất và các linh hồn trong luyện ngục (bài
7); Chúng ta được Chúa Giê-su trối cho một người Mẹ thiêng liêng là Mẹ Ma-ri-a,
để noi gương Mẹ và được Mẹ nâng đỡ trong đời sống đức tin (bài 8); Được cùng
nhau tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi qua đời sống Phụng vụ (bài 9). Tất cả đời sống
đức tin của chúng ta là do tình thương yêu nâng đỡ của Chúa, đặc biệt qua các
bí tích khai tâm Ki-tô giáo (bài 10) mà Chúa đã và vẫn hằng ban cho chúng ta từng
ngày trong suốt cuộc đời.

     Chúng ta vẫn thường nghe
hát: “Tình yêu đáp đền tình yêu, ân tình đền đáp ân tình”. Vậy, trước tình yêu
vô cùng của Chúa, chúng ta sẽ làm gì đây?

        Chắc hẳn ai trong các em cũng có những ước vọng?
Ai trong các em cũng nghe vang lên trong lòng những tiếng gọi réo rắt, đang cảm
thấy mình được Thiên Chúa mời gọi. Nhưng làm sao để nhận ra ý Chúa muốn gì trên
cuộc đời chúng ta để đáp đền tình Chúa? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn
phải sống thế nào để nhận ra lời mời gọi của Chúa.

     a.
Tuổi trẻ và ước vọng

        – Mời các em chia sẻ
ước mơ của mình …

( GLV ghi lên bảng) : Linh mục, tu sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhạc sĩ, nhà giáo, thợ may…

        – Hiện nay ở lớp em đang học ban nào?

        – Sau này em tính theo học ban nào?…

     Các em thân mến, trước mắt
các em, ai cũng có câu hỏi: Lớn lên tôi sẽ làm gì? – Tôi sẽ là nhà giáo, là kỹ
sư, bác sĩ, sĩ quan, kinh doanh, sẽ là chủ đồn điền, hoặc sẽ tiếp tục nghề nghiệp
của cha ông một cách đầy sáng tạo, tôi sẽ hiến mình cho các công cuộc bác ái, từ
thiện. Tôi sẽ lập gia đình, tôi sẽ làm linh mục, tu sĩ, nữ tu…

     Trong thời đại hiện nay,
khoa học kỹ thuật tiến rất nhanh nên cũng mở ra biết bao vấn đề khiến chúng ta
phải cố gắng học hỏi và ước mơ.

     Đối với những bạn đang có
điều kiện đi học và chăm học, những câu hỏi ấy thật rõ nét, nó thúc đẩy bạn trẻ
vừa cố gắng học ở trường, vừa cố gắng học thêm sinh ngữ, vi tính, âm nhạc, hội
hoạ, nữ công, gia chánh…biết bao là ước vọng!

     Ai trong các em cũng có ước
vọng, nhưng không phải ai cũng đạt được ước mơ của mình. Có những trường hợp các
ước vọng của người thiếu niên đã sớm tắt mất bởi gặp những khó khăn trong cuộc
sống, nhiều bạn trẻ đã sớm buông xuôi thất vọng, không còn dám ước mơ.

     Cũng có nhiều người có đầy
đủ điều kiện để học hành đến nơi đến chốn, lại bỏ học để chạy theo những công
việc có lợi trước mắt. Họ không biết kiên nhẫn sống trong hiện tại để đạt được
những giá trị bền vững và rộng lớn trong tương lai. Có những người còn đáng trách
hơn, không chịu cố gắng, buông theo những thú vui mau qua, hạ nhục phẩm giá
mình (Ví dụ: xì ke, ma tuý,trộm cắp, coi phim ảnh xấu… ). Có những em ham chơi,
dần dần học kém dẫn đến chán nản và bỏ học.

     Thiên Chúa có một ước mơ
cho mỗi người chúng ta, và Ngài gợi lên trong lòng chúng ta những ước vọng. Thiên
Chúa ban cho ta những khả năng tiềm ẩn để làm được những điều tốt đẹp theo kế
hoạch Ngài. Ngài đã làm vang lên trong lòng ta những tiếng gọi réo rắt. Khi ta đáp
lại, khi ta ước vọng, là ta cùng dệt đời ta với Chúa.

