Bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt phải làm sao?

Các chuyên gia cảnh báo, bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt có thể gây ra biến chứng tiền sản giật rất nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan và cần có hành động phòng ngừa và điều trị chấm dứt tình trạng đau đầu chóng mặt này.

Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt

Theo số liệu thống kê, có tới hơn 80% bà bầu gặp tình trạng đau đầu chóng mặt, tập trung chủ yếu trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu tháng cuối bị đau đầu buồn nôn, chóng mặt là do sự phát triển nhanh của thai nhi trong bụng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và hệ thần kinh.

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, hiện tượng bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt còn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như:

  • Môi trường sống xung quanh bà bầu ồn ào

  • Tâm trạng lo lắng, tinh thần của mẹ bị gò bó, căng thẳng và phải suy nghĩ nhiều.

  • Mẹ bầu bị thiếu ngủ, thường xuyên phải vận động, làm việc quá sức.

  • Bụng đói, cơ thể thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tụt đường huyết, khiến bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

  • Cơ thể mẹ bầu bị thiếu máu dẫn đến oxy lên não kém và gây ra đau đầu, chóng mặt.

  • Ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết đột ngột.

  • Nằm sai tư thế, đặc biệt là nằm ngửa khiến nhịp tim tăng cao, huyết áp giảm và gây ra hiện tượng choáng váng, khó chịu, buồn nôn.

  • Nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi, dễ gây đau đầu, mệt mỏi và cáu gắt.

  • Do mẹ bầu sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

  • Không gian sống chật hẹp, mẹ bầu phải ở trong căn phòng nóng bức, bí bách lâu.

  • Nhiệt độ trong cơ thể mẹ bầu tăng cao

Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có nhiều yếu tố khác khiến bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt. Nhìn chung, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì tình trạng đau đầu, chóng mặt này đều khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy liệu các triệu chứng này có gây nguy hiểm gì cho bà bầu tháng thứ 9 và thai nhi hay không?

Bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng bà bầu tháng thứ 9 bị đau đầu chóng mặt diễn ra phổ biến và cũng sẽ tự khỏi hẳn ở giai đoạn sau sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng đau đầu, chóng mặt khiến thai phụ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và chán ăn. Hậu quả dẫn đến là mẹ bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, rối loạn chức năng của các cơ quan, bộ phận, đặc biệt là cản trở sự phát triển của thai nhi. 

Bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt có thể ảnh hưởng đến thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, hiện tượng chóng mặt có thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị ngã gây tổn thương cho cả mẹ và bé. Nguy hiểm nhất là khi bà bầu đang tự điều khiển phương tiện trên đường có thể đe dọa tính mạng của cả hai mẹ con. Bởi vậy, nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt thì không nên tự mình lái xe trên đường.

Một điều đáng lo ngại khác khi bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt chính là biến chứng tiền sản giật có thể xảy ra. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần theo dõi thêm các dấu hiệu khác như: huyết áp tăng cao, phù nề, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, đi tiểu nhiều hoặc ít bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt,…

Bà bầu cần đi khám khi thấy các dấu hiệu bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu tháng cuối bị đau đầu cần đi khám ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Tình trạng đau đầu kéo dài không có dấu hiệu giảm

  • Mẹ bầu có thể đau đầu đột ngột ngay cả khi đang ngủ

  • Chân, tay, mặt bị sưng phù nề

  • Đau đầu kèm đau bụng trên, vùng dưới xương sườn.

  • Đau đầu kèm hiện tượng sốt cao, đau cổ, rối loạn thị giác,..

  • Cân nặng tăng lên đột ngột.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt nên đi khám thai, kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn. Từ đó bác sĩ sẽ theo dõi được sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé, đồng thời tầm soát được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra để có phương án xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt nên làm gì?

Xoa bóp giúp giảm bới tình trạng đau đầu chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mang thai tháng thứ 9, một số phụ nữ sẽ có triệu chứng đau đầu chóng mặt, có thể kèm buồn nôn, choáng váng,… Khi đó, các mẹ bầu cần chú ý làm những điều sau đây:

  • Massage, xoa bóp vùng vai gáy, lưng cổ để giảm bớt triệu chứng đau đầu.

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm bớt cơn đau. Trong đó:

    • Chườm nóng có tác dụng cải thiện quá trình lưu thông máu lên não, giúp các mạch máu giãn nở tốt hơn.

    • Chườm lạnh trên vùng trán có tác dụng khi bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt do mạch máu mở rộng. Khi chườm lạnh, các mô cơ sẽ được thu nhỏ lại, mạch máu thắt chặt giúp cơn đau dịu bớt hơn.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cải thiện quá trình lưu thông máu và vận chuyển các khoáng chất chất đi nuôi dưỡng cơ thể giúp làm giảm bớt cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, nước còn cung cấp năng lượng cho thai phụ khỏe mạnh hơn.

  • Mở cửa sổ, cửa ra vào cho nơi ở thoáng mát hoặc ra ngoài đi dạo để hít thở không khí trong lành.

  • Khi chóng mặt cần từ từ ngồi xuống để tránh bị ngã. Lưu ý khi đứng lên cần tránh đột ngột vì như vậy sẽ khiến tình trạng chóng mặt của mẹ bầu nặng hơn.

Cách phòng ngừa tình trạng đau đầu chóng mặt cho mẹ bầu hiệu quả

Ngủ đủ giấc giúp phòng tránh tình trạng bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để giúp mẹ bầu tháng thứ 9 phòng ngừa tình trạng bị đau đầu chóng mặt, chúng ta nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Lựa chọn không gian yên tĩnh để làm việc và nghỉ ngơi. Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thông thoáng.

  • Ngủ đủ giấc, nên đi ngủ sớm tránh thức khuya và thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe.

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

  • Sử dụng thêm một số loại thuốc bổ để nâng cao sức khỏe của cả mẹ và bé như: sắt, canxi, axit folic, vitamin B12, DHA,…

Tóm lại, thông qua bài viết này chúng ta đã nắm rõ được mức độ nguy hiểm khi bà bầu tháng cuối bị đau đầu chóng mặt. Từ đó, các chị em phụ nữ đang và chuẩn bị mang thai cần trang bị cho mình kiến thức về phòng tránh và điều trị chứng đau đầu, chóng mặt để có một thai kỳ khỏe mạnh.