BẬT MÍ BỘT MÌ LÀM TỪ GÌ VÀ CÁC LOẠI BỘT MÌ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Bột mì nguồn cảm hứng bất tận được nhào nặn từ đôi bàn tay của thợ làm bánh, là loại nguyên liệu phổ biến xuất hiện trong căn bếp. Có bao giờ bạn tìm hiểu sâu hơn về bột mì từ đâu mà ra, bột mì làm từ gì?
Lúa mì là loại lương thực quan trọng và có sản lượng cao chỉ sau lúa gạo. Thường tập trung nhiều ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ, Tây Nam Á. Tại Việt Nam, chúng ta không trồng lúa mì, nhưng các công ty có nhập khẩu lúa mì và sản xuất tinh bột mì tại Việt Nam để cung cấp cho các cơ sở, nhà máy, người tiêu dùng. Vậy cùng tìm hiểu xem bột mì làm từ gì qua bài viết dưới đây.
Bột mì làm từ gì?
Bột mì là loại bột được sản xuất từ lúa mì xay mịn.
Trong quá trình xay nghiền, vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp thành dạng bột mịn, màu trắng tinh – đó là thành phẩm bột mì.
Giá trị dinh dưỡng của bột mì:
Bột mì chứa nhiều tinh bột, protein, vitamin (B1, B2, B3, B4, B5, B6) và các khoáng chất (selen, mangan, photpho, đồng, folate…) tốt cho tim mạch và hỗ trợ sự phát triển của cơ thể.
Phân loại bột mì
Bột mì có rất nhiều loại, nếu phân loại theo màu sắc sẽ chia thành hai loại
_ Bột mì đen
_ Bột mì trắng
Hai loại bột mì này được chia ra theo màu sắc dựa vào hàm lượng protein có trong thành phần dinh dưỡng của chúng
– All purpose flour: Lượng gluten trong loại bột này khá cao, và được sử dụng trong tất cả các loại bánh (bánh quy, bánh mì, bánh gato, bánh ngọt,).
– Cake flour ( bột mì số 8 ): Loại bột này chứa hàm lượng protein thấp, bột có màu trắng, bột mịn, thích hợp để làm các loại bánh xốp và mềm như bánh bông lan, cupcake…
– Bread flour (bột mì số 11): Do chứa hàm lượng protein lớn, bánh pizza là loại bánh được làm từ bột mì số 11 ,khi làm bánh trở nên cứng và không mềm do đó người ta thường pha thêm bột nở để giữ độ dẻo dai cho bánh.
– High-gluten flour: High-gluten flour có nét tương đồng với Bread Flour, được sử dụng để làm bánh mì, bánh pizza.
– Self-rising flour: Loại bột này được kết hợp với muối và baking powder dùng để làm cookie là chủ yếu.
– Pastry flour: Loại bột này có hàm lượng protein rất thấp có màu trắng tinh, được dùng để làm phần bên ngoài các loại bánh pies, cookie, bánh quy.
Công dụng của bột mì trong nấu ăn:
-
Tạo độ đặc – độ chắc cho bánh mì
-
Là chất kết dính trong các loại thực phẩm chế biến
-
Giúp cho đồ uống luôn giữ ổn định
-
Giúp làm đặc các loại nước sauce, súp,..
Cách bảo quản bột mì
Nên đựng bột mì trong lọ thủy tinh, có nắp đậy kín, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp do gặp nhiệt độ cao sẽ làm biến đổi bột mì. Không nên bảo quản gần khu vực ẩm ướt, vì sẽ khiến cho bộ bị vón cục.
Khi dùng xong phải đậy kín nắp tránh các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng bột.
Vậy là chúng ta đã được rõ bột mì làm từ gì cũng như phân loại và cách sử dụng từng loại bột mì. Bột mì nguyên chất phải được làm từ 100% bột lúa mì, không pha trộn với các loại bột khác. Nếu muốn làm các loại bánh với bột mì, bạn có thể chọn những nơi bán nguyên liệu làm bánh uy tín để mua được bột mì chất lượng làm những chiếc bánh thơm ngon nhất của mình.
Để hạn chế các biến đổi từ bột mì bởi tác động môi trường bên ngoài, CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH sau nhiều lần nghiên cứu và thử nghiệm đã đưa vào sản xuất máy đóng gói dạng bột mới, được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, nguyên vật liệu sử dụng cho linh kiện máy được gia công tỉ mỉ, chính xác. Để tìm hiểu thêm về thông tin máy, đội ngũ công ty giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, cung cấp thông tin cụ thể và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.