BÉ 4 THÁNG TUỔI BIẾT LÀM GÌ – CHĂM SÓC BÉ NHƯ NÀO LÀ HỢP LÝ?

Ba mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu xem bé 4 tháng tuổi biết làm gì để từ đó có cách chăm sóc và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ nhé.

Tháng thứ 4 sau khi chào đời là thời điểm rất quan trọng với cả bé và ba mẹ. Bởi đây là quá trình phát triển các giác quan mạnh mẽ cũng như bắt đầu hình thành ngôn ngữ sau này. Vậy bé 4 tháng tuổi biết làm gì và phát triển như thế nào? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Bước vào tháng thứ 4, bé sẽ có những biến chuyển tích cực rõ rệt về thể trạng cơ thể. Bé phát triển rất nhanh về cả cân nặng cũng như chiều dài. Theo các chuyên gia, cân nặng của trẻ thường tăng trong khoảng 0,6-1 kg so với tháng trước. Tính trung bình, bé gái sẽ nặng 5,5-8,5 kg và dài 58-68 cm. Bé trai là 5,9-9,1 kg và dài 59-69 cm.

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng sẽ ăn ngoan hơn rất nhiều do đã có các kỹ năng thành thạo

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng sẽ ăn ngoan hơn rất nhiều do đã có các kỹ năng thành thạo. Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp đủ dưỡng chất cho bé ở thời điểm này. Tùy theo cân nặng của từng bé mà mẹ có thể quyết định lượng sữa phù hợp. Trung bình, bé sẽ ăn khoảng 6 lần/ngày, cách nhau 3-4 tiếng. Lượng sữa dao động trong khoảng 120-180ml/lần.

Ở giai đoạn này, giấc ngủ của bé bắt đầu ổn định. Bé có giấc ngủ dài liên tục 7-8 tiếng vào ban đêm và các giấc ngắn vào ban ngày. Ba mẹ không lo bé đói hay đánh thức dậy để ăn sữa. Trẻ 4 tháng tuổi phải luôn được ngủ đủ giấc để có bù đắp năng lượng tiêu tốn vào các hoạt động khác.

Trẻ 4 tháng tuổi phải luôn được ngủ đủ giấc để có bù đắp năng lượng

Ngoài ra dấu hiệu mọc răng cũng sẽ dần xuất hiện ở một số bé. Mẹ sẽ thấy bé chảy nhiều dãi hoặc hay gặm nhấm các vật do bị ngứa nướu. Do đó mẹ cũng cần hết sức chú ý để bé tránh xa các vật nhỏ nguy hiểm.

2. Bé 4 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ 4 tháng tuổi sẽ tăng thêm rất nhiều nhu cầu về mặt thể chất lẫn trí não. Ba mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi theo từng ngày ở bé. Chơi nhiều hơn, biểu hiện cảm xúc nhiều hơn, thậm chí có những kỹ năng hoàn toàn mới so với trước đây. Chính vì thế, ba mẹ nên theo dõi thật kỹ để không bỏ sót giây phút bất ngờ nào của bé nhé.

  • Về giao tiếp

Ở tháng thứ 4 bé có sự hoàn thiện về trí não. Do đó nhu cầu giao tiếp và học hỏi ngôn ngữ cũng tăng cao. Ngoài tiếng khóc, bé có thể tương tác với ba mẹ bằng những âm thanh ê a. Đôi khi bé cũng sẽ bắt chước lại cử chỉ và hành động và ba mẹ để gây chú ý.

Ở tháng thứ 4 bé có sự hoàn thiện về trí não

Cũng trong thời gian này, bé bắt đầu quan sát, học hỏi để hình thành ngôn ngữ. Do đó ba mẹ cũng cần nói chuyện với bé mỗi khi có thể. Như vậy vừa giúp bé phản xạ lại với giao tiếp, vừa cung cấp cho bé vốn từ cho sau này.

