Bác sĩ Collin: Thay vì cố ép con ăn, hãy cho con một giấc ngủ ngon
Nếu căn cứ theo bảng giờ đi ngủ này thì phần lớn bố mẹ “chịu chết” với việc
đã có cuộc trò chuyện của BS Collin, một chuyên gia nhi khoa người Pháp có nhiều năm kinh nghiệm và rất được các mẹ có con nhỏ tín nhiệm để có được những lời khuyên thiết thực nhất về vấn đề này.
BS Chuyên khoa nhi Philippe Collin khuyên rằng, điều quan trọng nhất khi nuôi con là bố mẹ hãy lắng nghe con mình. (Ảnh: Happy Moms)
Đi ngủ đúng giờ là một thói quen tốt cần rèn luyện cho trẻ
Mẹ Hà Lan (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) chia sẻ: “Nếu đối với trẻ từ 6 tuổi mà
“Tình cảnh” của bà mẹ trên không phải là cá biệt, theo BS Collin, rèn cho con một thói quen ngủ tốt cũng quan trọng như việc rèn thói quen ăn uống lành mạnh và nhiều thói quen tự lập khác, cần phải rèn ngay từ khi trẻ còn nhỏ tuổi và duy trì đều đặn hàng ngày.
BS Collin nói: “Giấc ngủ chất lượng rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi đứa trẻ vì nó giúp trẻ xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Muốn biết một đứa trẻ có giấc ngủ chất lượng hay không, có ngủ ngon hay không thì hãy quan sát trẻ lúc thức dậy. Nếu trẻ cáu kỉnh, không vui vẻ thì có nghĩa là trẻ ngủ chưa đủ và không ngon giấc, ngược lại trẻ ngủ đủ giấc sẽ nhanh chóng trở nên hoạt bát, vui vẻ sau khi thức dậy để tham gia vào các hoạt động của ngày mới”.
Cũng theo chia sẻ của BS Collin, để hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ, bố mẹ có thể lưu ý một số điều sau:
– Tham khảo thời gian ngủ cần thiết đối với trẻ ở các lứa tuổi. Có thể có trẻ sẽ ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn nhưng cơ bản là chênh lệch không quá nhiều.
– Cần chuẩn bị tinh thần và tạo môi trường cho trẻ 1 tiếng trước giờ đi ngủ. Thói quen
đi ngủ đúng giờ
phải là một thói quen được duy trì đều đặn hàng ngày.
– Không cho trẻ xem tivi, chơi điện tử hay chơi các trò chơi kích động mạnh trước giờ đi ngủ.
– Không gian ngủ của trẻ cần sạch sẽ, yên tĩnh và an toàn.
– Để giúp trẻ ngủ ngon, khi con đi ngủ bố mẹ nên ôm ấp, vuốt ve, massage, hát ru, đọc truyện cho con nghe.
Giờ đi ngủ trẻ được bố mẹ âu yếm, đọc truyện hay massage… thì trẻ ngủ ngon giấc hơn. (Ảnh minh họa)
Quan trọng nhất là hãy lắng nghe con
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và khám bệnh cho trẻ Việt Nam, BS Collin chia sẻ rằng, một trong những sai lầm thường gặp nhất ở bố mẹ Việt đó là “lúc nào cũng lo con còi cọc”. Ông nói: “Tiếp xúc với nhiều bố mẹ, tôi thấy hầu như không bố mẹ nào tỏ ra lo lắng với tôi rằng: con tôi có to quá không, có nặng cân quá không?… mà chủ yếu là hay so sánh con mình… vẫn bé hơn, nhẹ cân hơn so với con người này, người khác”.
