BÍ QUYẾT LUỘC BÁNH CHƯNG XANH NGON ĐẸP MẮT- CHO NGÀY TẾT THÊM VẸN TRÒN
BÍ QUYẾT LUỘC BÁNH CHƯNG XANH NGON ĐẸP MẮT- CHO NGÀY TẾT THÊM VẸN TRÒN
Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam. Luộc bánh chưng tưởng chừng rất đơn giản nhưng để những chiếc bánh sau khi luộc ngon và thật xanh mướt tự nhiên thì không phải ai cũng làm được. Và hôm nay Passion Link sẽ chia sẻ bạn những kinh nghiệm hay những bí quyết để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón tết với hy vọng gia đình bạn đón tết được trọn vẹn và nhiều may mắn hơn nhé!
1. Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên
Nồi tole là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Do vậy, thay vì dùng các loại nồi khác để nấu bánh chưng, bạn nên dùng nồi tole để nấu. Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong, do đó giúp cho bánh chưng có một màu xanh thật tự nhiên.
2. Bánh được gói bằng lá dong
Cách lựa chọn lá dong và cách gói cũng ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc cũng như hương vị của bánh chưng. Bạn nên chọn lá dong không to quá cũng không nhỏ quá. Lá dong không non quá mà cũng đừng già quá. Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ là được.
Lá dong mua về phải được rửa sạch và nhẹ nhàng từng lá một qua nhiều nước, sau đó dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh bạn nên chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc, rồi lại lau sạch lần nữa cho ráo nước. Thường khi kỹ, sẽ tùy vào thời tiết mà bạn dùng số lượng lá gói mỗi chiếc bánh khác nhau, thông thường người ta chỉ sử dụng 4 lá để gói bánh, nhưng ở 1 số nơi nếu trời mát thì dùng 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.
3. Ngâm nếp qua nước tro
Theo kinh nghiệm dân gian, mọi người thường ngâm nếp làm bánh chưng với nước tro. Vì nước tro có tính kiềm nhẹ nên sẽ làm tăng độ kiềm của nếp. Khi nấu, nếp sẽ có màu trong hơn và có màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt. Dù ngâm với tro nhưng bánh chưng vẫn giữ được hương vị và mùi thơm tự nhiên.
4. Khi nấu cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh.
5. Ngâm với nước lá riềng
Khi ngâm nếp với nước tro bạn đem nếp trộn với nước lá riềng (lá riềng rửa sạch, cắt nhỏ rồi giã ra, sau đó chắt lấy nước). Cách này không chỉ giúp bánh chưng có màu xanh tự nhiên mà còn có mùi thơm rất hấp dẫn của lá riềng. Hơn nữa, bánh chưng sẽ có màu xanh tuyệt vời từ ngoài vào trong.
6. Dùng nước chanh hoặc nước dứa giúp bánh chưng có màu xanh đẹp mắt
Ngoài nước tro thì nước chanh cũng tạo môi trường kiềm rất mạnh. Bạn chỉ cần vắt vài giọt nước cốt chanh vào nếp ngâm rồi đem đi gói. Như vậy bánh sẽ nhanh chín hơn và có một màu xanh tự nhiên rất hấp dẫn. Ngoài nước chanh thì ngâm nếp với nước lá dứa cũng là cách rất hay để tạo màu xanh cho bánh chưng. Vì nước dứa có tính kiềm nhẹ hơn nước chanh nên bạn phải ngâm trong ít nhất 3 tiếng.
7. Nấu bánh có kỹ thuật để vỏ bánh chưng có màu xanh mà không cần hoá chất
Quan trọng nhất vẫn là kỹ thuật của khâu nấu bánh chưng. Tận dụng phần thừa của lá dong không gói được, những lá rách, nhỏ… để lót đáy và thành nồi để bánh không bị cháy. Ngoài ra, màu xanh của những lá dong này giúp nước luộc thêm xanh, “nhuộm” màu cho bánh. Khi xếp bánh vào luộc cần nén bánh nhẹ nhàng, nếu không bánh sẽ dễ nở bục khi luộc.
Bên cạnh đó, khi nấu được 1 nửa thời gian (thường là 8-10 tiếng) thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
Với những bí quyết hay này, hy vọng bạn sẽ chọn ra cho mình được 1 cách làm ngon cho những chiếc bánh chưng trưng trong ngày tết thêm xanh đẹp thêm ngon thêm hấp dẫn hơn, và cũng hy vọng với những chiếc bánh chưng đẹp ngon xanh này sẽ là quà biếu tết ý nghĩa và mang nhiều câu chúc tốt đẹp đến người được nhận chúng. Chúc bạn đón 1 mùa tết an khang thịnh vượng, vạn sự như ý nhé!
Xem thêm Mẹo bảo quản bánh chưng sau Tết đến 10 ngày tại đây!