Bác sĩ tâm lý có tương lai? Muốn làm bác sĩ tâm lý học gì? – Du học Online

Rate this post

Bác sĩ tâm lý, bạn đang muốn có công việc như vậy và cần được review ngành tâm lý học? Bài viết dưới đây của Duhoconline.net sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngành học này. Các bạn sẽ hiểu hơn về tâm lý học là gì, học gì để trở thành bác sĩ tâm lý? Cùng với đó là rất nhiều kiến thức xoay quanh ngành học này. 

1. Khái niệm học bác sĩ tâm lý là học gì? 

Bác sĩ tâm lý chính là một ngành của ngành tâm lý học. Học tâm lý học là nghiên cứu những gì liên quan đến tâm lý con người. Trong đó có biểu cảm, hành vi, tâm trọng và các tác động vật lý. Học tâm lý học sẽ nghiên cứu những gì có trong bộ não điều khiển hành vi của con người. Những thông tin liên quan đến tinh thần và hành động của con người. 

Học bác sĩ tâm lý chính là một ngành của ngành tâm lý học (ảnh: internet).

Học ngành tâm lý học rất rộng và bác sĩ tâm lý là một ngành học nằm trong đó. Ngành tâm lý học có đối tượng nghiên cứu chủ yếu là con người. Trong đó hành vi của con người chính là mục tiêu nghiên cứu. Các bạn có thể hiểu đơn giản về bác sĩ tâm lý như sau: 

Những bác sĩ tâm lý được so sánh với những “bác sĩ tâm hồn” khi học có đặc trưng công việc là “tư vấn – trị liệu” và “thấu hiểu – giao tiếp”. Bác sĩ tâm lý sẽ giữ vai trò đồng hành và đề ra những giải pháp trị liệu cho người bệnh. Người bệnh khi có các bác sĩ tâm lý trở nên tự tin hơn, ổn định tâm lý. Từ đó tìm lại được hạnh phúc và động lực trong cuộc sống và giúp cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. 

2. Thông tin về ngành bác sĩ tâm lý 

Ở thời điểm hiện tại khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Đời sống người dân ngày càng trở nên phong phú, từ đó cũng có nhiều điều kỳ bí để có thể lý giải. Tâm lý con người hiện nay có nhiều khía cạnh khiến chúng ta cảm thấy khó hiểu. Xã hội phát triển, những vấn đề như trầm cảm, tự kỉ, rối loạn cảm xúc,…ngày càng phổ biến. Vì thế nhu cầu chia sẻ tâm lý, thấu hiểu của con người ngày càng tăng lên. 

Một thách thức lớn đối với văn hoá và toàn xã hội. Nhưng đây là “cơ hội vàng” để các bác sĩ tâm lý có thể phát triển nghề nghiệp. Nếu giao tiếp là khóa của thành công thì thấu hiểu tâm lý con người là mấu chốt trong giao tiếp. 

Học ngành tâm lý học để trở thành bác sĩ tâm lý. Đây là một ngành học còn nhiều cơ hội để phát triển và lựa chọn nghề nghiệp. Học ngành tâm lý học và trở thành bác sĩ tâm lý, các bạn có thể tham gia nghiên cứu tâm lý, tham gia giảng dạy tâm lý. Cơ hội việc làm của ngành này còn rất rộng mở ở Việt Nam. 

Theo những khảo sát không chính thức thì bác sĩ tâm lý hiện nay thiếu rất nhiều. Mỗi bệnh viện từ cấp trung ương đến các tỉnh, bệnh viện nào cũng thiếu. Đặc biệt là sau đại dịch covid – 19, bác sĩ tâm lý càng trở nên thiếu hụt. 

Đây là cơ hội để các bạn nắm bắt một ngành nghề phát triển trong tương lai. Mức lương chắc chắn không cần phải để ý bởi vì bác sĩ tâm lý là ngành không nhiều người theo đuổi. 

Lương đối với những người học ngành này có thể lên tới 8 con số là điều chắc chắn. Chúng tôi sẽ có nhận định cụ thể về lương ngành học này ở phần nội dung tiếp theo. Các bạn có thể tiếp tục theo dõi nội dung bài viết để khám phá thêm nhiều thông tin. 

3. Ngoài bác sĩ tâm lý, học tâm lý học còn làm gì? 

Thời điểm này ở Việt Nam, bác sĩ tâm lý hay các chức danh cụ thể cho người học tâm lý học đều chưa có. Nhưng trong thực tế, sinh viên học ngành này ra trường còn rất nhiều cơ hội việc làm. Ngoài bác sĩ tâm lý, các bạn có thể trở thành:

3.1. Nhà trị liệu tâm lý

Không làm bác sĩ tâm lý mà trở thành nhà trị liệu tâm lý. Đây là những công việc có thể coi là tương đương nhau. Các bạn vẫn sẽ làm việc trong các bệnh viện, trung tâm trị liệu,…Nhưng có thể chỉ là hỗ trợ cho các bác sĩ tâm lý trong việc chữa bệnh. 

Ngoài bác sĩ tâm lý còn có thể trở thành nhà trị liệu tâm lý(ảnh: internet).

