Bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên là công chức hay viên chức?
Phân biệt giữa công chức và viên chức. Những người làm trong ngành y tế là công chức hay viên chức? Bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên là công chức hay viên chức?
Hiện nay, bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đang chiếm số lượng đông đảo. Tuy nhiên, việc phân biệt rõ về các đối tượng này không phải là điều dễ dàng. Rất nhiều câu hỏi đã gửi về tổng đài tư vấn Luật Dương Gia về việc làm thế nào để phân biệt công chức và viên chức? Hay như Bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên là công chức hay viên chức? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định pháp lý để làm rõ Vấn đề về Bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên là công chức hay viên chức như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật cán bộ công chức năm 2008
– Luật viên chức năm 2010
II. Giải quyết vấn đề:
b, Khái niệm Công chức: được quy định tại: Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
c, Khái niệm Viên chức :
– Theo Điều 2 Luật viên chức năm 2010
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
d, Phân biệt công chức và viên chức
Căn cứ vào quy định trên để phân biệt Công chức và viên chức Luật Dương Gia sẽ lập bảng để so sánh Giữa công chức và viên chức để các bạn có thể dễ dàng phân biệt hơn:
– Điểm giống nhau giữa cán bộ, công chức và viên chức
– Thứ nhất, hưởng lương từ Ngân sách nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật)
– Thứ hai, giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên;
– Thứ ba, làm việc trong công sở;
– Thứ tư, nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; nghĩa vụ trong thi hành công vụ và một số nghĩa vụ đặc biệt do pháp luật quy định;
– Thứ năm, có quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ; quyền về tiền lương và các chế độ về tiền lương; quyền về nghỉ ngơi và một số quyền khác;
– Thứ sáu, trong biên chế.
– Thứ bảy, đều là công dân Việt Nam.
– Điểm khác nhau giữa công chức và viên chức
Công chức và viên chức là hai bộ phận có đặc thù khác nhau về tuyển dụng, lương và các chế độ liên quan tiền lương. Tuy nhiên giữa hai thành phần này đều luôn có sự chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước. Công chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; còn viên chức làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập. Để bạn hiểu rõ chi tiết hơn về điểm khác nhau giữa công chức và viên chức. Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định pháp lý cụ thể để lập bảng so sánh giữa công chức và viên chức để các bạn có thể hiểu rõ như sau:
Khái niệm
Công chức
Viên chức
Tiêu chí cơ bản
Căn cứ
– Luật Cán bộ, công chức 2008
– Nghị định 06/2010/NĐ-CP
Luật Viên chức 2010
Tính chất
– Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý.
– Thực hiện công vụ thường xuyên
– Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu.
– Thực hiện các hoạt động thuần túy mang tính nghiệp vụ, chuyên môn.
Nguồn gốc, trách nhiệm pháp lý
– Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong biên chế.
– Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính của công chức
– Xét tuyển, ký hợp đồng làm việc.
– Trách nhiệm trước cơ quan, người đứng đầu tổ chức, cơ quan xét tuyển, ký hợp đồng.
Chế độ lương
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc.
Lương hưởng một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp.
Nơi làm việc
Cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức CT-XH, Quân đội, Công an, Toà án, Viện kiểm sát.
Đơn vị sự nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội.
Tiêu chí
đánh giá
-Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
– Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
– Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực thi nhiệm vụ;
– Thái độ phục vụ nhân dân.
-Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
– Hiệu quả công việc (số lượng, chất lượng).
– Thái độ phục vụ nhân dân.
Hình thức kỷ luật
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Hạ bậc lương;
– Giáng chức;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc.
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc.
III. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa Luật Sư, Kính gửi luật sư của công ty Luật Dương Gia!. Em có một vấn đề nhỏ muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: Các Bác sĩ, các điều dưỡng viên, y tá trong bệnh viện tuyến huyện và tuyến trung ương là công chức hay viên chức ạ. Em mong được giải đáp. Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn trực tuyến của Luật Dương Gia , vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Trước tiên để trả lời được thắc mắc của bạn thì cần phân biệt được hai khái niệm công chức và viên chức. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức :
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Thông qua quy định trên ta có thấy một số đặc điểm của công chức như sau:
+ Về chế độ làm việc : Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế.
+ Việc tuyển dụng phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Về điều kiện tham gia dự tuyển thì bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Về cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức làm việc: Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Luật sư tư vấn pháp luật về việc xác định viên chức: 1900.6568
+ Nguồn chi trả lương : Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập).
+ Các hình thức kỷ luật: Vi phạm kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; cách chức và buộc thôi việc.
Trong khi đó theo quy định tại Điều 2, Luật Viên chức 2010 :
“Viên chức là công dân Việt nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Viên chức có một số đặc điểm sau:
+ Chế độ làm việc : Không phân thành ngạch mà phân thành hạng viên chức (phân thành 04 hạng khác nhau) và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức theo các trường hợp được quy định trong Luật Viên chức.
+ Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
+ Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức).
Theo những phân tích trên nếu bác sỹ, điều dưỡng, y tá được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc giữ ngạch lương theo trình độ thì sẽ là viên chức.