Bác sĩ Lê Hồng Cúc siêu âm tầm soát ung thư ở đâu?

BS.CK2 Lê Hồng Cúc

Chào bạn,

Bác sĩ Lê Hồng Cúc

công tác tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Ung bướu, ngoài giờ có làm thêm tại phòng siêu âm ung bướu số:

46 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Số điện thoại liên lạc tại phòng khám: 028 3551 1440

Phòng khám

bác sĩ Lê Hồng Cúc

có nhận siêu âm từ 5-7g sáng, nhưng bạn phải đến tận nơi đăng ký nhé.

Có 3 gói siêu âm:

Siêu âm kiểm tra tuyến vú, tuyến giáp và siêu âm bụng tổng quát: 200.000 đồng/gói.

Nếu bạn muốn kiểm tra tổng quát, đầy đủ, có thể siêu âm cả tuyến giáp, siêu âm tuyến vú và siêu âm bụng tổng quát: 600.000 đồng/ người.

Số điện thoại hỏi thêm thông tin chi tiết: 0903 158 530.

Phòng siêu âm ung bướu 46 Nguyễn Huy Lương còn có thể hỗ trợ bạn một số dịch vụ khác:

Tư vấn, hỏi bệnh sử/ Khám thực thể/Chẩn đoán cận lâm sàng/Đọc kết quả xét nghiệm/Đọc kết quả siêu âm/Theo dõi bệnh án/ Đọc kết quả Xquang.

Quá trình đào tạo

• Tháng 1 – Tháng 2 năm 2012: Đào tạo ngắn hạn về chẩn đoán hình ảnh Vú tại M.D. Anderson Cancer Center, Houston – Texas, USA.

• 2008 – 2010: Đại học Y Dược TP. HCM, chuyên khoa II Bác sĩ Chẩn  đoán hình ảnh.

• 2004 – 2006: Đại học Y Dược TPHCM. Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh chuyên khoa I.

• 2002 – 2003: Bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Đại học, cấp 2, Institut Gustave Roussy, Pháp. Xác nhận thành lập Spécialisée Approfondie (AFSA).

• 1999 – 2001: Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM, Chứng chỉ Chẩn đoán hình ảnh.

• 1997 – 1998: Bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Đại học, Level 1, Reims, Pháp. Xác nhận thành lập Khuôn khổ (AFS).

• 1991: Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch, TPHCM, Chứng chỉ Siêu âm tổng quát.

• 1990: Đại học Y Dược TPHCM, Pathology certification.

• 1987: Đại học Y dược TPHCM, cử nhân Y khoa (Bác sĩ Đa khoa).

Quá trình công tác

• 1991 – hiện tại: Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM.

• 1998 – hiện tại: Giảng viên trường Đại học Y Dược TP. HCM – Giảng viên Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM.

• 1989 – 1991: Bệnh viện Ung thư TPHCM. Bác sĩ luân phiên giữa các khoa.

Khám sức khỏe định kỳ

Phát hiện bệnh sớm, khả năng chữa lành bệnh cao, tiết kiệm thời gian và tiền bạc…

Máy móc hoạt động một thời gian cũng cần bảo trì, thì cơ thể con người cũng cần “bảo trì” hàng năm.

Tần suất khám sức khỏe định kỳ: Tất cả mọi người đều nên kiểm tra sức khỏe của mình ít nhất 1 lần trong 1 năm.

Dưới 50 tuổi và không có bệnh: 1 lần/năm.

Trên 50 tuổi: 2 lần/năm
 
Theo tính toán của tổ chức y tế thế giới chi phí cho việc phòng bệnh thấp hơn rất nhiều lần chi phí chữa bệnh. Đặc biệt, khi ung thư đang trở thành gánh nặng trên toàn cầu thì khám sức khỏe định kỳ – phát hiện sớm ung thư là 1 trong những giải pháp giúp giảm thiểu mối nguy cơ này.

Hơn 40% ung thư có thể dự phòng được, 30% ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Có những ung thư dễ phát hiện qua thăm khám có thể chẩn đoán như: da, hậu môn, cổ tử cung… Những ung thư khó phát hiện cần phải làm các xét nghiệm.

Ung thư vú: chiếm khoảng 35% trong các bệnh ung thư ở nữ. Nếu phát hiện ở giai đoạn 0, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%;  từ giai đoạn 1, 2, 3 và 4, tỷ lệ khỏi bệnh giảm dần 95%, 80%, 72%, 25%.
 
Khám sức khỏe định kỳ gồm có gì?

+ Đánh giá thể lực: Đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối của cơ thể (BMI) (phát hiện béo phì, suy dinh dưỡng, cao huyết áp hoặc huyết áp thấp…).

+ Xét nghiệm máu: hồng huyết cầu, bạch huyết cầu (bệnh về máu), đường máu, mỡ máu, men gan, chức năng thận, siêu vi B, C, Calci, tầm soát ung thư cơ bản…

+ Siêu âm tim: phát hiện bệnh tim.

+ Siêu âm bụng: phát hiện các khối u trong bụng, sỏi thận, mật,…

+ Siêu âm ngực: tầm soát bệnh tuyến vú (nữ giới).

+ Siêu âm cổ, tuyến giáp.

Chụp phim phổi: phát hiện lao phổi, khối u phổi…

Chụp phim các khớp xương: cột sống, khớp gối…nếu có bệnh cơ xương khớp.

Xét nghiệm khác: Đo loãng xương, nước tiểu, đo điện tim, điện não, phết tế bào âm đạo (Pap’s): tìm tế bào ung thư.

Những lưu ý khi kiểm tra sức khỏe

– Nhịn ăn, nhịn uống (trà, cà phê, rượu, bia) 8 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.

– Thời điểm lấy máu: buổi sáng.

– Phụ nữ có thai (nghi ngờ có thai): không chụp X-Quang.

– Mang theo hồ sơ, toa thuốc hay bệnh án trước đó (nếu có).

– Thông báo cho Bác sĩ những dấu hiệu bất thường (sụt cân, tiểu nhiều, …).