BÍ QUYẾT GÂY THƯƠNG NHỚ CƠM NHÀ CỦA MẸ

BÍ QUYẾT GÂY THƯƠNG NHỚ CƠM NHÀ CỦA MẸ

“Tôi vẫn nhớ như in trong tâm trí những bữa cơm mẹ nấu sau chái bếp. Mẹ quơ ít lá dừa, mấy cành cây đã khô ngoài vườn rồi rút mấy nắm rơm nấu nồi cơm, hũ mắm truyền thống, mớ rau muống luộc … Và mẹ ngóng cổ gọi các con, đứa còn mải mê chơi với bạn, đứa dọn lúa, củ phơi ngoài sân, đứa vừa dắt trâu về tới ngõ nhà. Mẹ kêu, cơm nấu xong rồi, mấy đứa về ăn cơm”.

Hình ảnh người mẹ bên bếp củi 

Mẹ – Nghệ nhân ẩm thực gia đình

Bữa cơm mẹ nấu – một hạnh phúc tưởng là đơn giản nhưng không phải ai cũng có diễm phúc nhận được. Bữa cơm mẹ nấu là kỷ niệm, nỗi nhớ nhà, nhớ bếp lửa ấm gia đình, nhớ vòng tay thương yêu của mẹ cha. Ở đó, nhiều khi, đơn giản thôi chỉ là nồi cá trê kho gừng, hay chén mắm ruốc kho thịt ba chỉ ăn với dưa leo, hay đơn giản nữa chỉ là chén mắm ớt tỏi mà chỉ có mẹ mới chế biến ngon đến vậy!

Trong thời buổi hiện nay, cơm nhà có thể “lép vế” về giá thành, nguyên liệu… với những món ngon khác. Nhưng nhờ gia vị mang tên “yêu thương” mà cơm nhà trở nên đắt giá, đáng quý hơn bất kì điều gì.

Mâm cơm xưa . Ảnh: sưu tầm 

Gia vị đó xuất phát từ tình cảm chân thành từ ánh mắt, đôi bàn tay của mẹ khi chuẩn bị bữa cơm “chiều chuộng” khẩu vị cả nhà. Hay sự quan tâm không phô trương nhưng vô cùng ấm áp của cha bằng những câu hỏi mộc mạc về trường lớp, công việc của các con. Hoặc đơn giản là niềm vui không bao giờ cạn qua những câu chuyện vô tận của con về cậu bạn, cô bạn cùng lớp, bài tập, tình yêu gà bông trong sáng.

Cứ như vậy, “vị yêu thương” của cơm nhà được “nêm nếm từ những điều giản dị vô giá. Cũng bởi thế, những người xa gia đình sẽ cảm nhận bữa cơm mẹ nấu trở thành một trong những điều ước xa xỉ. Có khi nhớ cơm nhà một, lại nhớ gia đình đến mười rồi rưng rức khóc.

Nước mắm ngon – Bí kíp nấu ăn của mẹ 

Bữa cơm chính là linh hồn của hạnh phúc, của sự yêu thương và cũng chính là nơi nuôi dưỡng tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Trên mâm cơm tròn, có  bát cơm dẻo, với đĩa rau luộc,kèm bát thịt rang và không thể thiếu bát nước mắm chấm ở giữa mâm.

Hình ảnh người phụ nữ tất bật trong khói bếp nghi ngút chuẩn bị những món ăn thơm ngon luôn khắc sâu vào ký ức của mỗi thành viên trong gia đình. Dù đó chỉ là những món ăn dân dã hàng ngày, người ta vẫn không thể nào quên hình ảnh ấy, vì nó chứa đựng tấm lòng của người nấu, của người phụ nữ mà chúng ta yêu thương.

Bữa cơm mẹ nấu thật ra cũng rất đơn giản, nếu biết tính toán và sắp xếp thời gian, đó không chỉ một phần tiết kiệm đáng kể cho ngân sách gia đình mà còn là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một người mẹ 8X – Hà Thành chia sẻ: “Muốn có mâm cơm ngon thì gia vị phải chuẩn và hơn hết là thấu hiểu được sở thích, khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình.”  

Mỗi người có tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá một món ăn ngon. Tiêu chuẩn ấy đến từ khẩu vị, sở thích cá nhân. Khẩu vị mỗi người dù khác nhau nhưng đều có điểm chung được mẹ “thẩm thấu” từ tấm bé, từ những mâm cơm của mẹ. 

Trong mỗi món ăn của mẹ, không thể thiếu sự hiện diện của nước mắm. Bởi nước mắm từ xưa tới nay được coi là “quốc hồn quốc túy” trong bữa cơm người Việt. Không chỉ là gia vị, mà nước mắm còn là món ăn chính hiện diện trong mâm cơm mỗi gia đình Việt Nam. 

Trong thời đại hiện nay, có nhiều cơ sở sản xuất nước mắm theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuy vậy, nước mắm được ủ trong thùng gỗ theo phương pháp nén gài truyền thống vẫn mang mùi vị tự nhiên, hậu vị đậm đà hơn những những sản phẩm mắm được chế biến theo phương pháp khác. 

Nước mắm Lê Gia- Cốt đặc biệt là sản phẩm nước nguyên cốt đầu tiên, không pha chế, được rút nỏ từ việc ủ cá cơm tươi trong thùng gỗ Bời Lời trong thời gian 18-24 tháng. Dùng nước mắm Lê Gia – Cốt đặc biệt, để cảm nhận được sản phẩm sạch, tự nhiên, bổ dưỡng, góp phần vào tăng thêm giá trị dinh dưỡng và gắn kết cho bữa cơm đầm ấm.

Liên hệ: 0971.978.786 để được tư vấn và đặt mua sản phẩm.