  • Về cảm xúc

Cũng như ở thời kỳ 3 tháng tuổi, việc bộ lộ cảm xúc của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng rõ ràng hơn. Bé có thể vẫy tay và đá chân loạn xạ, thậm chí là tự biết cười vui vì phấn khích. Ngược lại, cũng sẽ có những phản ứng mạnh khi bé không ưng ý như cau mày, khóc hét…

Việc bộ lộ cảm xúc của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng rõ ràng hơn

Bé sẽ cười một cách có chủ ý hơn khi nhìn thấy gương mặt hoặc nghe thấy âm thanh quen thuộc. Khi được 4 tháng tuổi, bé bắt đầu có các kỹ năng để thể hiện điều mình muốn. Bé sẵn sàng cho ba mẹ biết mình đang vui hay buồn. Cũng không ngại bộc lộ việc bé thích chơi với ai, thích chơi trò gì

  • Về hành động

Việc bé 4 tháng tuổi biết làm gìthể hiện rõ nhất ở kỹ năng vận động mỗi ngày.

Trẻ 4 tháng tuổi sẽ cố gắng phối hợp các hành động để có thể sớm lật người và ngồi dậy. Ở giai đoạn này, lưng và cổ của bé đã cứng cáp hơn rất nhiều. Các khớp cơ cũng cử động linh hoạt hơn so với trước. Ở tư thế nằm sấp, bé đã có thể ngẩng đầu và rướn ngực, dồn sức nặng lên cánh tay. Ngoài ra, bé bắt đầu vung loạn xạ và uốn cong đôi chân hoặc thậm chí cố gắng tự chuyển từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa.

Bé 4 tháng tuổi biết làm gì thể hiện rõ nhất ở kỹ năng vận động mỗi ngày

Điều đặc biệt trong giai đoạn này là việc bé sử dụng đôi tay của mình khéo léo hơn. Nếu như trước kia chỉ có thể với, sờ vào vật thì nay bé có thể cầm nắm vật. Thậm chí là di chuyển từ tay này sang tay kia. Ba mẹ cũng có thẻ để ý thấy bé có thể ôm 2 tay vào ti mẹ hoặc bình sữa khi ăn. Đó là phản xạ tự nhiên khi bé đã có sự kiểm soát cơ thể nhất định.

Não bộ phát triển sẽ kích thích sự tò mò của bé. Vì vậy, bé sẽ không ngần ngại đưa mọi thứ vào miệng để “nếm vị”. Đó được xem là cách để bé tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Cũng vì thế mà ở một số bé còn xuất hiện tình trạng mút tay liên tục. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bởi đây là điều hoàn toàn tự nhiên với sự phát triển của bé.

  • Về giác quan

4 tháng cũng là lúc các giác quan của bé bước vào giai đoạn phát triển và ổn định.

Trẻ 4 tháng tuổi cũng cải thiện rõ rệt về thị giác. Trong 3 tháng đầu, bé sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc tương phản. Và bé chỉ nhận biết được màu trắng – đen. Tuy nhiên, lúc này bé đã có thể nhận ra sự tương phản màu tinh tế hơn. Mắt bé cũng nhìn theo các vật di chuyển linh hoạt hơn.

Trẻ 4 tháng tuổi cũng cải thiện rõ rệt về thị giác

Bé có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách nhất định hoặc phân biệt được màu sắc, hình dạng. Tầm nhìn của bé có thể di chuyển từ vật đến tay hoặc xa hơn là bao quát khắp căn phòng. Cùng với đó, khả năng nhận biết gương mặt cũng được nâng cao. Bé sẽ cười nhiều hơn với người quen và khóc khi gặp người lạ.

Thính giác cũng phát triển khi bé có khả năng phản ứng rất nhanh nhạy với tiếng gọi hay các âm thanh khác. Chính vì thế, việc ba mẹ thường xuyên gọi tên cũng là một cách để kiểm tra khả năng đó của bé.

Do có khả năng cầm, nắm, sờ các đồ vật xung quanh nên xúc giác của bé cũng nhạy hơn so với trước. Bé có thể cảm nhận đơn giản được sự mềm mại hay thô ráp của bề mặt đồ vật bé tiếp xúc.

Xúc giác của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng nhạy hơn so với trước

3. Kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Khi đã nắm được bé 4 tháng tuổi biết làm gì, ba mẹ cần có các phương pháp để tác động và giúp bé phát triển các kỹ năng đó. Ở tháng mới, bé sẽ luôn muốn khám phá xung quanh và học thêm nhiều điều. Ba mẹ nên chú ý tới việc tạo môi trường tốt nhất để sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi được toàn diện nhất nhé!

