“Ảnh phong cảnh & bạn” – Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh đẹp hơn…

Phần phía sau là hậu cảnh của chủ đề. Hậu cảnh không nên có màu sắc, hình thù, độ sáng… tương tự với chủ đề, làm cho chủ đề lẫn lộn với hậu cảnh, không phân biệt đâu là chủ đề và đâu là hậu cảnh. Người ta gợi ý các cách:

  • Dùng ánh sáng tách bạch thị giác để phân biệt chủ đề và hậu cảnh, nhìn thấy cái này nhạt hơn hoặc đậm hơn cái kia tạo được sự tách bạch giữa chủ đề chính và hậu cảnh. Bạn xem ảnh sau sẽ thấy có tấm chủ đề bị chìm hẳn trong hậu cảnh.
  • Dùng ống có khẩu độ lớn đẻ làm mờ nhoà hậu cảnh và làm chủ đề nổi bật, tạo ấn tượng chiều sâu hoặc gần xa giữa chủ đề chính và hậu cảnh bằng sự tương phản mờ và rõ.

4795085_IMG_1121.jpg

Tiền Cảnh
Tiền cảnh biểu trưng sự gần gũi còn hậu cảnh diễn tả khoảng cách xa xôi không gian. Khi chọn nhấn mạnh tiền cảnh hay hậu cảnh là người chụp muốn diễn tả một ý đồ cụ thể.

  • Nghiêng máy lên/xuống để lấy nhiều/ít tiền cảnh.
  • Dùng ống tele thì giảm cảm giác chiều sâu ảnh, dùng wide để nhấn mạnh tiền cảnh.
  • Dùng một vật tiền cảnh tạo tương phản gần xa / chiều sâu ảnh.

4731547_phongcanh_3.007.jpg

Chụp ảnh phong cảnh thấy dễ nhưng mà khó! Phong cảnh tĩnh tại không di chuyển, nên người chụp có nhiều thời gian để cân nhắc góc chụp, bố cục canh khung, chỉnh chọt máy móc… và có thể chụp phong cảnh quanh năm cũng như ở bất kỳ nơi đâu. Vì vậy, ảnh phong cảnh rất nhiều, rất phong phú, từ sự khác biệt của ánh sáng thay đổi theo thời tiết, màu sắc theo mùa, cho tới sự phong phú bởi hiệu quả của ống kính tiêu cự khác nhau. Cho nên cũng vì ảnh phong cảnh đã quá phong phú, nên người chụp luôn có thách thức về kỹ thuật làm sao thể hiện bức ảnh có sự mới lạ so với người khác.

Chúc anh em vui vẻ và có nhiều ảnh đẹp đó đây trong các chuyến đi!

Phần phía sau là hậu cảnh của chủ đề. Hậu cảnh không nên có màu sắc, hình thù, độ sáng… tương tự với chủ đề, làm cho chủ đề lẫn lộn với hậu cảnh, không phân biệt đâu là chủ đề và đâu là hậu cảnh. Người ta gợi ý các cách: