Anh thương binh Sáu Kiệt và ‘mặt trận’ mới
Năm 1983, trở về từ chiến trường Campuchia, anh thương binh hạng 2/4 Trần Anh Kiệt (tức Sáu Kiệt), ngụ tại đường Phạm Văn Chiêu, phường 5, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Anh đã cố gắng vươn lên, ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. Sau nhiều lần thất bại, anh đã thành công trên “mặt trận” kinh doanh. Anh Kiệt còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động nghèo.
Để trở thành ông chủ của dịch vụ nấu ăn mang tên “Nhóm nấu ăn Sáu Kiệt” như ngay hôm nay, anh Kiệt đã trải qua nhiều lần làm ăn thua lỗ, rơi vào cảnh nợ nần. Đối với anh, người thành công không phải là người không bao giờ gặp thất bại mà là người biết đứng dậy sau những lần thất bại. Những ngày tháng chiến đấu ở chiến trường đã tôi luyện cho anh tinh thần thép, nghị lực vươn lên.
Nhớ về những ngày ở chiến trường, anh Kiệt sôi nổi: “Cũng như bao thanh niên cả nước, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, tôi đã tình nguyện nhập ngũ, vào đơn vị 479 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7) và lên đường sang Campuchia”. Tháng 6/1983, ở mặt trận Xiêm Riệp, anh Kiệt bị thương ở chân và được chuyển về địa phương chữa trị. Sau đó, anh Kiệt xuất ngũ. Những năm anh mới trở về địa phương cũng là những năm đất nước đang trong thời kỳ kinh tế khó khăn, ai cũng phải vất vả lo toan mưu sinh.
Anh Kiệt chia sẻ: Trở về địa phương không có nghề nghiệp trong tay, lại bị mất một chân nhưng nhờ gia đình và địa phương động viên, anh đã gác nỗi buồn qua một bên, phấn đấu làm ăn. Khoảng những năm 1990 -1991, anh Kiệt được vay 500 ngàn đồng từ Chương trình xóa đói giảm nghèo làm vốn để bán trái cây, rau củ quả ở chợ Bình Tây. Lúc đầu việc buôn bán thất bại, hết cả vốn lẫn lời nhưng trong thời gian đó, anh Kiệt lại làm quen được các đầu mối nhà hàng và học cách nấu ăn của họ. Năm 1993, anh Kiệt tiếp tục được vay vốn xóa đói giảm nghèo.
Anh Sáu Kiệt trao bảng đăng ký ủng hộ 40 triệu đồng quỹ xã hội nhân đạo. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn
Điều nhiều người khâm phục anh Kiệt là giờ đây, dù đã kiếm được nhiều tiền nhưng anh không mở nhà hàng hoặc sửa lại căn nhà tình nghĩa mà anh được xây tặng năm 1993. Anh dồn hết số tiền mình có được để làm từ thiện. Cơ sở nấu ăn của anh còn tạo việc làm cho 25-30 lao động trong xóm với mức thu nhập 100.000 – 300.000 đồng/ngày/người. Anh Kiệt còn đề nghị UBND phường nhường suất trợ cấp thương binh của mình cho những thương binh khó khăn hơn.
Để trở thành ông chủ của dịch vụ nấu ăn mang tên “Nhóm nấu ăn Sáu Kiệt” như ngay hôm nay, anh Kiệt đã trải qua nhiều lần làm ăn thua lỗ, rơi vào cảnh nợ nần. Đối với anh, người thành công không phải là người không bao giờ gặp thất bại mà là người biết đứng dậy sau những lần thất bại. Những ngày tháng chiến đấu ở chiến trường đã tôi luyện cho anh tinh thần thép, nghị lực vươn lên.Nhớ về những ngày ở chiến trường, anh Kiệt sôi nổi: “Cũng như bao thanh niên cả nước, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, tôi đã tình nguyện nhập ngũ, vào đơn vị 479 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7) và lên đường sang Campuchia”. Tháng 6/1983, ở mặt trận Xiêm Riệp, anh Kiệt bị thương ở chân và được chuyển về địa phương chữa trị. Sau đó, anh Kiệt xuất ngũ. Những năm anh mới trở về địa phương cũng là những năm đất nước đang trong thời kỳ kinh tế khó khăn, ai cũng phải vất vả lo toan mưu sinh.Anh Kiệt chia sẻ: Trở về địa phương không có nghề nghiệp trong tay, lại bị mất một chân nhưng nhờ gia đình và địa phương động viên, anh đã gác nỗi buồn qua một bên, phấn đấu làm ăn. Khoảng những năm 1990 -1991, anh Kiệt được vay 500 ngàn đồng từ Chương trình xóa đói giảm nghèo làm vốn để bán trái cây, rau củ quả ở chợ Bình Tây. Lúc đầu việc buôn bán thất bại, hết cả vốn lẫn lời nhưng trong thời gian đó, anh Kiệt lại làm quen được các đầu mối nhà hàng và học cách nấu ăn của họ. Năm 1993, anh Kiệt tiếp tục được vay vốn xóa đói giảm nghèo.Lần này, anh mở quán bán hủ tiếu và đồ nhậu, nhưng cũng không thành công. Đến năm 1998, anh Kiệt được cho vay 15 triệu đồng, anh đã quyết định mở dịch vụ nấu tiệc tại nhà. Do nấu ngon, nhiệt tình nên địa bàn đặt dịch vụ nấu ăn của anh Kiệt được mở rộng từ quận 8 sang nhiều quận, huyện khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí, nhiều người từ các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Bến Tre… cũng đến đặt tiệc. Từ nhóm nấu ăn với vài ba người trong gia đình, giờ đây, anh Kiệt đã là trở thành ông chủ “Nhóm nấu ăn Sáu Kiệt”, điều hành nhóm nấu ăn với hàng chục người.Điều nhiều người khâm phục anh Kiệt là giờ đây, dù đã kiếm được nhiều tiền nhưng anh không mở nhà hàng hoặc sửa lại căn nhà tình nghĩa mà anh được xây tặng năm 1993. Anh dồn hết số tiền mình có được để làm từ thiện. Cơ sở nấu ăn của anh còn tạo việc làm cho 25-30 lao động trong xóm với mức thu nhập 100.000 – 300.000 đồng/ngày/người. Anh Kiệt còn đề nghị UBND phường nhường suất trợ cấp thương binh của mình cho những thương binh khó khăn hơn.