  • Hát và trò chuyện với bé

Hát hay trò chuyện với trẻ ở tháng thứ 4 có thể giúp bé phát triển các kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ rất tốt

Theo các chuyên gia, hát hay trò chuyện có thể giúp bé phát triển các kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ rất tốt. Ở tháng thứ 4, bé đã có thể nhận được giọng của ba mẹ và những người thân thiết. Vì thế việc thường xuyên trò chuyện, hát là cách để giúp bé được giao tiếp và phản ứng lại nhanh hơn với hành động giao tiếp.

  • Tập quan sát

Tầm nhìn của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi được cải thiện mỗi ngày

Tầm nhìn của bé được cải thiện mỗi ngày. Do đó bé sẽ dần phân biệt được màu sắc và hình dạng của mọi vật. Mẹ có thể chuẩn bị một vài đồ chơi tươi sáng, sặc sỡ để thu hút sự chú ý của bé. Nhờ đó bé có thể rèn luyện kỹ năng quan sát, nâng cao khả năng tập trung.

  • Bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Ba mẹ có thể khuyến khích giao tiếp bằng cách bắt chước các biểu hiện và âm thanh của bé. Việc làm này giúp bé hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ. Qua đó hình thành khả năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi.

  • Chơi đùa cùng trẻ

Chơi đùa cũng là một cách để khám phá xem trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì

Chơi đùa cũng là một cách để khám phá xem trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì. Việc ba mẹ chơi cùng con không chỉ tăng sự kết nối mà còn khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời cũng khiến bé an tâm khi chơi đùa với các món đồ mới lạ. Bé sẽ cảm thấy như được hướng dẫn và không e ngại khi tiếp xúc với trò chơi.

  • Tập ngồi, nằm

Mẹ có thể tập cho bé vận động với một vài động tác đơn giản. Vừa tốt cho cơ vừa giúp bé có thêm kỹ năng ngồi, nằm sau này. Cho bé nằm ngửa, mẹ nhẹ nhàng dùng tay kéo bé ngồi dậy như thế gập bụng để xương sống của bé sớm cứng cáp. Cho bé nằm sấp, khuyến khích bé cầm nắm, trườn và với lấy các món đồ chơi có tiếng động, màu sắc kích thích trước mặt.

4. Lời khuyên cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi rất quan trọng với cả quá trình lớn lên sau này. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý dù là vấn đề nhỏ nhất để đảm bảo không có bất cứ trở ngại nào đối với trẻ. Cũng như giảm bớt được khó khăn cho chính mình khi chăm sóc trẻ.

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi rất quan trọng với cả quá trình lớn lên sau này

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé.
  • Lập thời gian biểu chặt chẽ cho việc ăn, ngủ của bé để tiện theo dõi.
  • Làm quen với những điều bé thích và không thích để đáp ứng được nhu cầu của bé.
  • Luôn bắt đầu với bé bằng một tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Khuyến khích bé giao tiếp và tương tác.
  • Tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ để bé thoải mái khám phá xung quanh.
  • Giữ các đồ vật và đồ chơi nhỏ cách xa bé, tránh nguy cơ bé có thể bỏ vào miệng.
  • Vì khả năng vận động của bé đang tăng lên nên ba mẹ cần đảm bảo bé không ở gần các bề mặt có nhiều góc, cạnh hay vật nguy hiểm…

Hiểu rõ trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì sẽ giúp ba mẹ có được tâm lý nhẹ nhàng hơn

Việc hiểu rõ trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì và cách chăm sóc như nào là khoa học sẽ giúp ba mẹ có được tâm lý nhẹ nhàng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước những điều bất ngờ mà bé mang tới. Khi có bất cứ nghi ngờ nào trong quá trình sự phát triển, mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và tư vấn kịp thời nhé.

Ba mẹ có thể đọc thêm tại:

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi diễn ra như thế nào?

Chăm sóc toàn diện cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Bí quyết cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi