BIM là gì? Ưu điểm vượt trội khi sử dụng BIM

là thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, là công nghệ mới giúp hỗ trợ quá trình thiết kế thi công hoàn thiện, dễ dàng. Cụ thể BIM là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng BIM ra sao? Ứng dụng của nó trong thực tế như thế nào? Cùng theo dõi qua bài viết của VRO Group nhé!
BIM là gì

BIM là gì?

là thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, là công nghệ mới giúp hỗ trợ quá trình thiết kế thi công hoàn thiện, dễ dàng. Cụ thể? Ưu nhược điểm khi sử dụng? Ứng dụng của nó trong thực tế như thế nào? Cùng theo dõi qua bài viết củanhé!

BIM là viết tắt của từ tiếng anh Building Information Modeling – là mô hình cải tiến sử dụng để tạo lập và sử dụng thông tin hiệu quả xuyên suốt quá trình thiết kế, thi công, vận hành các dự án, công trình. So với các phương pháp truyền thống sử dụng mô hình 2D, 3D, mô hình BIM được kết nối bởi các mô hình thông minh với hệ thống dữ liệu lớn thuận tiện cho việc thay đổi và cập nhất quá trình của dự án 1 cách thường xuyên.
Cắt nghĩa cụ thể hơn về BIM bao gồm:

  • Building: Công trình
  • Information: Thông tin
  1. Phi hình học: Bao gồm dữ liệu về đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật, các thông tin nhà cung cấp, năm sản xuất, thống kê về chi phí, giá thành, website cũng như mô tả về sản phẩm.
  2. Hình học: Dữ liệu về kích thước kết cấu công trình, các thành phần như dầm, cột, sàn, cửa, mái, cầu thang với đầy đủ độ dài, chiều rộng, chiều cao, khoảng cách,…
  • Modeling: Mô hình

mô hình BIM

BIM

Sự hình thành của BIM

Trước khi, khi công nghệ chưa phát triển người ta sử dụng các bản vẽ công trình, thông tin về toàn bộ dự án đều được sao lưu và ghi chép vào giấy. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của Auto Cad, bản vẽ điện tử, NIM được ra đời chính là phần mềm mô phỏng từng chi tiết nhỏ nhất của công trình bằng hình ảnh 3D với độ chính xác tuyệt đối.
Sử dụng BIM, hệ thống thông tin được thiết lập vô cùng chính xác giúp tối ưu chi phí và rút ngắn thời gian thi công, trở thành xu hướng mới cho các dự án xây dựng. Năm 2021, Việt Nam hướng tới xây dựng mô hình BIM trở thành tiêu chuẩn trong các công trình để kiểm soát và đảm bảo tối ưu về chất lượng. Cụ thể:

  • Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Chính phủ đã phê duyệt đề án nghiên cứu lộ trình áp dụng BIM trong xây dựng.
  • Quyết định 203/QĐ-BXD ngày 21/3/2017 của Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM)

sự hình thành của BIM

Sự hình thành của BIM

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng BIM

Trên thực hiện, hiện có rất nhiều công trình đã áp dụng mô hình BIM thông minh hiện đại này. Việc sử dụng BIM có những ưu nhược điểm cụ thể như sau:

Về ưu điểm

      • Quản lý dữ liệu khoa học: Tất cả dữ liệu của dự án bao gồm cả hình học và phi hình học đều được quản lý trên cùng 1 hệ thống, sắp xếp 1 cách khoa học. BIM quản lý dữ liệu tự động và chính xác, mô hình 3D mô phỏng rõ ràng.
      • Mô hình trực quan: Số hóa mô hình chi tiết và cụ thể, cho phép người tham gia quản lý BIM có thể xem từng phần của dự án từ đó có thể đánh giá tổng quan về toàn bộ các yếu tố khác nhau từ đội ngũ thiết kế, MEP, chất lượng dự án,….
      • Tối ưu thời gian và chi phí: BIM giúp chủ đầu tư tính toán và ước lượng chính xác chi phí đầu tư cho dự án, hạn chế việc phát sinh thêm chi phí. Đồng thời phương pháp này cũng đảm bảo giám sát tiến độ dự án, đảm bảo thi công đúng tiến độ, dữ liệu được quản lý đồng nhất tránh tình trạng mất mát khi lưu trữ.
      • Thuận tiện khi quản lý: BIM có thể coi như 1 kho lưu trữ tổng tất cả dữ liệu, tại đây các phòng bạn được tham gia hoạt động trên 1 mô hình thống nhất, tăng sự liên kết giữa các bộ phận. Đồng thời mọi thông tin liên quan đều được cập nhật xuyên suốt và liên tục.
      • Hạn chế các rủi ro: Các mô hình 3D cho độ chính xác cao, tránh tình trạng sai sót khi thi công thông qua việc giám sát chặt chẽ với BIM, hạn chế phát sinh về chi phí,…

