Bà bầu ăn uống theo nguyên tắc này đảm bảo sẽ “‘vào con mà không vào mẹ”
Trong thời gian mang bầu, nhiều mẹ có tư tưởng lo lắng con không đủ lớn nên tập trung ăn uống, bổ sung dinh dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến mẹ bị tăng cân nhiều, khó lấy lại vóc dáng sau sinh. Vì vậy, mẹ cần nắm rõ chế độ ăn uống khoa học để “vào con mà không vào mẹ”.
Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu cho biết mình ăn uống rất nhiều đồ bổ dưỡng mà không hiểu sao chỉ có mẹ lên cân còn con thì vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. Tăng cân quá mức trong quá trình mang thai cũng khiến mẹ có tăng nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật, sinh non,… Vì vậy, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để dinh dưỡng vào con mà không khiến mẹ tăng cân.
Thứ nhất, nguyên tắc trong ăn uống đối với bà bầu là không ăn nhiều một lúc mà chia ra nhiều bữa một ngày, ăn vừa phải. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên ăn chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm. Làm như vậy không chỉ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi mà còn giúp mẹ khắc phục tình trạng nghén, kén ăn trong những tháng đầu và kiểm soát được cân nặng trong những tháng tiếp theo.
Trong mỗi khẩu phần ăn của mình, mẹ nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ này: 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ. Rau xanh, hoa quả giúp bổ sung Vitamin, chất xơ và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh khi mang thai còn giúp các mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên hạn chế các loại đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh. Những loại đồ ăn này sẽ chỉ làm mẹ tăng cân mà không hề bổ sung dinh dưỡng cho con phát triển.
Ăn uống để vào con mà không vào mẹ không có nghĩa là ăn như khi mẹ ăn kiêng. Mẹ không nên hạn chế tinh bột hay chỉ ăn rau mà phải ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, dù bị ốm nghén, thèm ăn một món nhất định thì mẹ cũng không nên ăn trường kỳ vì điều đó sẽ khiến con bị thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia.
Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hoocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, ăn vội, vừa ăn vừa xem TV hay điện thoại. Thay vào đó, mẹ bầu nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày. Thói quen này còn kiềm chế mẹ ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.
Tuy cần uống nhiều nước nhưng mẹ bầu không nên uống nước ngọt, nước có ga hay bia rượu. Thay vào đó, mẹ có thể uống nước lọc, nước canh, nước hoa quả để tốt cho con mà không béo mẹ.