Một nhà trị liệu tâm lý cũng có thể hoạt động độc lập. Công việc đó là hiểu và giải quyết tâm lý cho bệnh nhân. Tuỳ trường hợp cụ thể nhà trị liệu tâm lý có thể áp dụng phương pháp trị liệu khác nhau. 

3.2. Nhà tâm lý học đường

Công việc này cụ thể sẽ làm trong các trường học. Công việc chính là phòng ngừa, hỗ trợ những thất bại, khó khăn trong đời sống tinh thần học sinh. Từ đó giúp các bạn học sinh giải đáp nhiều khúc mắc đời sống. Hỗ trợ cho việc nâng cao thành tích hợp tập. Cùng với đó là giao tiếp tốt với bạn bè cùng lớp. 

3.3. Chuyên viên tham vấn

Trở thành một chuyên viên tham vấn cũng là một định hướng rất tốt. Các bạn có thể làm ở môi trường rộng lớn. Trong đó có các trung tâm tư vấn, các dự án phi chính phủ, các đường dây nóng,…

Nhìn chung công việc của các chuyên viên thường liên quan đến  tình yêu, gia đình và hôn nhân. Chủ yếu công việc đó là gặp gỡ, trò chuyện để giúp mọi người nhận thức được vấn đề. Ở đây là những vướng mắc học gặp phải trong cuộc sống. Từ đó tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất, thoả đáng nhất. 

Thông thường họ sẽ không đưa ra cách thức tiến hành cụ thể. Ở đây chỉ là những lời khuyên ở góc nhìn khách quan. Khách hàng sẽ là những người nhận thức và đưa ra những quyết định. 

3.4. Nhà tâm lý học

Nhà tâm lý học là một công việc đương nhiên của ngành học tâm lý. Ngoài làm bác sĩ tâm lý thì nhà tâm lý học sẽ chuyên nghiên cứu hơn. Họ thường làm việc trong cách phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học. 

Nhìn chung công việc của nhà tâm lý học khá đa dạng và rộng mở. Công tác hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý trong kinh doanh và các dự án của tổ chức phi chính phủ cũng là lựa chọn. Tất cả đều phù hợp với một nhà tâm lý học hiện nay. 

4. Khám phá chi tiết mức lương bác sĩ tâm lý và ngành tâm lý học 

Học tâm lý chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. Khi tìm hiểu về mức lương khi học ngành này bạn cần tìm hiểu cụ thể vị trí. Với bác sĩ tâm lý chỉ là một việc làm trong ngành học lớn. Vì thế các bạn có thể tham khảo các việc làm khác trong ngành học này. Để xem lựa chọn vào việc làm nào hợp lý với bạn. 

4.1. Mức lương bác sĩ tâm lý 

Trong chuyên ngành, lĩnh vực của ngành tâm lý học thì bác sĩ tâm lý là công việc thu nhập cao. Đặc biệt là đây là công việc quen thuộc nhất với nhiều người khi tìm hiểu tâm lý học. Còn tuỳ thuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm của các bác sĩ tâm lý. Nhưng mức thu nhập trung bình rơi vào khoảng 167.000 – 168.000 USD/năm. Có thể nói đây là mức thu nhập này rất hấp dẫn. 

Với các bác sĩ tâm lý ở Việt Nam, mức thu nhập vào khoản 12 triệu – 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên như đã nói ở trên, công việc cho họ là rất nhiều. Bệnh viện nào hiện tại cũng cần đến các bác sĩ này. 

4.2. Lương của nhà tâm lý học sinh lý

Nhà tâm lý học sinh lý là công việc khác với bác sĩ tâm lý nhưng cùng ngành học. Họ nghiên cứu nhiều hơn về bộ não con người. Môi trường làm việc cũng đa dạng hơn như ở các trường đại học – cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu. 

Lương của công việc liên quan đến tâm lý luôn rất cao(ảnh: internet).

Những người này cũng có thể làm trong bệnh viện hoặc làm việc trong phòng nghiên cứu. Thu nhập của các nhà nghiên cứu này không cao bằng bác sĩ tâm lý. Nhưng vẫn là một mức hấp dẫn khoảng hơn 90.000 USD/năm. 

4.3. Lương của những nhà tâm lý học giáo dục 

Nhà tâm lý học giáo dục như đã trình bày ở trên là làm việc trong các trường học. Đây là công việc không mấy phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thế giới lại rất phát triển và được ưa chuộng. 

Nhà tâm lý học giáo dục chẩn đoán, khám, tư vấn và chữa vấn đề về hành vi của trẻ, học sinh. Để trở thành nhà tâm lý cần một bằng thạc sĩ tâm lý trở lên. Vì thế mức lương tương xứng khoảng 58.000 – 60.000 USD/năm. 

4.4. Lương của nhà tâm lý học cố vấn 

Nhà tâm lý học cố vấn làm việc trong môi trường đa dạng nhất. Hộ có thể làm việc ở các doanh nghiệp khác nhau và vì thế thu hút được nhiều bạn trẻ. Mức lương của ngành học này rơi vào khoảng 72.000 – 73.000 USD.

Bài viết chia sẻ thông tin liên quan đến ngành tâm lý nói chung và bác sĩ tâm lý nói riêng.  Hy vọng những thông tin trên sẽ là “liều thuốc” hữu ích giúp các bạn đưa ra những lựa chọn cho mình.