Ảnh Hưởng Của Công Nghiệp 4.0 Tới Các Doanh Nghiệp | Tập Đoàn Giải Pháp Công Nghệ Cao Sao Mai
Trong kinh doanh, tăng trưởng có thể đạt được bằng cách mua lại hoặc xây dựng theo quy trình. Đây là những cách tiếp cận truyền thống phổ biến trong những thời đại xưa. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, một lựa chọn khác đã xuất hiện và thúc đẩy tăng trưởng của rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề đó là công nghiệp 4.0. Điều này xảy ra khi một công ty liên kết với các nguồn lực của một bên thứ ba đáng tin cậy để tạo ra giá trị mới và sự phối hợp qua lại lẫn nhau. Mục tiêu là để các công ty thúc đẩy đổi mới, tăng tốc tiến bộ và nắm bắt lợi ích kinh tế tối đa.
Tìm hiểu về công nghiệp 4.0
Nền Công nghiệp 4.0 hay còn được gọi là sản xuất thông minh. Nó là xu hướng toàn cầu áp dụng tự động hoá và trao đổi dữ liệu trong các công nghệ sản xuất. Các thiết bị, máy móc có thể trực tiếp giao tiếp với nhau và thực hiện công việc mà không cần đến con người. Nhiều nhà máy thông minh được hình thành giúp năng suất lao động cao hơn, hiệu quả rõ ràng cũng như tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường tốt hơn các nhà máy thông thường. Việc số hoá công nghiệp hứa hẹn là một cách hoàn toàn mới để sản xuất cũng như tiếp thị hàng hoá, sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng.
Công nghiệp 4.0 bùng nổ tại Đông Nam Á
Ở Đông Nam Á, ngành công nghiệp sản xuất đang phát triển mạnh mẽ. Đây là một khu vực đa dạng độc đáo, với 10 quốc gia khác nhau tạo nên khối Asean cùng những giai đoạn phát triển khác nhau. Công nghiệp 4.0 cũng ảnh hưởng rộng đến khu vực này với phạm vi và tác động rộng lớn trên nhiều quốc gia.
Cuộc cách mạng công nghiệp này bao gồm các hệ thống vật lý không gian mạng (hoặc hệ thống điều khiển công nghiệp), Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây. Nếu áp dụng thành công công nghệ vào các hoạt động sản xuất thì tác động tài chính tiềm năng đối với mỗi quốc gia Đông Nam Á đều tăng lên đáng kể.
Trong năm 2019, điều kiện sản xuất trên toàn khu vực đã cho thấy sự cải thiện và tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt. Một vài thị trường tiên tiến hiện đã áp dụng sản xuất thông minh cũng như bắt tay vào việc xây dựng chiến lược để khai thác toàn bộ tiềm năng của họ.
Lưu ý khi áp dụng công nghiệp 4.0 vào doanh nghiệp
Xét theo góc độ công nghệ thì xu hướng áp dụng sản xuất thông minh tại các nhà máy sẽ không có bất kỳ nhược điểm nào về bảo mật. Vì công nghệ máy móc cực kỳ tiên tiến và các hệ thống kiểm soát đòi hỏi nhiều quyền truy cập ở mức độ cao không kém với các biện pháp an ninh mạng đang được áp dụng.
Bên cạnh hoạt động sản xuất, hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp quan trọng khác như vận tải, dầu khí, hóa chất, năng lượng hạt nhân và xử lý nước.
Các doanh nghiệp sẽ cần lưu ý những vấn đề sau khi muốn xây dựng một hệ thống sản xuất áp dụng công nghệ 4.0
-
Thường xuyên cập nhật hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và giải pháp bảo mật với phiên bản mới nhất.
-
Áp dụng các bản sửa lỗi bảo mật cần thiết và kiểm soát truy cập cho các thành phần trong mạng công nghiệp.
-
Đẩy mạnh hoạt động đào tạo và hỗ trợ chuyên môn, kĩ năng cho nhân viên cũng như các đối tác và nhà cung cấp để sử dụng quyền truy cập trong mạng nội bộ.
-
Sử dụng các giải pháp giám sát, phân tích và phát hiện lưu lượng truy cập mạng để bảo vệ hệ thống tốt hơn. Tránh khỏi các cuộc tấn công, xâm nhập có khả năng đe dọa đến quy trình công nghệ và tài sản của chính doanh nghiệp.
-
Triển khai các giải pháp bảo mật chuyên dụng trên các máy chủ, bảo mật cơ sở hạ tầng công nghiệp khỏi những trường hợp nhiễm virut từ các phần mềm độc hại hay các mối đe dọa công nghiệp chuyên dụng.
-
Thành lập một đội nhóm bảo mật chuyên dụng cho lĩnh vực CNTT bên trong doanh nghiệp.
Hỗ trợ và trang bị cho các đội nhóm bảo mật các khoá đào tạo an ninh mạng phù hợp cũng như kịp thời các báo cáo tình hình mạng trong thời gian thực.