BÀI VĂN KHẤN CÚNG CÔ HỒN RẰM THÁNG 7

1. Ý nghĩa lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.

Theo quan niệm của người Việt, ngày rằm tháng 7 là rằm lớn trong năm vì là ngày xá tội vong nhân. Lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 như một hình thức làm phúc, an ủi những vong linh không nơi trú ngụ, không người thăm cúng (thường gọi là ‘cô hồn’).

Theo tín ngưỡng tâm linh của mọi người, thì việc chuẩn bị mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 đầy đủ giúp cho gia đình hòa hợp, công việc làm ăn được thuận lợi, không bị cô hồn quấy phá, quấy nhiễu.

Bên cạnh đó việc cúng cô hồn rằm tháng 7 còn là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các cô hồn, vong linh thiếu phước, luôn luôn bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống vất vưởng không có nơi cư trú, lang thang không siêu thoát và nhất là không được người thân cúng giỗ cẩn thận.

Việc cúng cô hồn tháng 7 Âm lịch được coi như làm nhiều việc tích đức giúp cho cuộc sống ở cõi trần được hưởng sự an lành, thoải mái. Sẽ không bao giờ phải lo những cô hồn luôn luôn quấy nhiễu, cản trở công việc, sức khỏe.

 15 Mâm cúng cô hồn gói 1

Hình 1. Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 đầy đủ lễ vật.

2. Thời điểm cúng cô hồn rằm tháng 7 là khi nào?

Thời điểm cúng cô hồn rằm tháng 7 thường được diễn ra vào giờ Dậu (17 – 19 giờ) trở đi, lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được. Còn ban ngày nhiều ánh sáng sẽ làm các linh hồn bị hồn xiêu, phách tán, yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, không thụ hưởng lễ vật được.

08 Mâm cúng cô hồn Gói 2

Hình 2. Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 đầy đủ.

3. Lưu ý khi cúng cô hồn để không vướng phải điều xấu, xui xẻo.

Lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 bắt buộc phải làm bên ngoài nhà, cúng ở ngoài trời hoặc trước cửa nhà, vỉa hè, ngã ba, cổng làng…, tuyệt đối không làm lễ cúng cô hồn trong nhà bởi theo quan niệm của người xưa làm thế sẽ rước vong vào nhà.

Sau khi nghi lễ cúng cô hồn kết thúc, chủ nhà phải rải muối và gạo trước cửa nhà để tiễn các cô hồn ra đi phòng trường hợp họ ở lại xung quanh nhà quấy phá gia chủ. Sau lễ cúng cô hồn, lễ vật cúng cô hồn không nên dùng vì tín ngưỡng dân gian cho rằng những lễ vật này đã có âm khí, nếu dùng lại sẽ “rước họa vào thân”.

11 Mâm cúng cô hồn Gói 2

Hình 3. Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7.

4. Bài văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết rằm tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là: ………………………………………………………………………………………………………..

Vợ/Chồng: ……………………………………………………………………………………………………

Con trai: ………………………………………………………………………………………………………

Con gái: ………………………………………………………………………………………………………

Ngụ Tại: ………………………………………………………………………………………………………

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

 14 Mâm cúng cô hồn Gói 2

Hình 4. Mâm cúng cô hồn ngày rằm tháng bảy.