BÀY TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Văn hoá thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nét đẹp trong đời sống của người Việt. Không phân biệt địa vị, giàu nghèo, trong gia đình mỗi người Việt đều có một ban thờ tổ tiên để những ngày lễ, ngày Tết hay ngày giỗ sẽ sắm sửa mâm lễ, nhang khói để thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

Nét văn hoá này có những nguyên tắc nhất định mà bất cứ ai cũng cần phải lưu tâm để thực hiện đúng để không bất kính và có được sự phù hộ của tổ tiên và thần Phật. Cùng tìm hiểu những chuẩn mực khi bày trí ban thờ gia tiên thông qua bài viết dưới đây.

Bàn thờ gia tiên gồm những gì?

Thực chất, một bàn thờ để cúng bái không cần phải quá cầu kỳ mà nó phụ thuộc vào điều kiện, quan niệm và phong tục riêng của mỗi gia đình. Cho dù ít hay nhiều thì bàn thờ tối thiểu cũng cần phải có: Bát hương, ba chén nước và các đồ cúng ăn được. Còn đối với một bàn thờ gia tiên đầy đủ chuẩn nhất thì sẽ có những vật như sau:

  • Bàn thờ

  • Khám thờ – Ngai thờ

  • Ảnh thờ

  • Bát hương

  • Đèn thái cực – Đền lưỡng nghi

  • Lọ hoa – Mâm quả

  • Bộ đỉnh hương

  • Ba chén nước

  • Hoành phi

  • Câu đối

Những vật dụng trên dùng để trang trí bài thờ gia tiên đầy đủ nhất. Bạn có thể loại bỏ Hoành phi và Câu đối nếu không có phòng thờ riêng.

>> Tham khảo thêm các mẫu đồ thờ bằng đồng.

Cách bày trí bàn thờ gia tiên:

Mỗi gia chủ khi sắp xếp bày trí bàn thờ gia tiên thường cân nhắc đến rất nhiều yếu tố để thu hút được nhiều Vượng khí và Tài lộc;

Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy

Bài trí bàn thờ theo phong thủy không chỉ giúp gia chủ tránh được những điều đại kỵ kém may mắn mà còn đem đến vượng khí, tài lộc của gia tiên đem lại.

Dưới đây là sơ đồ bày trí ban thờ gia tiên theo phong thuỷ:

Vị trí đặt bàn thờ:

Nhiều gia đình người Việt Nam cho rằng vị trí đặt bàn thờ gia tiên thuận lợi nhất là tại đại sảnh đối diện trực tiếp với cửa chính sao cho mỗi khi bước vào nhà đều nhìn thấy bàn thờ. Tuy nhiên, để phù hợp với phong thủy, bàn thờ gia tiên nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của căn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời.

Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ:

Theo quan niệm tín ngưỡng lâu đời, các gia đình sẽ thường bày bát hương ứng với số lẻ 3 – 7 – 12, và thường là ba bát hương, sẽ sắp xếp theo thứ tự là bát hương thờ tổ cô – ông mãnh đặt bên trái, thờ thổ công thần linh ở giữa, và thờ gia tiên bên phải là đầy đủ.

Không nên đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ gia tiên, thờ đầy đủ tổ tiên, ông bà, cụ, kị, bố mẹ, bà cô, ông mãnh, … khiến cho bàn thờ bị quá tải, bày không đúng cách sẽ không tận dụng được sức mạnh từ tâm linh theo quan niệm, chưa kể cũng có nhà trong bát hương không ghi rõ trong cốt là thờ ai khiến tổ tiên, thần linh không có chỗ về để ngự, vô tình lại khiến gia đình phạm lỗi không đáng mắc phải.

Gia chủ cũng cần quan tâm đến cách bố trí bát hương trên ban thờ sao cho đạt chuẩn mực. Bát hương thờ thổ công luôn là bát hương to nhất, đặt ở vị trí cao hơn hai bát hương còn lại. Cũng cần lưu ý là kể cả khi thắp hương cũng phải thắp hương ở bàn thờ Thổ công trước rồi mang sang đến bát hương thờ tổ cô và tổ tiên, khi cúng cũng sẽ cúng Thổ công trước. Hiểu đúng được điều này giúp các gia đình sẽ tránh được lỗi phạm thượng.

Bát hương thờ bà tổ cô, ông mãnh cùng bát hương thờ gia tiên sẽ đặt ở sau bát hương thờ Thổ công, thần linh. Ba bát hương cách đều nhau và khoảng cách là trên 10cm.

Với gia đình nào bày 4 bát hương (tách riêng bát hương thờ Tổ cô và bát hương thờ ông Mãnh) thì cần tuân theo quy tắc “trai bên trái, gái bên phải”.

Ngoài ra bát hương tổ tiên cũng không được thờ chung tổ tiên họ hàng hai bên nội ngoại được.

Đối với việc lựa chọn mua bát hương cũng có một số quy tắc như sau:

  • Bát hương nên mua loại bền, đẹp, sử dụng được lâu. Khi lựa chọn mẫu mã, màu sắc bát hương không nên chọn màu vàng cho bát hương thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng tộc, chỉ dùng để thờ vua, quan, thần, có chức tước mà thôi.

  • Bên trong bát hương khi lau hay thay thì cũng nên thay bằng tro trấu thơm, có bán nhiều tại các cửa hàng vàng mã, không nên cho cát. Cũng có gia đình cho bằng gạo nếp thơm, tuy nhiên, gạo dễ bị mốc.

Luôn dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ gia tiên, khi dọn dẹp tránh không được xê dịch bát hương vì xê dịch bát hương sẽ làm kinh động đến thần linh, tổ tiên, bà cô, ông mãnh không tốt cho gia chủ.

Cách bày trí khám thờ, ngai thờ:

Khám thờ đặc biệt quan trọng với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời. Khám thờ được làm bằng gỗ trang trí hoa văn cầu kỳ và được đặt trong cùng, sát tường. Ngai thờ là phần thay thế cho khám thờ, nhỏ gọn bên trong chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên.

Sắp xếp di ảnh trên ban thờ gia tiên:

Ảnh thờ nên được đặt ở giữa bàn thờ và phía sau bát hương.

Ảnh thờ phải đặt trang nghiêm theo thứ tự  “Nam Tả- Nữ Hữu” (Nam Trái – Nữ Phải), theo hướng ta đứng nhìn vào bàn thờ thì đặt ảnh nam bên phải, ảnh  nữ bên trái.

Không nên để chung chân dung của ông và bà trong cùng một ảnh, mà nên tách riêng ra mỗi người một ảnh để thờ nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và cân đối trên bàn thờ.

Bài trí các vật phẩm, lễ cúng trên bàn thờ gia tiên:

Các vật phẩm, lễ cúng trên bàn thờ cần sắp xếp cân đối và hợp lý.

  • Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi: Đèn thái cực thường được đặt ở chính giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Đèn thái cực này luôn phải sáng trong không gian thờ, bạn nên sử dụng đèn hoạt động bằng điện thay cho đèn dầu. Theo quan niệm dân gian, Thái cực sinh Lưỡng nghi cho nên đèn lưỡng nghi (cặp chân nến) cần phải có nếu bạn dùng đèn thái cực. Đèn lưỡng nghi đặt ở hai bên góc ngoài bàn thờ tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.

  • Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ và cây đặt bên trái bát hương( tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải.

  • Lọ lộc bình: Thường thờ 1 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và 15 Âm, ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 02 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên bàn thờ. Lọ độc bình thường đặt bên tay trái – hướng đông – theo quan niệm: đông bình tây quả.

  • Giá nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng.

  • Khay cốc đựng nước thờ: nước được thay vào mỗi lần thắp hương

  • Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm, …

Tùy theo kinh tế của gia chủ có những vật thờ khác nhau nhưng trên ban thờ nên đảm bảo 05 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Bày trí ban thờ gia tiên ngày Tết:

Mỗi dịp Tết đến xuân về thì việc trang hoàng nhà cửa và sửa soạn ban thờ để đón Tết là việc được nhiều gia chủ quan tâm. Cách bày bàn thờ ngày Tết là bày tỏ tình cảm của con cháu với ông bà tổ tiên. Đồng thời là những lời cảm ơn, sự thành kính và cầu chúc cho năm mới may mắn, bình an.

Bàn thờ là nơi thể hiện được nét đẹp truyền thống của mỗi gia đình. Đây cũng là nơi dâng hương cúng lễ, vậy cách bày bàn thờ ngày Tết như thế nào cho đúng? Bàn thờ ngày Tết gồm những gì?

Trước khi bày trí ban thờ gia tiên vào ngày Tết thì việc đầu tiên gia chủ cần làm là lau dọn, sắp xếp ban thờ cho sạch sẽ, gọn gàng. Bát hương là vật quan trọng nhất trên bàn thờ, cần được đặt chính giữa và quay ra phía trước nhà. Nếu bàn thờ gia tiên nhà bạn có 3 bát hương thì đặt theo tam tài.

Có rất nhiều yếu tố cần lưu ý cho cách bày bàn thờ ngày Tết chu đáo. Yếu tố quan trọng nhất đó là đồ đồ lễ và trang trí, cụ thể như sau:

Đồ trang trí

  • Đèn và nến: Gồm 2 cây đèn dầu hoặc 2 cây nến thơm. Đèn cần đặt hai bên bàn thờ, nó là vật dụng tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.

  • Lọ hoa: Cần 2 lọ hoa, 1 lọ đựng hương, 1 lọ đựng cây vàng, cây bạc. Bạn có thể dùng hoa tươi sẽ rất tốt để trang trí bàn thời. Tuy nhiên, hoa để trưng Tết bạn cần phải tham khảo vì không phải loại hoa nào cũng có thể trưng lên bàn thờ được. Không được dùng hoa giả để thắp hương.

Đồ thờ cúng:

  • 3 chén nước, 3 chén rượu.

  • Nhang (hương), nên chọn hương vòng thơm.

  • Mâm ngũ quả: Ngũ nghĩa là trên mâm cần đủ 5 loại quả, điều này tạo nên sự hài hòa và bao dung lẫn nhau. Mang lại sự sinh sôi vạn vật. Việc bày trí mâm ngũ quả cần được hợp lý và đầy đủ những loại quả ý nghĩa.Có thể dùng: Chuối xanh, loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả vào ngày Tết. Chuối xanh có ý nghĩa giúp nâng đỡ các quả khác, thể hiện sự bình an cũng như thể hiện sự đoàn kết cho cả gia đình. Bưởi, Phật thủ là 2 loại quả được sử dụng trong mâm ngũ quả với ý nghĩa thể hiện sự thành kính với bề trên. Ngoài ra, bạn có thể trưng thêm: Dưa hấu, Quất, Đu đủ, Sung…