Bác sĩ là công chức hay viên chức theo QĐ?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hương Phong, tôi có một người bạn là bác sĩ. Vừa rồi tôi có hỏi bác sĩ được xếp vào công chức hay viên chức thì bạn tôi cũng không biết, thậm chí không phân định được khác nhau như thế nào. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc bác sĩ là công chức hay viên chức không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Bác sĩ là công chức hay viên chức?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Ad 22

Căn cứ pháp lý

Công chức là gì?

Theo khoản 2 Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

Viên chức là gì?

Trong khi đó tại Điều 2, Luật Viên chức 2010 quy định:

“Viên chức là công dân Việt nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Bác sĩ là công chức hay viên chức?

Để xác định Bác sĩ là công chức hay viên chức thì ta cần biết rõ đặc điểm của từng bộ phận này.

Một số đặc điểm của công chức như sau:

+ Về chế độ làm việc : Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế.

+ Việc tuyển dụng phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Về điều kiện tham gia dự tuyển thì bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

+ Về cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức làm việc: Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

+ Nguồn chi trả lương : Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập).

+ Các hình thức kỷ luật: Vi phạm kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; cách chức và buộc thôi việc.

Viên chức có một số đặc điểm sau:

+ Chế độ làm việc : Không phân thành ngạch mà phân thành hạng viên chức (phân thành 04 hạng khác nhau) và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức theo các trường hợp được quy định trong Luật Viên chức.

+  Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

+ Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức).

Theo những phân tích trên nếu bác sĩ được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc giữ ngạch lương theo trình độ thì sẽ là viên chức.

Bác sĩ là công chức hay viên chức?Bác sĩ là công chức hay viên chức?

Công chức, viên chức giống và khác nhau như thế nào?

Điểm giống nhau giữa công chức và viên chức

+ Thứ nhất, hưởng lương từ Ngân sách nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật)

+ Thứ hai, giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên;

+ Thứ ba, làm việc trong công sở;

+ Thứ tư, nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; nghĩa vụ trong thi hành công vụ và một số nghĩa vụ đặc biệt do pháp luật quy định;

+ Thứ năm, có quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ; quyền về tiền lương và các chế độ về tiền lương; quyền về nghỉ ngơi và một số quyền khác;

+ Thứ sáu, trong biên chế.

+ Thứ bảy, đều là công dân Việt Nam.

Điểm khác nhau giữa công chức và viên chức

Công chức và viên chức là hai bộ phận có đặc thù khác nhau về tuyển dụng, lương và các chế độ liên quan tiền lương. Tuy nhiên giữa hai thành phần này đều luôn có sự chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước. Công chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; còn viên chức làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập. Để bạn hiểu rõ chi tiết hơn về điểm khác nhau giữa công chức và viên chức. Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định pháp lý cụ thể để lập bảng so sánh giữa công chức và viên chức để các bạn có thể hiểu rõ như sau:

Về tính chất

 Công chức

+ Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý.

+ Thực hiện công vụ thường xuyên.

Viên chức

+ Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu.

+ Thực hiện các hoạt động thuần túy mang tính nghiệp vụ, chuyên môn.

Về nguồn gốc và trách nhiệm pháp lý

 Công chức

+ Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong biên chế.

+ Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính của công chức

Viên chức

+ Xét tuyển, ký hợp đồng làm việc

+ Trách nhiệm trước cơ quan, người đứng đầu tổ chức, cơ quan xét tuyển, ký hợp đồng.

Về chế độ lương

+ Công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc.

+ Viên chức lương hưởng một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp.

Về tiêu chí đánh giá

Công chức

+ Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

+ Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

+ Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực thi nhiệm vụ;

+ Thái độ phục vụ nhân dân.

Viên chức

+ Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

+ Hiệu quả công việc (số lượng, chất lượng);

+ Thái độ phục vụ nhân dân.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bác sĩ là công chức hay viên chức?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: đăng ký lại khai sinh trực tuyến, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quyền của công chức bao gồm những gì?

+ Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ
+ Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Được nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
+ Công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để đăng ký dự tuyển công chức?

Để đăng ký dự tuyển công chức thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của luật cán bộ, công chức như sau:
– Là người có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
– Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn đăng ký dự tuyển theo quy định, có lý lịch rõ ràng;
– Có các văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định;
– Có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt;
– Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy không biệt nam nữ, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì có thể đăng ký dự tuyển công chức.

Công chức được phân loại như nào?

Căn cứ vào từng lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng như sau:
– Công chức Loại A: là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc là tương đương;
– Công chức Loại B: là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
– Công chức Loại C: là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
– Công chức Loại D: là những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
Công chức được phân loại căn cứ vào vị trí công tác như sau: Công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo và công chức không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.

5/5 – (1 bình chọn)