Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng là một trong những chuyên gia hàng đầu về hỗ trợ sinh sản. Với thái độ làm việc chuyên nghiệp, nhẹ nhàng, ân cần, kinh nghiệm chuyên môn cao, bác sĩ Hùng không chỉ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, mà còn hỗ trợ cả về mặt tinh thần để các cặp vợ chồng giảm bớt áp lực căng thẳng trong quá trình điều trị. Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu thêm về bác sĩ Hồ Sỹ Hùng qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Giới thiệu chung về Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng
Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng đã có thời gian học tập, làm việc trong nước và ngoài nước, bác sĩ không ngừng học tập và trau dồi kinh nghiệm để mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
a. Quá trình đào tạo
Dưới đây là quá trình học tập của bác sĩ Hùng:
- Năm 1996 – 1999: Bác sĩ Nội trú, Thạc sĩ chuyên ngành Phụ sản – Đại học Y Hà Nội.
- Năm 2003 – 2004: Du học theo chương trình FFI tại Joseph Fourier University, Grenoble, Cộng hòa Pháp.
- Năm 2005: Bác sĩ thực tập giảng viên tại Karolinska University, Thụy Điển.
- Năm 2007: Thực tập tại Hospital du Nord, Marseille University, Cộng hòa Pháp.
- Năm 2010: Bác sĩ Hùng đào tạo IVF tại Osaka, Nhật Bản.
- Năm 2012: Bác sĩ đào tạo phẫu thuật sàn chậu tại California, Hoa Kỳ.
- Năm 2014: Tốt nghiệp Tiến sĩ Đại học Y Hà Nội.
- Năm 2018: Phó giáo sư Bộ môn Phụ sản Đại học Y Hà Nội.
Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng “bàn tay vàng” trong hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
b. Quá trình công tác
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa và hỗ trợ sinh sản, bác sĩ đã có thời gian công tác tại các bệnh viện:
- Giảng viên Bộ môn Phụ sản – Trường Đại học Y Hà Nội.
- Phó Giám đốc Trung tâm HTSS tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
c. Các công trình nghiên cứu
Trong quá trình làm việc và nghiên cứu bác sĩ Hồ Sỹ Hùng đã có một số sách, bài báo chuyên ngành:
- Tác giả và đồng tác giả của 70 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Tác giả chủ biên 2 quyển sách tham khảo chuyên ngành Vô sinh.
- Đồng tác giả 10 sách đào tạo y khoa, chuyên ngành Vô sinh.
2. Thế mạnh chuyên môn của Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng được biết đến là 1 trong nhiều y bác sĩ chuyên về vô sinh, hiếm muộn nổi tiếng và luôn được người bệnh tìm kiếm để hỗ trợ. Bác sĩ Hùng không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân mình.
Trong suốt nhiều năm công tác, bác sĩ đã thăm khám và điều trị hàng trăm bệnh nhân mắc vô sinh – hiếm muộn, thực hiện thành công nhiều ca thụ tinh trong ống nghiệm.
PGS.TS.BS Hồ Sỹ Hùng – Chuyên gia hỗ trợ sinh sản
3. Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng ở đâu, lịch khám bệnh khi nào?
Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng chuyên Sản phụ khoa, Vô sinh, Hiếm muộn… hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội. Với kinh nghiệm dày dặn trong nghề cùng với sự tỉ mỉ, tận tình và luôn quan tâm đến bệnh nhân, bác sĩ luôn được nhiều khách hàng quý mến.
Lịch khám của bác sĩ Hồ Sỹ Hùng như sau:
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: Sáng (07:30 – 12:00) – Chiều (13:30 – 16:30)
- Địa điểm làm việc: Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lưu ý: Lịch khám của bác sĩ có thể sẽ thay đổi do có lịch trình công việc đột xuất. Vậy nên, để đặt lịch khám bệnh với bác sĩ Hùng, bệnh nhân nên đặt lịch khám sớm thông qua tổng đài: 1900.638.367.
1900 638 367
4. Quy trình thực hiện IVF các thể hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những cơ sở hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ điều trị hiếm muộn thành công top đầu miền Bắc. Bệnh viện xây dựng phác đồ riêng cho từng cặp vợ chồng đến thăm khám dựa trên quy trình chung đã được các chuyên gia nghiên cứu.
Quy trình Thụ tinh ống nghiệm 6 bước được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội:
a. Bước 1: Thăm khám, đánh giá chung sức khỏe sinh sản vợ chồng
Cả 2 vợ chồng trong trường hợp chưa có kết quả thăm khám từ trước sẽ được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết.
