B2B là gì? Tổng hợp thông tin cần biết doanh nghiệp B2B ở Việt Nam
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp B2B ở Việt Nam đang không làm hoặc làm marketing theo hướng các doanh nghiệp B2C. Đây là một hướng đi sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp đang mắc phải. Vậy mô hình B2B là gì? hay Marketing B2B là gì? Và làm thế nào để phát triển được chiến lược Marketing B2B. Cùng đi tìm hiểu về B2B với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé.
B2B là gì?
B2B là tên viết tắt của từ Business to Business. Cụ thể, B2B từ được sử dụng để chỉ mô hình kinh doanh dịch vụ hoặc sản phẩm giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Khác với mô hình hoạt động B2C, mô hình kinh doanh B2B là cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cần để hoàn thiện hình dáng hoặc giá trị của sản phẩm cuối trước khi đưa những sản phẩm ấy đến tay người tiêu dùng.
Do cách thức hoạt động khác nhau nên việc Marketing tới khách hàng là các doanh nghiệp cũng có đôi chút khác biệt. Marketing cho khách hàng là doanh nghiệp, các nhà quản trị Marketing cần chú trọng hơn vào đặc điểm là chức năng. Trong quá trình quyết định của mô hình kinh doanh B2B, yếu tố cảm xúc thường không đóng vai trò quan trọng. Marketer cần phải nắm rõ bộ phận đóng vai trò ra quyết định, họ là ai và đóng vai trò như thế nào trong quá trình đưa ra quyết định của doanh nghiệp đó.
Do nhu cầu tìm hiểu thông tin là khách hàng doanh nghiệp là khá lớn và khắt khe. Do đó, các thông tin trong bản profile của doanh nghiệp cần có chiều sâu, phải nói lên được những lợi ích đem lại, điểm mạnh. Thông điệp marketing hiệu quả nhất là một hoạt động marketing mô hình B2B xoáy sâu vào việc phân tích các sản phẩm, dịch vụ hiện đang cung cấp, chúng có thể giúp cho khách hàng tiết kiệm được bao nhiêu tiền bạc, thời gian và nguồn lực.
Nhóm khách hàng tiềm năng của Marketing B2B là ai?
Nếu bạn là một người quản lý khách hàng tốt bạn sẽ biết ai là khách hàng tiềm năng của Marketing B2B là ai? Thông thường, các nhà tiếp thị B2B sẽ tập trung và 4 loại khách hàng tiềm năng lớn là:
- Các công ty sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ như một dạng chế phẩm để có thể hoàn thiện sản phẩm cuối trước khi đưa đến tay khách hàng.
- Các cơ quan chính phủ, đây cũng chính là nhóm khách hàng mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp B2B.
- Các tổ chức trường học, trung tâm ngoại ngữ, bệnh viện
- Các công ty bán lại hàng hóa cho người tiêu dùng như những người buôn bán và người môi giới.
- Một Marketer B2B có thể Marketing các sản phẩm của mình một cách hiệu quả bằng cách định vị những sản phẩm đó một cách thú vị, hiểu được nhu cầu của khách hàng và đề xuất cho họ những giải pháp thật sự phù hợp.
Điều quan trọng hơn cả là các nhà tiếp thị B2B cần hiểu được nhu cầu của khách hàng của mình trước khi thực hiện bất kỳ một chiếc lượng tiếp thị hay quảng cáo nào. Với hoạt động marketing B2C, một quảng cáo hiệu quả có thể được hiển thị trên nhiều kênh, một phần người dùng sẽ được thúc đẩy để mua những sản phẩm đó. Tuy nhiên, hoạt động marketing B2B lại cần tới sự chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Mời bạn xem thêm : Chiến lược Marketing cho trung tâm ngoại ngữ, 5 Chiến thuật Marketing giáo dục mang lại thành công
Làm sao để phát triển chiến lược Marketing B2B?
Một chiếc lượng tiếp thị B2B cần được tập trung vào phân phối và khả năng ứng dụng rộng rãi của nó. Trong khi những hoạt động Marketing B2B có thể áp dụng những loại phương tiện quảng cáo cụ thể cho một nhóm đối tượng lớn, tuy nhiên hình thức marketing B2B thì lại không. Thay vào đó, phương pháp marketing này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng thương hiệu trong mắt khách hàng một cách cụ thể nhất.
Các nhà tiếp thị có thể phát triển chiến lược marketing B2B của mình bằng cách xác định cũng như hiểu được tầm quan trọng của các chủ đề sau:
- Sản phẩm hoặc dịch vụ: Trong việc Marketing tới khách hàng là những người tiêu dùng, các chiến lược tập trung khá nhiều vào yếu tố cảm xúc. Những yếu tố cảm xúc được tập trung vào dịch vụ, sản phẩm và các chiến lược marketing của chúng. Với khách hàng là các doanh nghiệp, người mua thường là các chuyên gia trong lĩnh vực ấy, họ thường chỉ tập trung vào chất lượng của sản phẩm, lợi nhuận sản xuất hay tiết kiệm hơn về mặt thời gian và chi phí.
- Thị trường mục tiêu: Thực tế nhiều nhà tiếp thị B2B có thể tập trung vào thị trường công nghiệp ngách, phản ánh những nhu cầu chuyên biệt. Điều này có thể khiến cho những nỗ lực marketing trở nên dễ dàng hơn nhưng nó cũng yêu cầu mức độ kiến thức cao hơn, vượt ngoài hiểu biết chuyên ngành của một Marketer. Nếu như doanh nghiệp của bạn sử dụng các công cụ quản lý bán hàngquản lý dữ liệu
- Giá cả: Khách hàng là các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn đến chi phí, giá trị và tiềm năng doanh thu. Tuy nhiên, họ cũng có thể bị thuyết phục nếu như có những Marketer B2B có thể cho họ thấy được giá trị cốt lõi của sản phẩm, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp mình.
- Khuyến mãi: Các Marketer B2B không chỉ cần có kiến thức chuyên sâu về tiếp thị và quảng cáo mà học còn phải là một chuyên gia trong lĩnh vực ấy. Việc là một chuyên gia sẽ giúp cho họ có được phương pháp tiếp thị tốt nhất, cho dù đó là thông tin qua các tạp chí, blog, truyền miệng hoặc hội chợ thương mại. Hình thức marketing B2B thường rất ít khi sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như quảng cáo radio hay truyền hình.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên, chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu hơn về hình thức marketing B2B là gì? Mang tới hiệu quả cao nhưng cũng cần cách áp dụng hợp lý, để có thể đảm bảo được tính hiệu quả mà nó có thể mang lại. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về hình thức này nhé.