Ấn tượng vẻ đẹp Cao Bằng
Đúng với tên gọi “xứ sở thần tiên”, Cao Bằng hiện ra trước mắt du khách là một vùng đất bạt ngàn những điểm đến nên thơ và phong cảnh hữu tình được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Mỗi mùa ở Cao Bằng đều mang vẻ đẹp rất riêng. Dù bạn đi vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp Cao Bằng và những điều mới mẻ của vùng đất này.
Mắt Thần Núi – “Con mắt xanh biếc” giữa lòng hồ Thăng Hen
Mắt Thần Núi (tên gọi khác là núi Thủng hoặc Phja Piót), hiện đang là địa danh được khá nhiều du khách yêu thích khám phá chốn thâm sơn cùng cốc lui tới. Tọa lạc tại huyện Trà Lĩnh và cách trung tâm thành phố Cao Bằng chỉ khoảng 50km, Mắt Thần Núi nổi tiếng đến mức chỉ cần bạn hỏi đường đến núi Thủng là sẽ được người dân hướng dẫn tận tình. Nhìn từ xa, Mắt Thần Núi nằm xen kẽ với các núi đá trập trùng và những vạt cỏ xanh mượt. Tất cả tạo nên vẻ đẹp nên thơ như tranh vẽ.
Theo người dân địa phương, Mắt Thần Núi thật ra là một cái hang thủng hình tròn đường kính hơn 50m. Nó xuyên từ mặt bên này sang mặt bên kia núi tạo thành một “lỗ thủng hình tròn” độc đáo lửng lơ giữa lưng chừng trời và hồ nước xanh trong veo phía dưới. Hang này phát triển trong địa hình đá vôi dạng tháp ở độ cao chung khoảng 650 – 700m. Xung quanh nó là các khối núi dạng tháp và dạng nón đan xen với hàng chục hồ nước lớn nhỏ, cùng tạo nên hệ thống hồ Thang Hen sinh động và độc đáo.
Điểm đặc trưng của hệ thống hồ Thăng Hen là 36 hồ tại đây đều liên thông với nhau với các dòng chảy mặt hoặc dòng chảy ngầm. Chính vì thế, mực nước ở các hồ này có thể thay đổi theo mùa, đôi khi chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Thời điểm đẹp nhất để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên kì thú của Mắt Thần Núi chính là vào buổi sáng khi mặt trời vừa hé ánh dương. Đến với Mắt Thần Núi tại Cao Bằng, bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp Cao Bằng qua sự tráng lệ của thiên nhiên với cánh đồng cỏ xanh mướt trải dài và những ngọn núi cao hùng vĩ.
Làng đá Khuổi Ky – Nét đẹp yên bình chốn biên cương
Nhà sàn đá tại làng Khuổi Ky được thiết kế có 2 mái và lợp bằng ngói âm dương. Một ngôi nhà bình thường cao khoảng 8m và có 3 gian. Ở giữa nhà, bàn thờ tổ tiên được đặt trang trọng với sự tôn kính. Bên phải sẽ ngăn thành các phòng ngủ và bên trái là bếp ăn hoặc dùng để chứa các vật dụng sinh hoạt như khung cửi, thóc, gạo… Điều rất thú vị là những ngôi nhà sàn đá nơi đây đều đảm bảo mát về
Nằm giữa hai địa điểm du lịch thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao, làng đá Khuổi Ky khiến nhiều du khách tò mò về tục thờ thần đá độc đáo và những ngôi nhà sàn làm hoàn toàn bằng đá tô điểm thêm cho vẻ đẹp Cao Bằng. Ở Khuổi Ky có 14 ngôi nhà làm bằng đá trải rộng khoảng 10.000m2. Với địa thế lưng tựa vách núi, mặt giáp dòng suối, khiến những ngôi nhà tại làng đá Khuổi Ky mang vẻ đẹp yên bình yên hiếm có.Nhà sàn đá tại làng Khuổi Ky được thiết kế có 2 mái và lợp bằng ngói âm dương. Một ngôi nhà bình thường cao khoảng 8m và có 3 gian. Ở giữa nhà, bàn thờ tổ tiên được đặt trang trọng với sự tôn kính. Bên phải sẽ ngăn thành các phòng ngủ và bên trái là bếp ăn hoặc dùng để chứa các vật dụng sinh hoạt như khung cửi, thóc, gạo… Điều rất thú vị là những ngôi nhà sàn đá nơi đây đều đảm bảo mát về mùa hè , ấm về mùa đông. Để có được những bức tường kiên cố và những ngôi nhà vững chãi, người dân tộc Tày đã tận dụng phần lớn từ nguồn đá tự nhiên có trong làng và quy trình chọn lọc rất khắc khe.
Truyền thống dùng đá của người Tày vùng biên cương này đã có từ thời nhà Mạc. Từ những năm 1594 – 1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây thành quách để phòng thủ, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây lên như những “pháo đài”. Đối với người dân nơi đây, đá được coi là vật thiêng liêng như một vị thần. Các vị “thần đá” này sẽ che chở, bao bọc và giúp người dân sinh tồn trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Theo thời gian, tín ngưỡng ấy đã hiện thực vào những ngôi nhà sàn, bức tường rào hay nền sân đều được làm bằng đá gắn với đời sống của người dân.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, làng đá Khuổi Ky còn níu chân du khách ghé thăm bằng hương vị ẩm thực độc đáo. Là món xôi đen kiểu Tày được nấu bằng “nếp bản” cùng lá rừng. Là món thịt heo hun khói hay món lạp xưởng gác bếp… Tuy nhiên, hấp dẫn bậc nhất vẫn là các món măng rừng được chế biến thành rất nhiều món khác nhau như măng xào thịt, xào hành, nấu ốc, măng hầm, măng luộc hay măng đổ chả trứng…
Nếu một lần với làng đá Khuổi Ky, bạn như lạc vào chốn không gian yên bình với kiến trúc độc đáo và thêm hiểu biết vùng đất thiêng cất giữ những nét đặc trưng về đời sống văn hóa và tinh thần được truyền lại từ bao thế hệ.