BS Chuyên khoa I – Trường Đại học Y Dược Thái Bình

* Ngành đào tạo

Stt
Chuyên ngành
Mã số

1
Nội
CK 60 72 20

2
Ngoại
CK 60 72 07

3
Sản
CK 60 72 13

4
Nhi
CK 60 72 16

5
Truyền nhiễm
CK 60 72 38

6
Tai mũi họng
CK 60 72 53

7
Mắt
CK 60 72 56

8
Răng hàm Mặt
CK 60 72 28

9
Gây mê hồi sức
CK 60 72 33

10
Y học cổ truyền
CK 60 72 60

11
Y học dự phòng
CK 60 72 73

12
Y tế công cộng
CK 62 72 76

13
An toàn thực phẩm
CK 60 72 73 20

14
Dinh dưỡng cộng đồng
CK 60 72 88

15
Da liễu
CK 62 72 35 01

* Phương thức tuyển sinh: Theo quy chế số 02/2001/QĐ-BGDĐT về việc ban hành “Quy chế tuyển sinh SĐH” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế số 1636/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 25 tháng 5 năm 2001 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I sau đại học

* Hình thức và thời gian đào tạo
– Hệ tập trung: học tập trung 2 năm liên tục.
– Hệ tập trung theo chứng chỉ: học tập trung từng đợt theo kế hoạch của Trường. Thời gian học tập tương đương 2 năm tập trung và kéo dài trong 3 năm. Hoặc đào tạo tại chỗ dành cho các địa phương có nhu cầu (do Sở Y tế địa phương đăng ký và thống nhất với Nhà trường dựa trên nguyên tắc đã được khảo sát đủ điều kiện), học viên học và thi theo từng chứng chỉ, thời gian học tập tương đương 2 năm tập trung và kéo dài trong 3 năm.
1. Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn dự thi
Tất cả những người đã tốt nghiệp Đại học Y hệ chính quy hoặc không chính quy, công tác trong lĩnh vực Y tế ở các cơ sở thực hành lâm sàng, thực hành nghề nghiệp, có các điều kiện sau đây được học chuyên khoa cấp I:
– Có thời gian công tác trong chuyên ngành từ 12 tháng trở lên.
– Tuổi: không quá 45 đối với nữ và 50 đối với nam.
– Dự thi CKI chuyên ngành Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt thí sinh phải có chứng chỉ định hướng chuyên khoa hợp lệ.
– Dự thi CKI An toàn thực phẩm: các đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học các ngành: Công nghệ Thực phẩm, Hóa thực phẩm, Hóa phân tích, Sinh học, Vi sinh có thể học bổ sung các chứng chỉ để dự thi.
– Nhân viên Y tế đang công tác tại các cơ sở y tế công lập thuộc vùng khó khăn, ưu tiên 62 huyện nghèo, được cơ quan thẩm quyền cử đi học, cam kết thực hiện các quy định của Ban quản lý dự án “Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế”, được Ban quản lý dự án đồng ý sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí trong quá trình đào tạo.
2. Môn thi tuyển
+ Môn cơ sở: theo chương trình ở bậc đại học
     – Môn Giải phẫu: với các chuyên ngành Ngoại, Sản, TMH, RHM, Mắt.
     – Môn Sinh lý: với các chuyên ngành Nội, YHCT, Nhi.
     – Môn Vi sinh với chuyên ngành An toàn thực phẩm.
     – Môn Khoa học môi trường với chuyên ngành Y tế Công cộng, Y học Dự phòng, Dinh dưỡng cộng đồng.
+ Môn chuyên ngành: theo CK đăng ký dự thi. Thi lý thuyết, theo chương trình ở bậc đại học.

3. Khung chương trình đào tạo