Bác Sĩ Nội Trú Là Gì? Yêu Cầu để Trở Thành Bác Sĩ Nội Trú
Nếu bạn không học chuyên ngành y khoa thì chắc chắn sẽ cảm thấy rất xa lạ với cụm từ “bác sĩ nội trú”. Và nếu suy đoán thì chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là các bác sĩ làm việc, đồng thời sinh hoạt trong bệnh viện. Thế nhưng suy đoán này chỉ đúng một phần nào mà thôi. Trên thực tế, cụm từ này đại diện cho một khóa học đấy. Chi tiết như thế nào thì chúng mình sẽ bật mí ngay bên dưới đây.
Nội Dung Chính
Bác sĩ nội trú là gì?
Bác sĩ nội trú là một chương trình đào tạo các sinh viên ngành Y vừa ra trường. Chương trình đào tạo này tương đương với Thạc Sĩ hoặc Tiến sĩ. Thông thường, quá trình đào tạo bác sĩ nội trú sẽ kéo dài trong 3 năm và chỉ 2 năm đối với Cao học. Mỗi một bác sĩ sẽ chỉ được thi đào tạo nội trú duy nhất một lần trong đời. Khi rớt thì sẽ không có lần thứ hai. Khi hoàn thành khóa đào tạo, sinh viên sẽ được cấp chứng nhận Thạc sĩ Y khoa và bằng Bác sĩ nội trú.
Mô tả công việc
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bác sĩ nội trú là gì thì hãy cùng tìm hiểu công việc của họ nhé. Một người bác sĩ nội trú sẽ làm việc tại các cơ sở ý tế, bệnh viện trong vòng 3 năm. Song song đó, họ sẽ phải hỏi, nâng cấp kiến thức, có sát thực tế và nâng cao tay nghề. Các ý bác sĩ thuộc cấp bậc này vẫn sẽ hoạt động như một người trợ lý của các bác sĩ chuyên khoa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, họ sẽ chỉ hỗ trợ, đứng ngoài quan sát và học hỏi.
Giờ làm việc
Như đã nói, bác sĩ nội trú thực tế là một khóa học đào tạo giúp sinh viên ngành Y được cọ sát, có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thức tế. Thế nên việc học và làm sẽ hoàn toàn diễn ra tại các cơ sở y tế, bệnh viện mà họ công tác. Đúng với cụm từ “Nội trú”, sinh viên sẽ phải học và làm việc 24/24 tại cơ sở y tế là lựa chọn. Quá trình trình này sẽ kéo dài liên tục trong 3 năm và chỉ 2 năm đối với hệ Cao học.
Yêu cầu chuyên môn
Tùy vào chương trình đào tạo của mỗi trường, cũng như nhu cầu, đam mê của sinh viên; yêu cầu về chuyên môn của bạn sẽ rất đa dạng. Chỉ cần bạn đã theo học một trong các chuyên môn nhất định. Phổ biến như:
-
Các chuyên ngành nội: Hồi sức cấp cứu, huyết học, nhi khoa, tim mạch, tim mạch, thần kinh,…
-
Các chuyên ngành ngoại: Răng hàm mặt, ngoại khoa, tai mũi họng, phụ sản, dị ứng và miễn dịch lâm sàng,…
-
Các chuyên ngành y hệ cơ sở và dự phòng: Sinh lý học, ký sinh trùng, vi sinh, hóa học, Giải phẫu, Y học dự phòng,…
>>> Xem thêm: Các công việc Freelancer có mức thu nhập cao và dễ tìm hiện nay
Nơi làm việc
Nếu đậu chương trình tuyển sinh đầu vào bác sĩ nội khoa thì nhà trường sẽ sắp xếp nơi làm việc phù hợp với chuyên ngành cho sinh viên. Nơi làm việc của bác sĩ nội khoa thường là các bệnh viện đầu ngành như Bạch Mai, Việt Đức, Nhiệt đới, Tai mũi họng Sài Gòn,… Sinh viên sẽ được nhà trường tạo điều kiện học tập tốt nhất:
-
Sinh viên tiếp cận, chăm sóc những người bệnh nặng, ca khó, mẫu bệnh nhân điển hình,… Thông qua đó, bạn sẽ được va chạm thực tế, tích lũy thêm nhiều bài học, kinh nghiệm cho bản thân.
-
Được tiếp cận và học hỏi trực tiếp từ những bác sĩ đầu ngành, có chuyên môn và thâm niên cao trong ngành.