     Nhiều người nản lòng khi
gặp khó khăn chỉ vì không có đức tin. Còn chúng ta tin vào quyền năng và tình yêu
thương của Thiên Chúa. Chúng ta có quyền dệt mộng cho tương lai. Nhờ có những ước
vọng cao cả, ta sẽ định hướng được các năng lực và hành động, vượt thắng được sự
ù lì, lười biếng và những dục vọng thấp hèn.

     – Tóm ý: Tin vào quyền năng và tình yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta hãy
cố gắng xây dựng ước vọng mà Chúa đã gợi lên trong lòng chúng ta ngay trong từng
giây phút hiện tại của cuộc sống hôm nay.

     b.
Chính Thiên Chúa gọi tôi:

     Các em thân mến, có những
người ước mơ sau này mình sẽ là linh mục, tu sĩ nhưng sợ không biết bao giờ mới
được vào Chủng viện, không biết có tu được không? ! Và rồi không bao giờ họ dám
lên đường… Có những người ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ, nhưng cứ nghĩ rằng
“Nhất y, nhì dược”, biết bao thí sinh thi vào ngành y, và rồi họ sợ thi rớt và
nản lòng, bỏ cuộc…

         Mẹ Tê-rê-sa Calcuta nếu không có niềm tin vào
Thiên Chúa quan phòng, chắc hẳn mẹ chẳng dám lập ra những nhà đón nhận những người
nghèo khổ.

        Đức tin làm cho chúng ta dám ước vọng, đồng
thời đức tin cũng dạy mỗi người phải tìm hiểu xem Thiên Chúa muốn ta làm gì? Ngài
có chương trình nào trên đời ta?

        Một khi đã tin Chúa Ki-tô, ta không còn thực
hiện đời mình cách tùy tiện nhưng sẽ quan tâm tìm xem Thiên Chúa muốn ta làm
gì. Như thế, lý tưởng ta theo đuổi không phải là điều ta tự vạch ra, nhưng là điều
Thiên Chúa mời gọi ta. Đó là một ơn : Ơn
kêu gọi.

       Những người không tin Chúa có thể bắt gặp một
lý tưởng và hiến cả đời mình cho lý tưởng ấy. Còn đối với chúng ta, được gọi không
có nghĩa là vì mình say mê một lý tưởng nào đó, nhưng chính vì được Chúa Giê-su
nhìn đến, tin cậy và mời gọi. Ngài đề nghị ta theo Ngài, vô điều kiện, phải sẵn
sàng để cho Ngài sửõ dụng vào công việc Ngài. Như người chủ vườn nho vừa làm vừa
gọi thêm thợ, Chúa Giê-su vừa đích thân hành động, vừa kêu mời ta cộng tác với
Ngài. Ngài đã kêu gọi các cộng sự viên của Ngài qua các thế kỷ: Giám mục, linh
mục, giáo dân, tu sĩ, nữ tu…Có người sống đời gia đình, có người sống đời độc
thân tận hiến, tất cả đều được Chúa Giê-su tin cậy, âu yếm gọi mời.

        Và hôm nay, Ngài đang mời gọi các em.

     – Tóm ý: Thiên Chúa mời gọi mỗi
người chúng ta cộng tác với Ngài xây dựng Hội Thánh, mỗi người chúng ta cần tìm
hiểu ý Chúa muốn ta sống trong ơn gọi nào để đáp lại tiếng Chúa.

     c.
Đáp lại ngay từ hôm nay:

         Ở tuổi các em có lẽ
chưa thể trả lời ngay được mình sẽ làm chứng cho Chúa Ki-tô trong đời sống gia đình
hay đời sống độc thân tận hiến. Các em cứ suy nghĩ về những điều các em gặp
trong đời mình, từ trước đến nay và từ nay trở đi, rồi hãy hỏi Chúa Giê-su xem
Ngài muốn em làm gì?