Về nhược điểm

      • Hạn mức đầu tư: Việc thực hiện thay đổi quy trình từ việc sử dụng mô hình 2D sang hệ thống BIM cần có sự đầu tư lớn cụ thể các chi phí sử dụng phần mềm, chuyên gia tư vấn, triển khai, trainning nhân sự và nâng cấp hệ thống trang thiết bị.
      • Bước đầu thực hiện: Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận từ khâu thiết kế, thi công và đưa vào vận hành. Giai đoạn đầu cần được đầu tư để BIM thực sự phát huy được hết tác dụng.

ưu nhược điểm của BIM

Ưu nhược điểm của BIM

Tại sao nên sử dụng BIM?

Dựa vào nghiên cứu tính toán cũng như áp dụng trên thực tế, BIM quả thực là mô hình vô cùng hữu hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân lên phương án, thiết kế thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau như nhà ở, cấp thoát nước, giao thông cầu cảng, nhà xưởng, hệ thống thông tin liên lạc,…
Cụ thể Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật xây dựng hạ tầng tích hợp thuộc trường đại học Stanford – Đơn vị tiên phong áp dụng và thử nghiệm BIM tại Mỹ đã đưa ra thống kê về dự án xây dựng. Theo đó, số liệu dựa trên 32 dự án của đơn vị này sử dụng BIM được tính toán và phân tích để cho ra các kết quả như sau:

      • Yêu cầu về thay đổi trong quá trình thi công: GIẢM 40%
      • Sai lệch về chi phí đầu tư so với dự toán: +/- 3%
      • Thời gian lập dự toán: GIẢM 80%
      • Tiết kiệm chi phí: LÊN ĐẾN 10%
      • Tiến độ: GIẢM 7%

Các phần mềm BIM được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay, nhiều phần mềm BIM được ra đời với tính ứng dụng cao. Dựa vào chuyên ngành, tính chất công trình mà các phần mềm sử dụng mô hình BIM được phân chia như sau:

      • Ngành kiến trúc: Revit, ArchiCad, Grasshopper 3D, Rhinoceros, Lumion…
      • Lĩnh vực kết cấu: Revit, Tekla, Robot Structural Analysis, Bentley, Staad pro…
      • Trong cơ điện: Revit, Cadewa…
      • Phân tích năng lượng: Equest, Energy +, Ecotect, GBS, Vasari…
      • Quản lý dự án: Navisworks Manage (+iConstruct+Synchro), Tekla Bimsight…
      • Dự toán chi phí: Vico, CostX…

các phần mềm BIM

Các phần mềm BIM

Ứng dụng của BIM trong thực tế

BIM được sử dụng để hỗ trợ quá trình quản lý, giám sát dự án cho các bên liên quan khác nhau:

      • Sử dụng cho chủ đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng nhằm dự toán chi phí, giám sát quá trình triển khai.
      • Ứng dụng cho kiến trúc sư, các kỹ sư công trình để thiết kế 3D dự án
      • Dùng BIM cho các nhà thầu để theo dõi tiến độ dự án, quy chuẩn kỹ thuật
      • Sử dụng cho các nhà thầu phụ và nhà chế tạo tham gia vào việc quản lý và giám sát công trình trên 1 hệ thống BIM

Tóm lại, BIM được xem là mô hình vượt trội có tính ứng dụng cao trong qua trình thiết kế, thi công và hoàn thiện các dự án xây dựng. Đây cũng là phương pháp được VRO Group thực hiện nhằm mang đến những công trình chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Mọi thông tin thắc mắc, quý vị hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!