-
Được trực tiếp tham gia vào các ca tiểu phẫu, đại phẫu, học cách phẫu thuật thực tế, kỹ thuật thăm dò lẫn can thiệp.
-
Được tiếp cận, làm quen với những trang thiết bị sử dụng trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
So sánh bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa
Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về bác sĩ nội trú là như thế nào thì hãy cùng làm một phép so sánh nho nhỏ nhé!
Giống nhau
Cả bác sĩ nội trú và chuyên khoa đều hoạt động, làm việc trực tiếp tại cơ sở y tế, bệnh viện. Họ đều tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân. Nhìn chung, công việc của cả bác sĩ chuyên khoa hay nội trú đều gần như giống nhau.
Khác biệt
Mặc dù gần như phải làm những công việc gần như giống nhau nhưng chúng ta có thể phân biệt bác sĩ nội trú và chuyên khoa rất dễ dàng:
-
Bác sĩ nội trú trên thực tế là những sinh viên ngành Y vẫn còn đang trong quá trình “thực tập”, “học việc” để có thêm kiến thức, kinh nghiệm thức tế. Sau khi đã đạt được tâm bằng tốt nghiệp Đại học ngành Y thì sinh viên phải trải qua chương trình đào tạo nội trú để có thể làm việc tại cơ sở y tế, bệnh viện đầu ngành.
-
Bác sĩ chuyên khoa là những người đã kinh nghiệm, thâm niên lâu năm trong ngành. Họ đã có cấp bằng y tế, có đầy đủ điều kiện để hành nghề, hoạt động tại các bệnh viện đầu ngành. Dưới góc nhìn của chương trình đào tạo, các bác sĩ chuyên khoa chính là giảng viên của những bác sĩ nội trú.
Yêu cầu cần có của một bác sĩ nội trú
Điều kiện thi bác sĩ nội trú không hề đơn giản tí nào cả, bạn phải đạt những tiêu chí cực kỳ khắc khe như:
Phẩm chất đạo đức
Một bác sĩ nội trú phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, tận tâm với ngành. Việc này được kiểm chứng thông qua điều kiện phải không bị kỷ luật trong suốt 6 năm học Đại học. Không chỉ riêng giai đoạn thời sinh viên, mà đây là yếu tố rất cần thiết đối với tương lai của một bác sĩ. Chỉ cần bị kỷ luật duy nhất một lần thi cả sự nghiệp của bạn gần như sẽ tiêu tan.
>>> Xem thêm: Nhân viên Content Marketing & những điều cần phải biết
Kiến thức
Cho dù học bất kỳ chuyên ngành nào thì ít nhất, các bác sĩ nội trú cũng phải đạt những tiêu chuẩn cơ bản như sau:
-
Là sinh viên ngành Y chính quy.
-
Dưới 27 tuổi.
-
Đã hoàn thành chương trình đào tạo 6 năm theo bậc Đại Học.
-
Tốt nghiệp loại khá trở lên.
-
Không có môn nào phải thi lại.
-
Tổng điểm trung bình các môn thi bác sĩ nội trú phải đạt từ 7.0 trở lên.
-
Phải có bằng cấp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương với năm thi.
Với kết quả thành tích học tập trong suốt 6 năm đạt điều kiện trên thì chắc chắn bác sĩ nội trú đã có đầy đủ những kiến thức chuyên ngành cơ bản. Như vậy là đã phù hợp để có thể trở thành một bác sĩ nội trú. Việc nắm rõ những kiến thức chuyên môn của ngành đã học suốt 6 năm qua cực kỳ quan trọng. Đó như là một tấm vé đảm bảo để bạn có thể học Cao học cũng như thực hiện tốt quá trình “học việc”, tham gia điều trị thực tế.
Kĩ năng
Một bác sĩ nội trú yêu cầu đòi hỏi với có trình độ kỹ năng chuyên ngành ở mức cơ bản hoặc khá tốt trở lên. Bởi trong quá trình đào tạo, các bác sĩ nội trú cũng sẽ tham gia vào việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, từ ca dễ đến ca khó. Trong một số trường hợp nguy cập, bác sĩ nội trú cũng sẽ tham gia vào điều trị, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Thế nên kỹ năng chuyên ngành cơ cơ hoặc khá tốt là yêu cầu bắt buộc.