Đối với vợ:
- Xét nghiệm nội tiết: Định lượng nồng độ hormon sinh dục (progesterone, estrogen,…) và hormon hướng sinh dục (FSH, LH)
- Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục: Lấy máu làm các xét nghiệm kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV, giang mai, viêm gan B…
- Siêu âm phụ khoa: Kiểm tra và phát hiện các vấn đề phụ khoa như: U xơ tử cung, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ… Ngoài ra, tiến hành đếm nang noãn trên hai buồng trứng vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.
Đối với chồng:
- Xét nghiệm tinh dịch đồ đối với người chồng nhằm kiểm tra và đánh giá chất lượng và số lượng tinh dịch của người chồng.
b. Bước 2: Kích thích buồng trứng
Kích thích buồng trứng được đánh giá là một trong những bước quan trọng của quá trình làm thụ tinh ống nghiệm.
- Người vợ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng, thời gian thường kéo dài từ 10 – 12 ngày. Trong suốt thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được hẹn làm siêu âm và xét nghiệm máu, hỗ trợ theo dõi sự phát triển của nang noãn và nội mạc tử cung.
- Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (còn được gọi là mũi kích rụng trứng). Đặc biệt, mũi thuốc này cần được tiêm đúng giờ để đạt hiệu quả cao nhất.
c. Bước 3: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng
Thủ thuật chọc hút trứng được tiến hành vào khoảng 36 giờ đồng hồ sau mũi tiêm thuốc cuối cùng. Khi chọc hút trứng, người vợ được gây mê nên sẽ không thấy đau đớn. Quá trình chọc hút trứng khoảng 10 – 15 phút cho mỗi ca. Cùng thời điểm đó, người chồng được lấy mẫu tinh trùng tươi hoặc rã đông mẫu tinh trùng được đông lạnh trước đó để chuẩn bị cho việc thụ tinh với trứng.
Sau chọc hút trứng, người vợ sẽ được nằm lại theo dõi tại bệnh viện trong vòng 2 – 3 giờ, nếu không có gì bất thường sẽ được về nhà nghỉ ngơi.
Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng hỗ trợ vô sinh hiếm muộn cho các cặp vợ chồng
d. Bước 4: Thụ tinh trong ống nghiệm
Trứng, tinh trùng sẽ được chuyển đến phòng Labo để thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy trong môi trường chuyên dụng khoảng 2 – 5 ngày trước khi chuyển vào buồng tử cung của người vợ.
Cặp vợ chồng sẽ được tư vấn về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành bởi bác sĩ và chuyên viên phôi học.
e. Bước 5: Thực hiện chuyển phôi
Có hai kỹ thuật chuyển phôi: chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi tươi. Trường hợp chuyển phôi ngay sau khi tạo ra, gọi là chuyển phôi tươi. Ngược lại, nếu phôi đẹp, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông, người vợ sẽ được chuyển phôi vào các chu kỳ tiếp theo.
- Trong thời gian chờ chuyển phôi, người vợ sẽ được dùng thuốc đường uống, đặt âm đạo để chuẩn bị nội mạc tử cung.
- Bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi sau khi kiểm tra niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết, hình ảnh thuận lợi, chất lượng tốt cho sự làm tổ và phát triển của phôi.
- Quá trình chuyển phôi thường diễn ra nhanh chóng, trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó người vợ có thể ra về mà không cần nằm lại theo dõi tại bệnh viện.
- Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ sử dụng các loại thuốc nội tiết theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Quy trình thực hiện IVF tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
f. Bước 6: Thử thai
- Người vợ đến tái khám để kiểm tra, thực hiện xét nghiệm máu (xét nghiệm Beta HCG) theo lịch hẹn.
- Nếu nồng độ Beta HCG máu >25 IU/L có nghĩa là phôi đã làm tổ, người vợ đang mang thai.
Trên đây là một số thông tin về bác sĩ Hồ Sỹ Hùng và quy trình thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội do IVIE – Bác sĩ ơi tổng hợp. Nếu muốn đặt lịch khám với bác sĩ Hùng, bệnh nhân và gia đình liên hệ đến Hotline: 1900 638 367 để được hỗ trợ.
1900 638 367
Ứng dụng đặt lịch khám bệnh IVIE – Bác sĩ ơi khám online được nhiều khách hàng yêu thích trên thiết bị IOS và Android. IVIE – Bác sĩ ơi giúp khách hàng tìm kiếm, đặt lịch hẹn dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên toàn quốc nhanh chóng, đơn giản. Để biết thêm thông tin chi tiết khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài IVIE – Bác sĩ ơi 1900 638 367.