Ăn gì ở Sài Gòn: Review Top 15+ món ăn nhất định phải thử
Top 15+ món ăn hấp dẫn để bạn tham khảo nếu còn đang lăn tăn nên ăn gì ở Sài Gòn. Sài Gòn là nơi giao thoa văn hóa ẩm thực đa sắc của nhiều vùng miền tạo nên một nét độc đáo thu hút nhiều du khách khi đến với nơi đây. Cùng 52Hz khám phá nên ăn gì ở Sài Gòn và ghi chú lại trong chuyến hành trình du lịch Sài Gòn của mình để trải nghiệm nhiều hơn nhé!
Ăn gì ở Sài Gòn – Top 15+ những món ăn ngon nhất định phải thử
Bánh mì Sài Gòn
Bánh mì là món ăn không còn xa lạ đối với người Việt Nam nói chung và cả bạn bè quốc tế nói riêng khi đến du lịch tại Việt Nam. Bánh mì được xem như món ăn quốc dân của Việt Nam bởi sự kết hợp thú vị giữa các nguyên liệu và độc đáo khi phân tầng theo từng vùng miền.
Mặc dù không thể biết được nguồn gốc ra đời như nào nhưng không thể phủ nhận đây là một trong những món ăn đường phố được đánh giá cao trên thế giới và không thể thiếu trong danh sách giới thiệu nên ăn gì ở Sài Gòn. Bánh mì du nhập vào Việt Nam vào những năm 1859 và xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn, sau đó mới lan truyền ra nhiều khu vực lân cận khác nhau trên toàn quốc và từng vùng miền.
Tiếng giòn rộp rộp khi cắn vào, sự nóng hổi của ổ bánh mì nướng giòn tươm ra sự béo ngậy và đầy đủ gia vị của các nguyên liệu kết hợp lại, thật sự là một điều tuyệt vời không thể diễn tả bằng câu chữ. Một chiếc bánh mì đầy ắp thịt, trứng, chả, pate, rau hành, nem chua, nước chang… sẽ lấp đầy năng lượng cho bạn.
Bánh mì dường như xuất hiện ở tất cả cung đường tại Sài Gòn, thật không hề khó để tìm mua món này. Với nhiều mức giá khác nhau trên thị trường nhưng dường như người thưởng thức luôn cảm thấy hài lòng với sự chất lượng song kèm với các thương hiệu nổi tiếng như: Như Lan, Huynh Hoa…
Giá một ổ bánh mì dao động từ 15.000đ đến 60.000đ. Trải nghiệm thử một ổ bánh mì nóng giòn vào sớm Sài Gòn cùng ly cà phê sữa nhé!
Cơm tấm Sài Gòn
Cơm tấm Sài Gòn trở thành cơn sốt vào những năm 1975 đến nay và dường như vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. Nếu hỏi một du khách nào đó hay hỏi những đứa con Sài Gòn xa quê về Sài Gòn ăn gì, nên ăn gì ở Sài Gòn? Thật, những câu trả lời sẽ luôn là một đĩa cơm tấm sườn bì chả và một chén mắm kẹo chang cơm. Và dần từ đó, món cơm tấm đã thành món ăn đặc trưng lâu đời của đất Sài Gòn.
Nhiều người đã ăn cơm tấm để thay thế các bữa chính trong ngày. Các hàng cơm tấm tuy mở bán vào buổi sáng nhưng cũng rất đắt khách đến ăn và thường phù hợp cho những người bận rộn, công việc dày đặc trong một ngày nhưng vẫn giàu dinh dưỡng trong một buổi.
Chạy quanh các con đường Sài Gòn hay ghé vào một con hẻm, suy nghĩ nên ăn gì ở Sài Gòn, bạn sẽ thấy có nhiều hoặc rất nhiều quán cơm tấm, cơm sườn… khách ăn luôn nườm nượp ra vào. Thật sự, nếu bạn xa Sài Gòn, có thể bạn sẽ thấy mùi sườn nướng quanh các quận đôi khi lại là mùi đặc trưng của nơi đây.
Cơm tấm có nhiều nguyên liệu, ban đầu là sườn bì chả trứng ốp la nhưng dần sau này khi việc giao thoa ẩm thực diễn ra mạnh mẽ thì các món ăn cũng đã được thêm nhiều hơn và thay đổi nhiều hơn để hợp với khẩu vị của khách hàng. Sườn được tẩm ướp gia vị đặc trưng ăn kèm với cơm và các đồ ăn kèm, rau với chén mắm kẹo. Một đĩa dao động khoảng 25.000đ đến 70.000đ. Đến Sài Gòn có thể quên ăn món gì đó nhưng đừng quên đĩa cơm tấm nhé!
Xem Thêm: 6 hạng mục tại Đền Bến Dược mà du khách không nên bỏ qua
Xôi Sài Gòn
Xôi Sài Gòn với các loại ăn kèm trứng, lạp xưởng, pate, dăm bông, con ruốc… là món ăn đặc trưng vào mỗi buổi sáng đối với người dân ở đây. Hay nếu như hỏi các bạn học sinh đến trường hằng ngày lựa chọn ăn gì ở Sài Gòn vào buổi sáng để vừa ngon mà vẫn có đủ năng lượng trong một ngày học thì dĩ nhiên, đó là xôi. Các món được chế biến từ lúa gạo dường như vẫn giữ vị trí khá đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đứng top trong các món ăn truyền thống của Việt Nam, xôi được xem như là một món ăn vừa nhanh, tiện lợi, đơn giản, giá cả bình ổn và đầy đủ gia vị kích thích vị giác của người thưởng thức.
Xôi Sài Gòn lại rất đặc biệt, tỏa ngát hương thơm nếp cả một góc đường với nồi xôi đầy đủ màu sắc. Đó là sắc xanh của lá dứa, tím của lá nếp cẩm, đỏ của gấc, vàng của nghệ, xanh dương của hoa đậu biếc hay màu trắng của nếp nguyên thủy. Hay các gói xôi đầy ắp các món ăn kèm như trứng, há cảo chiên, gà, thịt, chả, lạp xưởng… Một phần xôi dao động giá khoảng 15.000đ đến 40.000đ.
Ốc Sài Gòn
Ốc Sài Gòn là món quà ăn vặt tối ngon ở Sài Gòn không thể không nhắc đến khi ai đó hỏi ăn gì ở Sài Gòn vào buổi tối nhỉ? Ốc được coi là món ăn vặt nổi tiếng của người Sài thành và bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ốc trên bất kỳ con đường nào. Ốc ở đây đặc biệt về độ tươi ngon vì các vùng lân cận Sài Gòn là các huyện, thành phố hải sản như Cần Giờ, Vũng Tàu…
Có rất nhiều loại ốc được phục vụ như ốc hương, ốc móng tay, sò huyết, hàu sữa… và đặc biệt các loại thực phẩm đều được lựa chọn khắt khe để phục vụ khách hàng. Các món đa dạng về khâu chế biến, và luôn có mặt trong danh sách các bữa tiệc của dân Sài Gòn hay du khách ghé về Sài Gòn du lịch.
Các món ốc sẽ dao động từ 35.000đ đến 70.000đ một phần và thực sự để ăn thỏa thích trong một nhóm bạn thì chỉ tốn khoảng 100.000đ một người thì đã có thể thưởng thức nhiều loại ốc.
Mì trộn Sài Gòn
Mì trộn cũng là một món ăn được lựa chọn rất nhiều để thay thế các bữa chính hay các bữa ăn xế tại Sài Gòn. Mì trộn được xem là món ăn yêu thích của tín đồ ăn vặt. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra món ăn rất cầu kỳ trong khâu chế biến và lựa chọn các nguyên liệu để kết hợp nên một món ăn.
Sợi mì được nấu không quá mềm để giữ được sự dai giòn nguyên bản, nước sốt mỗi quán sẽ có mỗi công thức khác nhau nhưng mười phân vẹn mười, vẫn không thể chê được. Ngoài ra các thức ăn kèm cũng làm cho món ăn trở nên béo ngậy hơn như trứng lòng đào, thịt gà, hải sản, tóp mỡ, bánh tráng… Một phần mì trộn giá dao động mức 25.000đ đến 50.000đ.
Mì Hoành thánh Sài Gòn
Mì hoành thánh là món của người Hoa, du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1930, dần biến đổi qua nhiều giai đoạn nên đã có sự khác biệt trong chế biến và khẩu vị cũng thay đổi. Nên nếu bạn đang tự hỏi nên ăn gì ở Sài Gòn nhưng muốn thưởng thức được hương vị truyền thống thì khuyến khích bạn nên đến những khu gốc của người Hoa.
Mì hoành thánh hay còn gọi là hồn đồn, hoành thánh hay vằn thắn. Trong một tô mì hoành thánh có hoành thánh, thịt nạc, tôm tươi, xá xíu, gan lợn, nấm hương… với nước dùng được ninh từ xương gà và các loại gia vị gia truyền của người Hoa. Một tô mì hoành thánh giá dao động khoảng 30.000đ đến 60.000đ
Hủ tiếu Sài Gòn
Hủ tiếu là món ăn bình dân rất phổ biến mà cũng rất tiện lợi ở Sài thành này. Hủ tíu có hai loại hủ tíu khô và hủ tíu nước, ngoài ra có thể ăn vắt mì, nui, mì tươi, bánh canh… thay sợi hủ tíu. Nhưng có lẽ người dân Sài Gòn thích ăn hủ tíu khô hơn và ăn vắt mì hơn, nhưng thật sự bạn nên thử cả hai để thấy được ngon khó cưỡng của mỗi món ăn. Lựa chọn ăn gì ở Sài Gòn về đêm mà vừa bình dân lại rẻ, mà còn tiện lợi thì hủ tiếu là một lựa chọn tuyệt vời mà còn ấm bụng.
Các quán hủ tíu ven đường rất nhiều và rất đông khách ra vào, tấp nập. Có nhiều loại thức ăn ăn kèm như thịt heo, nội tạng heo, hải sản, trứng cút… Một tô hủ tíu dao động mức 20.000đ đến 50.000đ để thưởng thức.
Bún riêu Sài Gòn
Thiên đường ẩm thực Sài thành có nhiều món ăn đặc trưng đến nỗi đôi khi chúng ta lại lăn tăn nên ăn gì ở Sài Gòn hôm nay thì một tô bún riêu đầy ụ topping là một lựa chọn hoàn hảo. Bún riêu là món ăn dân dã mang hương vị đồng quê miền Tây. Tuy nhiên, bún riêu Sài Gòn thực sự rất khác biệt với các nơi khác, hương vị các vùng miền kết hợp với nhau tạo nên một sự đặc biệt khó cưỡng.
Ở Sài Gòn thường những người nấu bún riêu tạo riêu của bằng cua đồng, có khi là cua biển hoặc tôm rồi kết hợp với trứng, thịt băm, đậu hũ…. Bún riêu cũng là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được biết đến rất rộng rãi trong nước và quốc tế.
Một tô bún riêu đặc trưng sẽ bao gồm đậu hũ chiên, riêu cua, chả, ốc với nước dùng thơm ngọt vị cua, cà chua mặn mặn ngọt ngọt chua chua cuốn hút vị giác người thưởng thức. Khi ăn thường thêm một ít mắm tôm để tăng thêm hương vị đậm đà kèm thêm vị chua thanh của chanh.
Những hàng quán bún riêu cũng rất nhiều và dễ tìm trên đường phố của Việt Nam. Ngoài ra còn có loại như bún riêu ốc, đây là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Một phần bún riêu có mức giá dao động khoảng 20.000đ đến 60.000đ.
Lẩu Thái Sài Gòn
Lẩu Thái, với tên gọi cũng có thể biết đây là món ăn được du nhập từ Thái Lan vào Việt Nam và mang đậm hương vị chua ngọt cay đặc trưng của thức ăn Thái. Nếu để lựa chọn đi ăn gì ở Sài Gòn vừa có giá bình dân mà vẫn no nê, ngon miệng thì có lẽ giới trẻ Sài thành hay lựa chọn lẩu Thái. Lẩu Thái từ xưa đến nay được nhiều người ưa chuộng bởi cái vị chua cay của nó. Nhưng đồng thời khi du nhập vào Việt Nam, thì dần lẩu Thái có hương vị khá giống canh chua của miền Tây, pha chút ngọt ngọt.
Các vị sả, ớt, sa tế, lá chanh hương nồng cùng hòa quyện với nhau với vị chua của me hoặc nước cốt, ăn kèm là rau tươi, hải sản đắm trong nước lẩu đậm đà thật sự cuốn hút trong một buổi ăn uống. Ngoài ra, ngày nay cũng xuất hiện nhiều món lẩu mang hương vị lẩu thái nhưng thức ăn kèm cũng khác và đều thu hút được đa dạng các loại khách hàng.
Một phần lẩu Thái sẽ bao gồm nước lẩu, rau tươi, bún, mắm ớt, cá hoặc các loại thức ăn ăn kèm sẽ dao động với mức giá khoảng 69.000đ đến 250.000đ.
Bột chiên Sài Gòn
Bột chiên là một món ăn ở Sài Gòn có thể nói là lạ nhất, đặc biệt nhất. Món ăn không thể chế biến sẵn mà chỉ khi khách hàng gọi thì mới có thể chế biến được. Bột chiên được xem là món ăn huyền thoại tuổi thơ của nhiều người, chiếm được đông đảo sự yêu thích của người Sài Gòn và các du khách khi ghé thăm nơi này và tìm một sự độc đáo với câu hỏi ăn gì ở Sài Gòn nhưng phải độc lạ mà ít nơi nào có.
Bột chiên chỉ là một món ăn bình dân, dễ ăn dễ mua và cũng dễ tìm bất cứ nơi nào, giá cả cũng hợp lý để thưởng thức, là món ăn đường phố rất quen thuộc đối với các bạn học sinh sinh viên. Cắn một miếng bạn sẽ cảm nhận được ngay sự giòn giòn dai dai của bột nếp chiên lên. Người chế biến sẽ chiên bột thêm trứng gà, tỏi, hành lá thái nhỏ và thức ăn kèm là đu đủ ngâm chua hoặc một vài gỏi đồ chua thêm phần nước tương pha sa tế cay nồng.
Mỗi xe bột chiên sẽ có mỗi công thức pha nước chấm riêng nhưng đều sẽ pha bằng nước tương. Các xe bột chiên ở khắp nẻo đường của đất Sài thành, rất dễ tìm thấy và thưởng thức. Đây được xem như một thức ăn bình dân tại nơi đây và cũng được lựa chọn rất nhiều. Một phần bột chiên có giá dao động khoảng 15.000đ đến 30.000đ.
Bún bò Sài Gòn
Đến Sài Gòn là nơi không cần phải đắn đo hôm nay ăn gì ở Sài Gòn nhỉ? Một phần bún bò Sài Gòn hay còn được gọi với cái tên nghe khó hiểu là bún bò Huế Sài Gòn. Bún bò vốn là món ăn đặc sản của Huế, nhưng khi được du nhập vào Sài Gòn, khẩu vị cũng có thay đổi và hương vị cũng đậm đà thu hút nhiều người hơn.
Ở Sài Gòn bún bò được yêu thích rất nhiều và được chọn làm món ăn sử dụng trong các buổi ăn chính. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo cùng với nước dùng có màu đỏ đỏ đặc trưng của gia vị. Dầu màu hạt điều và ruốc tỏa hương thơm cùng các loại gia vị gia truyền đặc trưng, hương sả bay lên nồng cả một quán ăn vị thơm đặc trưng.
Có thể thưởng thức nhiều loại bún bò như: bò tái, bò gân, nạm, sụn, xương ống… với hương vị đậm đà thơm ngậy của nước hầm xương được ninh trong vòng nhiều tiếng đồng hồ. Một tô bún bò đúng nghĩa thì thật sự không thể thiếu nước mắm ớt xắt cay cay tê tê đầu lưỡi của người thưởng thức. Đây là mắm ớt đặc trưng của người miền Trung.
Tuy nhiên cũng có thể thấy, dù là giao thoa qua nhiều vùng miền khác nhau và được cách tân hằng ngày để phù hợp với khẩu vị của nhiều nơi thì bún bò vẫn giữ lại không ít các hương vị truyền thống của chính món ăn. Một phần bún bò có giá thường dao động khoảng 25.000đ đến 70.000đ
Xem Thêm: Top 10 Bãi Biển Gần Sài Gòn Không Thể Bỏ Qua Vào Cuối Tuần
Bánh canh Sài Gòn
Bánh canh ở các vùng miền có nhiều cách nấu khác nhau và các nguyên liệu khác nhau để tạo nên một tô bánh canh đặc trưng Sài Gòn. Bánh canh ở Sài Gòn thường sệt nước hơn, có nơi đặc sệt lại và được ăn đa phần là với các loại hải sản đặc biệt như cua, càng cua hay các loại cua thịt, cua gạch… Vì vậy mà bánh canh ở Sài Gòn đôi khi lại có giá khá cao, nhưng tiền nào của nấy nhỉ!
Nguyên liệu chính của các món bánh canh là bột mì, bột gạo, bột sắn, dường như ít có nơi nào làm bột lọc như đặc sản của vùng miền Trung Đà Nẵng, Huế. Hiện nay thì đa số các quán ăn họ sẽ tự chế biến sợi bánh canh tại gia hoặc các nhà máy nhỏ gia đình, thành phẩm được tạo ra cũng sẽ tiết kiệm hơn mà nhu cầu người tiêu dùng cũng sẽ được đáp ứng cao nhất. Một tô bánh canh thơm ngon với nước dùng sền sệt, các sợi bún to, dài đi kèm với các món ăn kèm như tôm lột, cua lột, thịt càng cua, thịt heo nạc, chả cá…
Cũng như các món ăn đặc sản của Sài Gòn, bánh canh nổi tiếng đến nỗi bạn có thể tìm ở bất cứ cung đường hoặc con hẻm nào để thưởng thức. Đây là món ăn đặc trưng mà bạn không nên bỏ lỡ trong danh sách ăn gì ở Sài Gòn của mình trong chuyến du lịch này. Một tô bánh canh giá dao động mức 30.000đ đến 100.000đ, có những tô lên đến 300.000đ hay cả 1.000.000đ.
Bún mắm Sài Gòn
Nên ăn gì ở Sài Gòn mà vẫn thưởng thức được trọn hương vị của miền Tây Nam Bộ nhỉ, bún mắm Sài Gòn, một đặc sản của người dân vùng Tây Nam Bộ. Bún mắm được lan truyền rồi du nhập vào Sài Gòn và dần trở thành món ăn đặc trưng mà người xa quê nào cũng muốn thưởng thức để đỡ nhớ quê nhà khi tha hương cầu thực. Dần sau đó mà bún mắm cũng đã trở thành món ăn mà khách du lịch phương xa đều ghé đến và thử một lần khi du lịch Sài Gòn hoặc các vùng miền Tây.
Bún mắm mang một hương vị rất đặc trưng mà ít nơi nào có được, có mùi thơm đậm đà và lôi cuốn người dùng. Nước dùng của bún mắm được làm từ mắm cá linh, mắm cá sặc và các loại gia vị đặc trưng được dùng chung với bún. Ngoài ra người ăn còn cho thêm các loại rau, đặc biệt là các loại rau nước đặc trưng của miền Tây để tăng hương vị món ăn như bông súng…
Hòa quyện cùng các thức ăn kèm như tôm, mực, cá lóc, rau đắng, bông súng, heo quay hay chút cà tím… nước dùng nóng bùng, hương thơm dậy mùi làm món ăn thêm đậm đà và chất dân dã vẫn giữ nguyên vẹn. Một phần bún mắm thường có giá dao động khoảng 35.000đ đến 60.000đ
Miến măng gà Sài Gòn
Miến măng gà hay còn được biết với cái tên là miến gà, đây là một món ăn bình dân của người Sài Gòn ngày nay, có thể xem nó giống như phở Hà Nội của người Hà Nội. Lựa chọn ăn gì ở Sài Gòn mà bình dân để thưởng thức được hết những nét đời thường của cuộc sống người dân ở đây thì thật sự đừng bỏ qua miến măng gà nhé. Nước dùng của miến gà được ninh xương và các loại rau củ quả tạo nên sự ngọt thanh, với sợi miến mềm dai và thịt gà dai ngon ngọt, tất cả đã tạo nên một tô miến đặc trưng hương vị tại nơi đây.
Món miến măng gà thường được ăn kèm với thịt gà, xương gà, nội tạng gà hay có một vài nơi sẽ ăn với mọc hoặc xương heo. Tuy nhiên, điều đặc biệt của món ăn này có lẽ là nước mắm gừng tỏi ớt mà ngon hay dở là ở tay người đầu bếp. Hương thơm của gừng cùng nước mắm ngọt ngọt cũng là sự đặc trưng của món miến này.
Giá của một phần miến măng gà sẽ dao động khoảng 25.000đ đến 40.000đ
Mì Quảng Sài Gòn
Mì Quảng, với tên gọi thì cũng đã biết xuất xứ của món này là của nơi đất Quảng Nam, một món ăn nổi tiếng mà bất cứ khách du lịch nào khi ghé Quảng Nam đều sẽ thưởng thức qua. Sau quá trình thời gian giao thoa và du nhập thì mì Quảng Sài Gòn ngày nay cũng đã có nhiều điểm khác biệt so với một tô mì Quảng nguyên gốc.
Tuy nhiên, vẫn không thể chê vào đâu được hương vị của món ăn này. Bởi sự giao thoa du nhập cải tiến hay học hỏi thì mục đích cũng là để cho món ăn được ngon hơn và thu hút du khách nhiều hơn. Vì vậy mà nhiều du khách mặc dù ghé Sài Gòn nhưng vẫn cho mì Quảng vào danh sách ăn gì ở Sài Gòn để có thể thưởng thức được những hương vị mới hơn.
Một tô mì Quảng đầy đủ sẽ bao gồm sợi mì và các loại thức ăn ăn kèm. Có nhiều loại mì Quảng: mì Quảng gà, mì Quảng tôm thịt, mì Quảng ếch, mì Quảng cá… Và rau ăn kèm cũng là một đặc trưng. Một tô mì Quảng nếu không có rau cải con và bắp chuối ăn kèm thì thật sự là một thiếu sót và dường như làm mất đi sự ngon miệng của một tô mì Quảng.
Ngoài ra, ớt rim ngọt ngọt cay cay của người Quảng cũng là một sự kết hợp đặc trưng, kèm theo đó là một chén mắm ớt thái lát to và vắt thêm một miếng chanh. Thật sự, chỉ cần ăn một đũa mì là cả một vùng đất Quảng hiện ra hay cả một phố cổ Hội An ngày nắng đẹp như đang lùa qua trước mắt.
Một tô mì Quảng có giá dao động khoảng 30.000đ đến 60.000đ
Top 10+ địa chỉ gợi ý món ăn ngon Sài Gòn bạn không thể bỏ qua
Bánh canh cua Út Lệ
-
Địa chỉ: 204 – 210 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 17h00 – 21h00
-
Giá: 35.000đ – 50.000đ
Bánh canh cua Út Lệ dường như giờ nào cũng luôn đông khách và nhộn nhịp người ra vào tại quán. Một phần thập cẩm có đủ như thịt, trứng cút, trứng cá, cua, huyết quyện với nước dùng sền sệt và vị ngọt thanh làm nên một tô bánh canh cua thật sự nao nức người thưởng thức.
Ốc Hòa Sài Gòn
-
Địa chỉ: 195/25 Trần Văn Đang, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 16h00 – 01h00
-
Giá: 30.000đ – 40.000đ
Ốc Hòa Sài Gòn có tiếng gần xa tại nơi đất Sài Thành này, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều món ốc với đa dạng hương vị hơn. Đây là nơi lý tưởng để thưởng thức các món ốc, hàu, nghêu….
Bánh canh Mạ Tôi
-
Địa chỉ: Số 86 Đường Vạn Kiếp, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 15h00 – 21h00
-
Giá: 30.000đ – 50.000đ
Một phần bánh canh giò heo tại Bánh canh Mạ Tôi khá đầy đặn với nhiều các món ăn kèm như trứng cút, thịt cua tôm, huyết, chả, giò heo… Đây là một quán ăn được nhiều người dân Sài Gòn ưa thích một phần là nhờ sự độc đáo của sợi bánh canh làm từ bột gạo to dày và rất hấp dẫn.
Bún Thái kiểu Hồng Kông
-
Địa chỉ: Lô E chung cư Ấn Quang, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 7h30 – 13h30
-
Giá: 40.000đ – 50.000đ
Bún Thái kiểu Hồng Kông là một phiên bản sáng tạo của bún Thái tại chợ bà Hạt. Với những nguyên liệu đầy đủ và hấp dẫn, tất cả đều được đánh giá rất tươi ngon và được ưa chuộng bởi nhiều thực khách khi đến đây thưởng thức. Đặc trưng tại sao lại có tên gọi như vậy là vì nước dùng được chế biến theo vị chua ngọt của lẩu Hồng Kông.
Bánh mì Cẩm Hường
-
Địa chỉ: 1118B Đường Nguyễn Thần Hiến, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 15h00 – 23h00
-
Giá: 20.000đ – 30.000đ
Xe Bánh mì Cẩm Hường nổi tiếng với món bánh mì sườn sụn được cho ú nu thịt sườn. Sườn là sườn non nên rất mềm và ngọt, được ướp đậm đà vừa miệng, thịt không bị khô. Nhiều thực khách chia sẻ rằng ăn xong nhưng vẫn còn cảm giác thèm thòm, chua chua ngọt ngọt giòn giòn thật sự rất bắt miệng.
Hệ thống mì Quảng ở Sài Gòn – Mỹ Sơn
-
Địa chỉ: 38B Đường Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 6h30 – 22h00
-
Giá: 30.000đ – 55.000đ
Mì Quảng Sài Gòn – Mỹ Sơn sẽ mang cho bạn một không gian ấm cúng, nhẹ nhàng cùng với các món ăn mang đậm hương vị của đất Quảng Nam. Nếu là một tín đồ của mì Quảng, nhất định nên ghé thử Mỹ Sơn nhé.
Bún bò cô Hà
-
Địa chỉ: Đầu hẻm 616 đường Cách Mạng tháng Tám, Phường 11, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 6h00 – 11h00
-
Giá: 30.000đ đến 45.000đ
Bún bò cô Hà đã bán được 30 năm và thu hút rất nhiều khách hàng đến ăn. Một phần ăn bao gồm có nạm, giò, chả, gân ăn giòn giòn với nước dùng thơm đậm vị.
Hủ tiếu Nam Vang Lý Kai Quán
-
Địa chỉ: 78 Đường 39, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 6h00 – 22h00
-
Giá: 35.000đ – 75.000đ
Hủ tiếu Nam Vang Lý Kai Quán là nơi đặc sản của món hủ tiếu Nam Vang mà nhiều thực khách tìm đến. Một tô đầy đủ độ ngon sẽ bao gồm sự dai béo của sợi hủ tiếu, ngọt thanh của nước dùng và các thức ăn đi kèm tại quán.
Bún miến vịt Lê Văn Sỹ
-
Địa chỉ: 281/26/7 đường Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 13h00 – 22h00
-
Giá: 35.000đ – 70.000đ
Bún miến vịt Lê Văn Sỹ nhận được rất nhiều sự ủng hộ của nhiều thực khách khi ghé Sài thành và là quán quen của rất nhiều blogger ăn uống trên các nền tảng trang mạng xã hội.
Bún mắm 144
-
Địa chỉ: 144 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
-
Thời gian mở cửa: 8h00 – 21h00
-
Giá: 65.000đ – 75.000đ
Bún mắm 144 với thâm niên 20 năm rất nổi tiếng và thu hút nhiều thực khách. Có lẽ là do nước dùng hấp dẫn với các mùi vị đặc trưng kết hợp với tôm thịt tạo cho khách hàng cảm giác hài hòa của các loại gia vị mà khó có thể bỏ qua khi ghé lại nơi đây hay cảm giác thèm một tô bún mắm đặc biệt.
52Hz tụi mình đã cùng bạn điểm qua danh sách ăn gì ở Sài Gòn với hơn 15 món ăn thơm ngon hấp dẫn. Các món ăn Sài Gòn thật sự không khó để cho bạn nhiều sự trải nghiệm, người Sài Gòn cũng rất hào phóng khi đón tiếp các đoàn khách du lịch hằng năm ghé đến và thưởng thức đặc sản tại thành phố. Còn bây giờ hãy cùng ghé Sài Gòn và ăn sập Sài Gòn nhé!
Xem Thêm: Top 15+ Khu du lịch sinh thái gần Sài Gòn để nghỉ dưỡng cuối tuần
Rate this post