Điều kiện học và thi của bác sĩ nội trú
Khi muốn thi bác sĩ nội trú thì mọi người phải đạt một vài điều kiện bắt buộc như dưới đây:
Học bác sĩ nội trú thi khối nào?
Bài thi bác sĩ nội trú sẽ thuộc dạng trắc nghiệm, thời gian làm bài mỗi môn là 90 phút. Và bạn sẽ phải thi tổng cộng 4 môn, cụ thể gồm:
-
Môn 1 – Môn chuyên ngành.
-
Môn 2 – Môn chuyên ngành.
-
Môn 3 – Môn cơ sở.
-
Môn 4 – Ngoại ngữ: Bạn có có thể chọn Tiếng Anh, Trung hoặc Pháp.
Môn 1 và 2 là gì thì còn phải tùy vào chuyên ngành mà bạn đang theo học. Bài thi sẽ kiểm tra kiến thức chuyên môn của thí sinh trước khi trở thành bác sĩ nội trú.
Đào tạo bao nhiêu năm?
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú sẽ kéo dài trong 4 năm, và 3 năm đối với hệ cao học. Xuyên suốt quá trình học, bạn sẽ lưu trú 24/24 tại cơ sở y tế, bệnh viện đầu ngành được nhà trường sắp xếp dựa theo chuyên môn của bạn. Khi hoàn thành đủ thời gian đào tạo, mọi người sẽ được đánh giá năng lực.
Nên theo học trường nào?
Dành cho ai muốn theo đuổi giấc mơ bác sĩ nội trú thì mọi người có thể theo học tại những trường uy tín hàng đầu Việt Nam dưới đây:
-
Trường Đại học Y Hà Nội.
-
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Học viện Quân y.
-
Đại học Y Dược Cần Thơ.
-
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
-
Đại học Y Dược Huế.
-
Trường Đại Học Y Dược – ĐHQGHN.
-
Khoa Y – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
-
Trường Đại học Dược Hà Nội.
-
Đại học Phan Châu Trinh.
Quá trình đào tạo bác sĩ nội trú ở Việt Nam và Mỹ khác nhau thế nào?
Nhìn chung, khóa học đào tại bác sĩ nội trú tại Việt Nam cũng không quá khác biệt so với Mỹ. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của Mỹ vẫn có điểm khác biệt:
-
Toàn bộ lớp học bác sĩ nội trú ở Mỹ đều thuộc hệ Đại học nên sẽ cực kỳ thuận lợi với những sinh viên ngành Y. Đặc biệt, nếu bạn là sinh viên ngành khác thì vẫn có thể đăng ký các lớp học chuyên môn cần thiết rồi xin học bác sĩ nội trú sau.
-
Khi muốn hành nghề thì bác sĩ nội trú ở Mỹ bắt buộc phải được chứng nhận bởi Tổ chức ACGME.
-
Quá trình đào tạo bác sĩ nội trú tại Mỹ sẽ kéo dài hơn so với tại Việt Nam, tối thiểu là 3 năm và tối đa lên đến 7 năm.
Mức lương bác sĩ nội trú
Lương của bác sĩ được tính theo cấp bậc, kinh nghiệm, ví trí,… Thế nên các bác sĩ nội trú là những sinh viên vừa ra trường sẽ thuộc cấp bậc thấp nhất và lương không quá cao. Cụ thể, với cương vị là bác sĩ mới ra trường, đang “học việc” thì lương của bác sĩ nội trú sẽ chỉ là 2.287.000 đồng mà thôi.
Thuận lợi có được khi trở thành bác sĩ nội trú
Khi hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, mọi người sẽ được nhận bằng hành nghề, và bằng Thạc sĩ. Khi này, bạn sẽ trở thành Bác sĩ cấp học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ, nhận lương cấp bậc hệ số 2 hoặc 3. Với vị trí, cấp bậc hiện tại, bạn đã có thể trở thành một bác sĩ tại các bệnh viện đầu ngành. Tương lai vô cùng xán lạn bởi bạn đã có được kiến thức, kinh nghiệm thực tế, đủ điều kiện hành nghề.
Kết luận
Mọi người thấy thế nào về nghề bác sĩ nội trú, quá vất vả và khó khăn đúng không? Tuy nhiên, chỉ cần trải qua được giai đoạn này thì con đường tương lại, sự nghiệp sẽ cực kỳ xán lạn. Để tìm hiểu thêm về nhiều ngành nghề khác thì hãy truy cập blog Mua bán nhé!
Xem thêm: