Arduino là gì? Ứng dụng của arduino trong đời sống hiện nay

Hiện nay trong lĩnh vực linh kiện điện tử thì cụm từ Arduino trở nên rất phổ biến. Nhưng nếu không phải thực sự là người trong nghề thì bạn sẽ không hiểu được cụm từ này. Vậy Arduino là gì? Ứng dụng lập trình Arduino đối với đời sống con người như thế nào

Arduino chính là một nền tảng mã nguồn mở đang được sử dụng để xây dựng những ứng dụng điện tử tương tác với nhau hay với môi trường được thuận lợi hơn. Hãy tham khảo các thông tin về Arduino là gì mà 123job.vn chia sẻ cho bạn đọc qua bài viết sau.

I. Arduino là gì?

1. Khái niệm Arduino là gì?

Arduino là gì? Đó là nền tảng mã nguồn mở giúp con người xây dựng các ứng dụng điện tử có khả năng liên kết, tương tác với nhau tốt hơn. Nó có thể xem như là một chiếc máy tính thu nhỏ vậy, nó giúp người dùng lập trình, thực hiện các dự án điện tử mà không cần dùng tới công cụ chuyên biệt phục vụ cho quá trình nạp code của người dùng.

Khái niệm Arduino là gì?

Khái niệm Arduino là gì?

Nó tương tác với thế giới xung quanh bằng hoạt động cảm biến điện tử, động cơ và đèn. Các bộ phận của lập trình Arduino bao gồm phần cứng và phần mềm như sau:

  • Phần ứng: sẽ bao gồm vi điều khiển với một số board mạch mã nguồn mở để điều khiển và lập trình:
  • Arduino Uno là một loại board mạch đơn giản nhất sẽ phù hợp cho người mới bắt đầu. Dữ liệu board này bao gồm 14 chân đầu, 6 chân 5V sẽ giúp phân giải 1024 mức. Lập trình Arduino Uno có thể chạy với tốc độ 16MHz, điện áp 7v-12v. Kích thước board này là 5.5x7cm giá khoảng 200.000 đồng.
  • Arduino Micro sẽ có 20 chân với thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, kích thước bảng board 5x2cm.
  • Arduino Pro với thiết kế mới, chân số lại không có sẵn. Loại board này thường có 2 nguồn 3.3v và 5v.
  • Arduino Nano có kích thước nhỏ gọn nhất, dễ dàng lắp đặt và sử dụng với kích thước 2x4cm.
  • Arduino Mega sẽ có bộ phận thiết kế số chân đếm 64 chân, với kích thước 5x10cm.
  • Arduino Leonardo thì lại không có cổng nối USB dùng lập trình. Thiết kế board hiện đại với chip nhỏ điều khiển, kết nối qua COM ảo.
  • Các phần mềm khác hỗ trợ phát triển tích hợp IDE có nhiệm vụ chính là soạn thảo, biên dịch code, nạp chương cho board.

2. Lịch sử ra đời 

Vào khoảng thế kỷ 9 ở nước Ý, nó đã ra đời và được đặt tên theo tên của vị vua nước đó là King Arduin. Lập trình Arduino đã chính thức được giới thiệu năm 2005 là công cụ cho học sinh học tập. Dù đa phần thời đó không có sự tiếp thị hay quảng cáo nào nhưng nó đã lan truyền nhanh với tốc độ chóng mặt. Ngày nay, lập trình Arduino càng nổi tiếng hơn trên toàn thế giới và có không ít người đã tìm về thị trấn Ivrea để tham quan, khám phá nơi sinh ra nền tảng thú vị và độc đáo này. Nếu bạn là fan cuồng của lập trình Arduino nên tìm tới nơi nhớ đời này một lần để khám phá, biết thêm nhiều kiến thức.

Hiện nay thì đã được ứng dụng nhiều hơn vào trong nhiều lĩnh vực đời sống. Mã nguồn mở này đã mang lại không ít lợi ích vô cùng thiết thực cho con người. Nhờ đó mà lập trình Arduino ra đời đã lâu những vẫn tồn tại lâu và phổ biến đến như vậy.

II. Các dạng Arduino cơ bản hiện nay

1. Arduino Uno

Arduino Uno là một dạng  bản mạch điều khiển điện tử thông dụng với vi điều khiển dựa vào Microchip ATmega328 được phát triển bởi Arduino.cc. Ở bảng mạch này, người lập trình có thể trang bị các đầu vào và đầu ra Digital thậm chí là  Analog. Hệ thống đó có thể giao tiếp với nhau hầu hết là thông qua bảng mạch chính. Ngoài ra người lập trình còn có thể kết nối, liên kết và mở rộng giữa các bảng mạch khác với nhau. Dựa trên nền tảng là mã nguồn mở, bạn sẽ tha hồ, thoải mái xây dựng cho mình một dự án mới với những thứ độc đáo riêng, tự do lập trình theo ý mà mình muốn.
Arduino Uno R3 là một hệ thống gồm có:

  • LED: Đèn LED sẽ trang bị trên bảng mạch sẽ được kết nối vào chân D13. Khi chân gặp giá trị mức cao thì đèn LED sẽ sáng và ngược lại giá trị thấp thì đèn lại tắt.
  • VIN: Chân cấp nguồn điện từ ngoài vào cho bảng mạch
  • 5V: Dòng điện mà chạy qua mỗi chân
  • 3V3: Điện áp ra 3.3V 
  • GND: Chân điện cực âm trên bảng board.
  • IOREF: Điệp áp hoạt động định mức khi điều khiển trên lập trình Arduino.

