Ba mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh?

Khi trẻ sinh ra đời, bên cạnh niềm vui chào đón thành viên mới, ba mẹ còn vô vàn nỗi lo trong việc chăm sóc con yêu của mình. AVAkids đã tổng hợp thông tin từ bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn nhằm giúp ba mẹ hiểu rõ những biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ cũng như những vấn đề cần lưu ý, để ba mẹ có những kiến thức đúng đắn trong việc chăm sóc con yêu khoẻ mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn là trưởng khoa Nhi, trưởng bộ phận Y học chứng cứ phòng khám Victoria Healthcare. Nổi tiếng với quyển sách

“Để con được ốm”

phát hành năm 2016, bác sĩ Đoàn đã giúp nhiều ba mẹ nuôi con khoa học, khỏe mạnh, không lạm dụng thuốc và các xét nghiệm y tế.

1Những biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Em bé không phải là người lớn thu nhỏ. Ảnh: unsplash

Em bé không phải là người lớn thu nhỏ, do đó ba mẹ không thể dựa trên những biểu hiện khác với hành vi của người lớn để kết luận tình trạng của trẻ. Những biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Run, chới với tay chân

  • Uốn éo, vặn vẹo

  • Rặn, nấc cụt

  • Ọc, trớ sữa

    (trẻ từ 2 tuần tuổi trở đi hầu hết đều ọc sữa cho dù mẹ có vỗ ợ, qua 6 tháng trẻ sẽ tự hết).

  • Ngủ hay rên, thút thít, khò khè, nghẹt mũi

  • Ngủ nhiều giấc trong ngày, ngủ nông, dễ bị đánh thức bởi tiếng động nhẹ.

Nguyên nhân của những biểu hiện đó là do hệ thần kinh chưa hoàn hiện. Ba mẹ không cần đưa trẻ đi khám vì biểu hiện trên sẽ giảm dần khi trẻ 4 tháng, đến 6 tháng tuổi thì biến mất hoàn toàn.

Bài viết liên quan: Bác sĩ gỡ rối cho mẹ bỉm về hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình ưỡn người – Liệu có nguy hiểm không?

2Nguyên nhân trẻ bú ít khi mới sinh

Trẻ nên bú mẹ ngay từ giờ đầu sau khi sinh. Ảnh: freepik

Trẻ nên bú mẹ ngay từ giờ đầu sau khi sinh. Ảnh: freepik

Trẻ nên nên được bú sữa mẹ ngay từ giờ đầu sau sinh. Sữa non của mẹ cung cấp rất nhiều năng lượng cho con. Trường hợp mẹ không có sữa hoặc không thể cho trẻ bú, có thể thay bằng sữa công thức.

Thời gian đầu, trẻ bú rất ít dựa theo nhu cầu cơ thể, bác sĩ Đoàn cho biết điều đó hoàn toàn bình thường. Đối với những trẻ sinh đủ tháng, nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể rất nhiều. Trong người trẻ có một lớp mỡ gọi là mỡ nâu, lớp mỡ này sản sinh năng lượng trong một vài tiếng đầu sau sinh.

3Giấc ngủ của trẻ

Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Cơ thể của trẻ sơ sinh rất nóng do mức độ chuyển hóa cao (phản ứng hóa học trong cơ thể giúp trẻ lớn lên) nên sản sinh ra nhiệt. Khi thấy trẻ sơ sinh không ngủ được, thường ọ ẹ, quấy khóc, khó chịu… ba mẹ lầm tưởng bé thiếu vitamin hoặc thiếu canxi, tuy nhiên, nguyên nhân chính thường là do nhiệt độ phòng ngủ của trẻ quá nóng.

Bác sĩ Đoàn chia sẻ những điều ba mẹ nên lưu ý để trẻ có một giấc ngủ tốt, tránh gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi:

  • Không nên quấn kín cơ thể trẻ, không đắp chăn, mền, hãy mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.

  • Nhiệt độ phù hợp cho trẻ sơ sinh là 16 độ C -20 độ C,

    ba mẹ nên có nhiệt kế trong phòng để theo dõi nhiệt độ.

  • Đặt trẻ ngủ ở nôi riêng

    , không nên nằm chung giường với ba mẹ.

  • Không nên để mền hay nhiều vật dụng khác ở cạnh trẻ.

  • Không nên mang găng tay, mang vớ. (

    Ba mẹ không nên lo lắng khi sờ thấy tay chân trẻ lạnh, điều đó hoàn toàn bình thường).

Hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi là khi bé (

giai đoạn dưới 1 tuổi

) chết trong lúc ngủ mà không biết rõ nguyên nhân. Theo thống kê, có 90% trẻ nhỏ dưới 6 tháng đặc biệt là ở tháng thứ 2 gặp phải hội chứng này. Không xác định được nguyên nhân dẫn đến đột tử ở trẻ. Tuy nhiên có những biện pháp phòng ngừa như:

  • Giai đoạn thai kỳ, mẹ nên khám thai đều đặn.

  • Tránh hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc lá).

  • Không đặt trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ, chỉ nên nằm ngửa.

  • Không để trẻ nằm chung giường ba mẹ.

  • Không đặt quá nhiều vật dụng trong nôi quanh trẻ.

  • Tạo không gian ngủ thoải mái cho trẻ.

Bài viết liên quan: Những cách đơn giản giúp trẻ rèn luyện thói quen ngủ cũi mà không tốn nhiều thời gian

4Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ không cần cho trẻ tắm nắng

Ba mẹ không cần cho trẻ tắm nắng

Bác sĩ Đoàn cho biết hầu hết các bác sĩ tại Việt Nam đều khuyên ba mẹ nên cho bé đi phơi nắng lúc 6 – 7 giờ sáng, nhằm mục đích hấp thu vitamin D. Tuy nhiên, tia UVB kích thích da tổng hợp vitamin D vào buổi sáng sớm chưa thể chiếu đến mặt đất. Vì vậy, cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng không có ý nghĩa, ba mẹ không cần cho trẻ tắm nắng.

Bài viết liên quan: Bổ sung vitamin D3 hiệu quả và những điều mẹ chưa biết

5Bổ sung vitamin D cho trẻ 

Trẻ sơ sinh cần 400-500 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày. Trong sữa mẹ có rất ít hoặc gần như không có vitamin D nên ba mẹ phải cho trẻ sơ sinh uống vitamin D dạng lỏng mỗi ngày hoặc mỗi tuần.

Trường hợp nếu trẻ uống sữa công thức khoảng 800-900ml trở lên trong một ngày thì đủ vitamin D, có thể không cần bổ sung thêm.

Ba mẹ có thể cho trẻ uống vitamin D bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, đồng hành cùng con phát triển mỗi ngày luôn là điều ba mẹ quan tâm. Hy vọng những thông tin AVAkids cung cấp sẽ giúp ba mẹ bổ sung thêm nhiều kiến thức, an tâm hơn khi chăm sóc đứa con yêu của mình.

Ngọc Hà tổng hợp từ Youtube Victoria Healthcare

1. Victoria Healthcare: https://www.youtube.com/watch?v=asNQ6rKRA4o