B2B là gì? Xu hướng B2B tại Việt Nam trong thời gian tới
Thuật ngữ “B2B” đã không còn xa lạ gì với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Nó dùng để chỉ mô hình ngành thương mại điện tử và các giao dịch buôn bán. Vậy tại sao gọi là B2B? Nó có vai trò thế nào trong hoạt động kinh doanh? Bài viết này sẽ giúp bạn giải nghĩa B2B là gì và những kiến thức tổng quan về ngành B2B ở Việt Nam hiện nay.
I. Mô hình kinh doanh B2B là gì?
B2B (Business To Business) là hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Nó bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế từ việc tư vấn, báo giá cho đến việc lập hợp đồng, mua bán sản phẩm.
Mô hình B2B ngày càng phát triển hơn khi các doanh nghiệp chọn sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. Trong những năm gần đây, tỷ lệ website hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp tăng lên so với website hướng đến người tiêu dùng.
II. Vai trò của mô hình kinh doanh B2B
Khác hẳn với các mô hình kinh doanh khác, B2B có một quy trình mua hàng riêng biệt. Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đem tới nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp hơn.
Bởi mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều là một mắt xích nhỏ trong cả hệ thống nền kinh tế. Hợp tác với doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với nhiều đơn vị doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực và các lĩnh vực bổ trợ. Nhất là khi bạn tạo được độ uy tín nhất định đối với những đối tác của bạn.
Không chỉ vậy, việc giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp giúp loại bỏ những yếu tố cảm xúc chủ quan bởi nó mang lợi ích của tập thể và có yếu tố logic cao hơn. Chính vì vậy mà hiệu quả hợp tác kinh doanh cũng cao hơn.
Bởi vậy, khi khách hàng của bạn là những doanh nghiệp, hãy bỏ qua yếu tố cảm xúc, chú trọng vào tính logic, tập trung vào đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Nhất là bộ phận giao dịch trực tiếp.
III. 4 mô hình B2B thường gặp
1. Mô hình thiên về bên bán
Đây là loại hình thường gặp ở Việt Nam. Một công ty sẽ làm chủ một trang thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm cho các đơn vị thứ ba như doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất, người tiêu dùng,… Vì thế mô hình này cung cấp các sản phẩm với số lượng từ vừa đến lớn.
2. Mô hình thiên về bên mua
Mô hình này thì ít gặp hơn do đa số doanh nghiệp ở Việt Nam đều có nhu cầu bán sản phẩm của mình cho đối tác. Nhưng mô hình này lại hoạt động khá sôi nổi ở nước ngoài. Các đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất. Một số đơn vị còn có hẳn trang web về các nhu cầu cần mua và các đơn vị bán khác sẽ truy cập vào báo giá cũng như phân phối sản phẩm.
Đọc thêm: Tổng quan về Marketing Online mà bạn không nên bỏ qua
3. Mô hình trung gian
B2B trung gian là dạng mô hình giao dịch, trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Đây được xem là mô hình phổ biến nhất hiện nay.
Bạn có thể bắt gặp một số trang web là sàn thương mại điện tử như Lazada, Hotdeal, Cungmua, Muachung,… Tại các trang này, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên trang thương mại điện tử. Người mua sẽ chọn lọc, đánh hàng dưới những quyền lợi nhất định theo quy định và tiêu chuẩn mua bán trên sàn.
4. Mô hình thương mại hợp tác
Mô hình kinh doanh B2B loại cuối cùng mà Mona Media giới thiệu là loại hình thương mại hợp tác. Nó cũng tương tự như mô hình B2B trung gian, nhưng có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu bởi nhiều đơn vị hơn.
Mô hình này thường được hiển thị dưới dạng sàn giao dịch điện tử như: Chợ trên mạng (net marketplaces), Chợ điện tử (e-marketplaces), Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges), Thị trường điện tử (e-markets), Trung tâm trao đổi (exchange hubs), Cộng đồng thương mại (trading communities), Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges).
IV. Tổng quan về mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam
Với sự phát triển và hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế, có sự phát triển mạnh mẽ hình thức kinh doanh B2B. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiến hành xây dựng website riêng, tham gia vào các sàn thương mại điện tử để tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình.
Có thể nhắc đến một số sàn nổi bật như: Zalora, Hotdeal, Cungmua, Tiki, Foody, Lazada,…
Với nhiều hình thức bán hàng độc đáo, hấp dẫn cùng nhiều chương trình ưu đãi thú vị, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và nhận được ưu ái từ khách hàng. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên mô hình kinh doanh B2B vẫn còn phát triển ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa phát huy được hết những ưu điểm cũng như tiềm năng của các mô hình B2B.
Bên cạnh đó, một số điểm khiến cho mô hình B2B có những trở ngại để phát triển như:
- Truyền thông còn yếu
- Giao diện web, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, chưa có được sự thân thiện và tính năng hấp dẫn tăng trải nghiệm người dùng.
- Tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp còn yếu, nhất là ở khâu xử lý phản hồi của khách hàng.
- Thiếu tính minh bạch trong việc bảo vệ quyền lợi khách hàng,…
Dù còn khá nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh B2B là hình thức quan trọng góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong tương lai, B2B sẽ ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.
Xem thêm các thông tin nổi bật tại fanpage I’m Designer: https://www.facebook.com/imdesignerteam