2. Arduino Nano

Arduino Nano cũng là một hệ thống bảng mạch điện tử mà có mã nguồn mở liên quan đến lập trình. Chức năng của Arduino Nano tương tự như dạng trên nhưng khác nhau về bo mạch. Ở Arduino Nano, lập trình viên sẽ thiết kế tích hợp vi điều khiển ATmega328P, nhưng bảng UNO sẽ có dạng là PDIP (Plastic Dual-In-line Package) với tổng cộng 30 chân thay vì như ở bảng UNO. Số cổng kết nối tăng thêm 2 cổng tất cả sẽ là 8 cổng ADC. Bảng Arduino Nano cải tiến hơn sẽ không trang bị giắc nguồn DC như các bo mạch khác nhau, bảng sẽ trực tiếp sử dụng cổng mini-USB. Cổng này có tác dụng kép sử dụng được cả cho việc lập trình và bộ giám sát. 

III. Những thứ lập trình Arduino có thể kết nối được gồm có gì?

Arduino là một bộ mã nguồn có khả năng hoạt động độc lập hoặc hoạt động hợp tác với nhiều bộ mã nguồn khác nhau, thậm chí là nhiều Arduino Ide có thể kết nối với nhau để có thể tạo thành một chỉnh thể thống nhất có thể điều khiển các thiết bị điện tử. Máy tính có thể truy cập vào dữ liệu cảm biến từ lập trình Arduino và kết nối với thể giới bên ngoài, ghi lại những phản hồi. Bên cạnh đó, nó còn khiến cho người sử dụng bất ngờ hơn nữa khi có thể kết nối mượt mà với các con chip điều khiển siêu tinh vi.

IV. Ứng dụng của arduino trong đời sống hiện nay

Những ứng dụng của arduino trong đời sống

Những ứng dụng của arduino trong đời sống

Nói tới ứng dụng của nónó ta phải kể tới một số lĩnh vực như sau:

  • Arduino được dùng làm Robot với khả năng độc chiếm những thiết bị cảm biến, điều khiển động cơ…. nó sẽ giúp bộ xử lý trung tâm hoạt động nhiệm vụ chính của mình qua nhiều loại robot.
  • Game tương tác: Arduino sử dụng để có thể tương tác với màn hình, Joystick,… khi chơi các loại game như phá gạch, Mario, Tetris,…
  • Máy bay không có người lái.
  • Dùng để điều khiển đèn tín hiệu giao thông hay hiệu ứng đèn led nhấp nháy.
  • Làm máy in 3D.
  • Thiết kế đàn bằng ánh sáng.
  • Làm lò nướng bánh có tweet cảnh báo người dùng khi bánh chín.

Ngoài những ứng dụng phổ biến trong đời sống trên, chúng còn có nhiều ứng dụng hữu ích và sáng tạo khác ví dụ như:

1. Mã nguồn mở

Bạn có biết rằng là phần cứng và phần mềm của nó đều là mã nguồn mở. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể làm ra mã nguồn mở với các sơ đồ, pubilc trực tuyến một cách dễ dàng bằng cách mua linh kiện ở ngoài về làm. Cách này giúp bạn tiết kiệm thêm nhiều chi phí hơn để có thể sử dụng mã nguồn mở.

2. Khả năng kết nối dễ dàng với các thiết bị khác

Bạn có thể sử dụng Arduino như một thiết bị để ứng dụng một số việc làm sau:

  • Arduino dùng trong hoạt động độc lập.
  • Nó kết nối với máy tính để dễ dàng truy cập dữ liệu cảm biến bên ngoài thế giới và cung cấp thông tin phản hồi sớm nhất cho bạn.
  • Các Arduino sẽ tự kết nối, hệ thống với với nhau.
  • Kết nối với thiết bị điện tử khác.
  • Kết nối dễ dàng với các chip điều khiển.

Không chỉ vậy, hiện nay nó còn là một công cụ học tập, sáng tạo thông minh để bạn thực hiện được các dự án khoa học dễ dàng hơn. Hiện tại thì có một công đồng rất lớn mà bạn có thể học hỏi và tham khảo ý kiến từ mọi người trong cộng đồng này.

Arduino mang tới cho người dùng tính linh hoạt và giảm thiểu chi phí học tập, sử dụng thấp hơn nhiều so với các linh kiện điện tử khác. Đây là ngôn ngữ lập trình khá đơn giản và quen thuộc với những người đã có kinh nghiệm trong Java. Vì thế, Arduino là một công cụ điện tử tuyệt vời để bạn có thể học tập và nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá các thiết bị điện tử.

V.  Kết luận

Qua bài viết trên thì bạn đọc đã có thể hiểu được Arduino là gì? Một số ứng dụng của nó trong đời sống con người đã được nêu ra trong bài. Từ đó chúng ta sẽ biết được Arduino dùng để làm gì và có lợi ích to lớn như thế nào với chúng ta. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về Arduino là gì nhé.