        Với chúng ta, có lẽ Chúa không nói thành lời
như đã nói với thánh Phao-lô, nhưng những Lời Ngài thì thầm trong đáy lòng mỗi
người cũng đủ để các em dần dần nhận rõ được điều Ngài muốn.

       Một ngày nào đó các em sẽ trình bày suy nghĩ
của mình với cha mẹ, linh mục hoặc với anh chị Giáo lý viên. Còn hôm nay, các
em hãy cứ quan tâm làm tròn những điều Thiên Chúa đang đòi hỏi mỗi ngày, dần dần
các em sẽ biết Chúa muốn các em làm gì. Chúa không chờ đợi nơi các em những điều
lớn lao, xa vời. Ngài chỉ đòi các em vui vẻ chu toàn bổn phận hằng ngày của người
con trong gia đình, người học sinh ở trường học, người thiếu niên trong lối xóm
và người tín hữu trẻ trong giáo xứ.

        Đó là cách chuẩn bị thiết thực nhất cho ơn gọi
của các em. Dù các em sẽ phụng sự Chúa trong bậc sống nào, đều cần chuẩn bị
ngay từ  hôm nay, trong từng giây phút hiện
tại.

     –
Tóm ý:
Cách chuẩn bị thiết thực nhất cho ơn gọi của mình sau này đó
là mỗi bạn trẻ hãy lo vui vẻ chu toàn bổn phận hằng ngày, bổn phận của người
con trong gia đình, người học sinh ở trường học, người thiếu niên trong lối xóm,
người tín hữu trẻ trong giáo xứ.

<![if !supportLists]>·       <![endif]>TÓM Ý TOÀN BÀI: Tuổi trẻ là tuổi dệt ước mộng. Là người tín hữu trẻ, chúng ta xây dựng
ước mơ không phải là điều mình say mê, nhưng là theo điều Chúa muốn cho cuộc đời
mình. Tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, chúng ta cùng dệt
đời ta với Chúa ngay trong những việc bổn phận của từng giây phút hiện tại.

      Để thấy rõ hơn những
việc ta cần làm và sẽ làm theo ý Chúa là gì. Mời các em cùng thảo luận.

<![if !supportLists]>2.  
<![endif]>Các em học sinh thảo luận:

           Câu hỏi thảo luận:

 Qua thực tế cuộc sống, qua các phương tiện
truyền thông em thấy trong giáo xứ, giáo phận, Hội Thánh toàn cầu cũng như toàn
thế giới có những nhu cầu gì đang chờ đợi em? Em nghĩ gì?

     –
Xem:
Tìm ra những nhu cầu

<![if !vml]><![endif]>                           Đức
tin  (Các lớp giáo lý; những điểm truyền
giáo…)

<![if !vml]><![endif]> <![if !vml]><![endif]>   – Giáo dục:             Nhân bản

                           Khoa
học- kỹ thuật

<![if !vml]><![endif]>                           Người
già yếu, neo đơn, trẻ mồ côi

<![if !vml]><![endif]> <![if !vml]><![endif]> <![if !vml]><![endif]>  – Xã hội              Trẻ em đường phố, trẻ phạm pháp

                           Những
người bệnh tật, hấp hối không nơi nương tựa…

                           Những
người lỡ lầm muốn hoàn lương

      Cần có những tâm hồn quảng đại, dấn thân hy sinh
để lo cho những nhu cầu tinh thần và vật chất 
cho nhân loại.

      Cần có những cơ sở vật chất để tiếp nhận, nuôi
dưỡng và giáo dục họ.

     – Xét: Trong Giáo hội có những ơn gọi nào có thể đáp ứng những nhu cầu
trên?

<![if !supportLists]>-      
<![endif]>Đời sống gia đình

<![if !vml]><![endif]>                                                     Linh
mục (Triều, Dòng)

<![if !vml]><![endif]> <![if !vml]><![endif]>                                                                  –   Đời sống độc thân dâng hiến      Tu sĩ (các hội dòng)

                                                                  Các
Tu hội Đời

     Bất cứ sống trong bậc sống
nào, mỗi người cũng được Thiên Chúa mời gọi cộng tác với Ngài để xây dựng Nước
Chúa ở trần gian này. Kể cả những người già nua, bệnh tật, những người bé nhỏ…đều
được mời gọi cộng tác với Chúa để xây dựng Nước Trời.

     –
Làm:
Còn bạn, bạn sẽ làm gì?

     –  Cầu nguyện và trình bày những suy nghĩ của
mình với người hữu trách.

     –  Vui vẻ chu toàn bổn phận hằng ngày:

        . Người con trong gia đình: Kính yêu, vâng
lời, hiếu thảo với ông bà, cha me, anh chị em…

       . Người học sinh ở trường: Lễ phép, kính trọng
thầy cô, yêu thương, giúp đỡ bạn bè. Chăm chỉ học hành.

       . Người thiếu niên trong lối xóm: kính trọng,
bác ái với mọi người trong lối xóm.

       . Người tín hữu trẻ trong giáo xứ: Tích cực
tham gia các hoạt động chung của giáo xứ: siêng năng tham dự Phụng vụ, học giáo
lý, tham gia các hội đoàn…

III.  DẪN VÀO LỜI CHÚA: Câu chuyện : “Tiếng gọi trong thinh lặng”

                                                (Nối lửa cho đời – Số 6, trg. 58)

         Toàn bộ sư đoàn lính Mỹ
trong doanh trại Robert đang chuẩn bị một cuộc diễn binh đón chào ông bộ trưởng
Quốc Phòng. Nào các cỗ xe tăng chuyển hành ầm ầm, nào các khẩu trọng pháo được
kéo đến, rồi tiếng giày lính nện lên mặt đường nhựa của đoàn quân đi nhịp nhàng
theo khúc nhạc quân hành hùng tráng…

     Cả một khu vực và vùng trời vang động rộn rã,
thế mà một đàn chiên vẫn thản nhiên từ từ tiến bước từ thảm cỏ này đến cánh đồng
kia, nhích dần đến gần con đường người ta đang duyệt binh…Bộ chỉ huy phát hiện
ra đàn chiên liền phái đến một tiểu đội quân cảnh để lùa đàn chiên tránh đi hướng
khác. Họ mở còi hụ, la hét om sòm lên, nhưng đàn chiên vẫn nhởn nhơ gặm cỏ. Rồi
cả một trung đội vệ binh được tăng cường. Cũng hò hét, hụ còi inh ỏi, nhưng đành
chịu, đàn chiên vẫn bình thản thưởng thức món cỏ xanh thiên nhiên hào phóng, mỗi
lúc một tiến gần doanh trại hơn.

     Đúng
lúc ấy, đoàn xe mô-tô dẫn đầu đoàn xe hơi của phái đoàn bộ trưởng đã vào đến cổng
trại. Làm sao bây giờ? Không ai được quyền dùng đá để ném, dùng gậy để đánh đuổi
đàn chiên, bởi như thế là chọc giận Hội Bảo Vệ Súc Vật và báo chí khắp nơi.

     Toàn
bộ đội quân trang bị hùng hậu như vậy đành phải thúc thủ trước đối thủ quá ư hiền
lành này hay sao? Bỗng, chiếc xe Jeep của thiếu tướng chỉ huy trưởng trại
Robert phóng đến, và từ trên xe, Linh mục Tuyên uý Michael nhảy xuống, chạy đến
nói nhỏ vào tai vị sĩ quan vệ binh. Sau đó, cả trung đội tập hợp ngay, đứng vào
vị thế nghiêm. Và thinh lặng bao trùm lên tất cả đạo quân trong phút chốc!

     Chính
vào lúc hoàn toàn thinh lặng này, người ta mới nghe thấy có tiếng sáo của người
mục đồng mãi từ trên một ngọn đồi gần đấy vọng xuống. Thế là cả đàn chiên tức
khắc ngoan ngoãn quay gót, cùng nhau lũ lượt chạy lên mỏm đồi giữa những tiếng thở
phào nhẹ nhõm của quan quân trong đoàn vệ binh…

     Bao
nhiêu tiếng hò hét, tiếng còi hụ inh ỏi đều bó tay. Càng nhiều tiếng huyên náo
thì đàn chiên lại càng không tài nào nghe được tiếng sáo đơn sơ nhỏ nhẹ của chú
bé mục đồng.

     Sống trong thế giới hôm nay,
chúng ta cũng bị bao vây bởi quá nhiều tiếng động xô bồ và âm thanh hỗn tạp, quá
nhiều đến độ chúng ta không còn có thể nghe được tiếng gọi của Đức Giê-su, Vị Mục
tử nhân lành. Vâng, Chúa luôn mời gọi mỗi người chúng ta đi tới. Cần thinh lặng
để nghe được tiếng mời gọi của Chúa. Và khi nghe được tiếng Chúa gọi, chúng ta
cần đáp trả như thế nào? Mời các em cùng lắng nghe thánh Phao-lô kể lại ơn gọi
của Ngài trong đoạn sách Công vụ Tông đồ sau đây.

         Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe Lời
Chúa.

IV. CÔNG BỐ LỜI CHÚA:             

           Cv22,
1. 3 – 16

           Thinh lặng giây lát

V.  CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ:

     1.
Gợi tâm tình cầu nguyện:

     Các em thân mến, tuổi các em là tuổi ước mơ, các em đang nghe vang
lên trong lòng những tiếng gọi réo rắt. Chính Chúa đang mời gọi các em và các
em đang nôn nóng muốn đáp lời ngay.

     Chính Chúa cũng có một ước
mơ cho mỗi người chúng ta, và Ngài gợi lên trong lòng chúng ta những ước vọng,
và Ngài còn ban ơn để giúp chúng ta thực hiện những điều tốt đẹp theo ý muốn của
Ngài. Tin vào quyền năng và tình thương của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu
nguyện.

   2. Cầu nguyện:

      Lạy Chúa Giê-su, chúng
con tin rằng Chúa luôn chờ đợi chúng con trong cõi thinh lặng. Trong cõi thinh
lặng đó, Chúa lắng nghe chúng con và Chúa biết chúng con đang mơ ước những gì –
Và ở đó, Chúa nói với linh hồn chúng con : ước mơ của Chúa trên đời con là gì.
Xin Chúa hiệp nhất ý nghĩ  của chúng con
với ý nghĩ của Chúa, hiệp nhất ước mơ của chúng con với ước mơ của Chúa, hiệp
nhất hành động của chúng con với hành động của Chúa, hiệp nhất đời sống chúng
con với đời sống của Chúa. Để chúng con luôn tiến bước trong Thánh ý của Chúa.

         Chúng con cầu xin, vì Chúa
là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen. 

VI.  SINH HOẠT:               

         Hát  : “Xin cho con”

VII. BÀI TẬP:

     Em hãy chọn câu đúng nhất và đánh dấu x vào ô vuông º

<![if !supportLists]>1.   
<![endif]>Để thực hiện ước mơ của Chúa trên đời mình em sẽ:

<![if !supportLists]>a.       
<![endif]>Cầu nguyện và trình
bày ước mơ của mình với người hữu trách.

<![if !supportLists]>b.       
<![endif]>Vui vẻ chu toàn bổn
phận hằng ngày.

<![if !supportLists]>c.        
<![endif]>Câu a đúng

<![if !supportLists]>d.       
<![endif]>Cả 2 câu a và b đúng.  (câu d)

<![if !supportLists]>2.   
<![endif]>Hoặc: Em hãy viết ít dòng tâm sự với Chúa về ước mơ của mình.

VIII. ĐIỀU DỐC LÒNG:

          Phần thảo luận: LÀM

IX.  CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ:

     Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì qua giờ học giáo lý hôm nay, chúng
con biết rằng Chúa có một ước mơ cho cuộc đời chúng con, và Chúa giúp chúng con
thực hiện ước mơ đó. Xin cho chúng con luôn biết lắng nghe và thực hành ý Chúa
ngay trong giây phút hiện tại để cùng Chúa dệt ước mơ đời chúng con. Amen.