Chính tâm lý “lo con còi cọc” đó đã biến mỗi bữa ăn trở thành một áp lực nặng nề đối với cả cha mẹ và trẻ. BS Collin cũng khuyên, bố mẹ tuyệt đối không nên khen ngợi khi con ăn được nhiều, cần dạy con biết ăn vừa đủ, bữa ăn phải ngồi vào bàn và chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút, khi ăn tuyệt đối không xem tivi hay chơi trò chơi, nếu con không ăn thì bố mẹ không nên ép. Bố mẹ nên nhớ rằng, “ăn và ngủ” là hai yếu tố quan trọng như nhau đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, vì thế, “thay vì mất quá nhiều thời gian để
Trao đổi về việc nên áp dụng các
Năm học mới bắt đầu, cùng với nhiều nỗi lo lắng khác nhau về việc học hành của con, những thông tin được chia sẻ từ trang facebook của Trường tiểu học Wilson ở Kenosha, Wisconsin (Mỹ) về bảng giờ đi ngủ chuẩn cho trẻ (căn cứ vào giờ trẻ phải thực dậy vào buổi sáng) để nhắc nhở phụ huynh về giấc ngủ của trẻ đã khiến nhiều bố mẹ phát hoảng.Nếu căn cứ theo bảng giờ đi ngủ này thì phần lớn bố mẹ “chịu chết” với việc cho con đi ngủ đúng giờ , lý do là thời gian dành cho việc di chuyển trên đường, đi học thêm, thời gian ăn uống, thời gian tranh thủ chơi với con, rèn con học vào buổi tối… quá nhiều, nên thời gian ngủ của con vì thế mà bị cắt xén đáng kể. Mẹ&Bé đã có cuộc trò chuyện của BS Collin, một chuyên gia nhi khoa người Pháp có nhiều năm kinh nghiệm và rất được các mẹ có con nhỏ tín nhiệm để có được những lời khuyên thiết thực nhất về vấn đề này.Mẹ Hà Lan (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) chia sẻ: “Nếu đối với trẻ từ 6 tuổi mà giờ đi ngủ tốt là từ 7h đến 7h30 tối thì con mình thiếu ngủ trầm trọng. Bản thân con mình từ nhỏ đã khó ngủ, hay thức giấc, trằn trọc giữa đêm, sau này lại là đứa khó ăn, mỗi bữa ăn có khi ông bà phải nài ép hàng tiếng mới xong, ăn xong có khi chẳng còn thời gian để làm việc gì khác nữa. Biết thế mà mình cũng không biết phải làm thế nào vì cả hai vợ chồng cùng đi làm về muộn”.“Tình cảnh” của bà mẹ trên không phải là cá biệt, theo BS Collin, rèn cho con một thói quen ngủ tốt cũng quan trọng như việc rèn thói quen ăn uống lành mạnh và nhiều thói quen tự lập khác, cần phải rèn ngay từ khi trẻ còn nhỏ tuổi và duy trì đều đặn hàng ngày.BS Collin nói: “Giấc ngủ chất lượng rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi đứa trẻ vì nó giúp trẻ xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Muốn biết một đứa trẻ có giấc ngủ chất lượng hay không, có ngủ ngon hay không thì hãy quan sát trẻ lúc thức dậy. Nếu trẻ cáu kỉnh, không vui vẻ thì có nghĩa là trẻ ngủ chưa đủ và không ngon giấc, ngược lại trẻ ngủ đủ giấc sẽ nhanh chóng trở nên hoạt bát, vui vẻ sau khi thức dậy để tham gia vào các hoạt động của ngày mới”.Cũng theo chia sẻ của BS Collin, để hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ, bố mẹ có thể lưu ý một số điều sau:- Tham khảo thời gian ngủ cần thiết đối với trẻ ở các lứa tuổi. Có thể có trẻ sẽ ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn nhưng cơ bản là chênh lệch không quá nhiều.- Cần chuẩn bị tinh thần và tạo môi trường cho trẻ 1 tiếng trước giờ đi ngủ. Thói quenphải là một thói quen được duy trì đều đặn hàng ngày.- Không cho trẻ xem tivi, chơi điện tử hay chơi các trò chơi kích động mạnh trước giờ đi ngủ.- Không gian ngủ của trẻ cần sạch sẽ, yên tĩnh và an toàn.- Để giúp trẻ ngủ ngon, khi con đi ngủ bố mẹ nên ôm ấp, vuốt ve, massage, hát ru, đọc truyện cho con nghe.Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và khám bệnh cho trẻ Việt Nam, BS Collin chia sẻ rằng, một trong những sai lầm thường gặp nhất ở bố mẹ Việt đó là “lúc nào cũng lo con còi cọc”. Ông nói: “Tiếp xúc với nhiều bố mẹ, tôi thấy hầu như không bố mẹ nào tỏ ra lo lắng với tôi rằng: con tôi có to quá không, có nặng cân quá không?… mà chủ yếu là hay so sánh con mình… vẫn bé hơn, nhẹ cân hơn so với con người này, người khác”.Chính tâm lý “lo con còi cọc” đó đã biến mỗi bữa ăn trở thành một áp lực nặng nề đối với cả cha mẹ và trẻ. BS Collin cũng khuyên, bố mẹ tuyệt đối không nên khen ngợi khi con ăn được nhiều, cần dạy con biết ăn vừa đủ, bữa ăn phải ngồi vào bàn và chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút, khi ăn tuyệt đối không xem tivi hay chơi trò chơi, nếu con không ăn thì bố mẹ không nên ép. Bố mẹ nên nhớ rằng, “ăn và ngủ” là hai yếu tố quan trọng như nhau đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, vì thế, “thay vì mất quá nhiều thời gian để ép con ăn uống, hãy chú trọng hơn nữa đến việc cho con một giấc ngủ ngon”, BS nói.Trao đổi về việc nên áp dụng các phương pháp luyện ngủ giúp trẻ có thói quen ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ hay để trẻ ngủ chung với bố mẹ, BS Collin cho rằng, phương pháp nào cũng có có điểm tốt riêng, tuy nhiên, nếu được rèn ngủ riêng từ nhỏ, trẻ sẽ học cách ngủ tự lập hơn, ngoài ra, bố mẹ cũng có thêm thời gian để dành cho nhau hơn. Dù là áp dụng phương pháp nào thì điều quan trọng nhất cha mẹ phải làm đó là hãy quan sát và lắng nghe con để hiểu nhu cầu của trẻ. Mỗi đứa trẻ có một cá tính và nhu cầu riêng trong từng giai đoạn phát triển, việc lắng nghe con sẽ giúp bố mẹ có được lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất.