Ăn gì bổ máu? Điểm danh các món ăn bổ máu, tăng cường sức khỏe

Thiếu máu gây nên các hiện tượng cơ thể mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Vậy ăn gì bổ máu? Hãy tham khảo các món ăn bổ máu dưới đây để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và tốt cho sức khỏe nhé!

Ăn gì để bổ sung máu?

Các loại trứng, thịt đỏ, hải sản, hoa quả, rau xanh… chính là những thức ăn bổ máu có chứa hàm lượng chất sắt cao mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. 

Thịt bò chế biến được các món ăn bổ máu

Hướng dẫn cách làm món bông thiên lý xào thịt bò

Ăn gì bổ máu? Thịt bò luôn là ưu tiên số 1 cho câu hỏi này. Cứ trong 100g thịt bò có đến 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết. Mà sắt lại là một thành phần quan trọng của các tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi cơ thể. Vì thế trong chế độ dinh dưỡng của người thiếu máu nên lựa chọn thịt bò thăn vừa giúp bổ máu, lại vừa ít chất béo tốt cho sức khỏe và cân nặng.

Trứng gà – Loại thức ăn bổ máu cần thiết cho người thiếu máu

Món trứng chiên cuộn tôm hấp

Tương đương với các loại thịt, trứng gà cũng chứa một lượng các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Những thành phần dinh dưỡng này của trứng gà mang đến hàng loại lợi ích sức khỏe tuyệt vời, trong đó có bổ máu. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt. Hãy bổ sung các món ăn bổ máu từ trứng vào bữa ăn hàng ngày để có thể hỗ trợ, giảm tình trạng thiếu máu.

Giảm thiếu máu với các món ăn bổ máu từ hải sản

Hướng dẫn cách làm món tôm rim ngon tại nhà

Các loại hải sản có chứa lượng chất sắt lớn phải kể đến như: tôm, cua, cá thu, cá hồi, sò, hàu… Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt; 100g cua biển có tới 3,8mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt… Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu. Vì vậy, có nhiều các món ăn bổ máu được chế biến từ hải sản.

Thức ăn bổ máu với khoai tây

Ăn khoai tây bổ máu

Khoai tây là một loại thực phẩm có tác dụng bổ sung chất sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua khoai tây để chế biến thành các món ăn bổ máu vô cùng có lợi cho sức khỏe. Nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc… và hạn chế dùng khoai tây rán có hại cho sức khỏe do nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu.

Ăn gì bổ máu: Bí ngô

Chuẩn bị nguyên liệu là bí đỏ và hạt sen

Nhắc đến việc ăn gì để bổ máu, không thể không nhắc đến bí ngô. Không những là loại thực phẩm chứa nhiều sắt mà bí ngô còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: các axit amin, kẽm, canxi, protein thực vật, carotene… Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. Mỗi 100g hạt bí ngô có khoảng 15mg sắt. Bí ngô nên dùng thường xuyên để làm các món ăn bổ máu cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy…

Thức ăn bổ máu từ các loại rau xanh đậm

rau mồng tơi bổ máu

Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều vitamin A, K, C và đặc biệt là chất sắt. Những thực phẩm  như rau bi na, bông cải xanh, cải bó xôi… luôn có mặt trong danh sách thức ăn bổ máu. Bạn có thể chế biến được nhiều món ăn bổ máu từ các loại rau xanh như salad, nấu canh, luộc, xào….

Các loại đỗ – Lựa chọn cho “Ăn gì bổ máu”

các loại đậu

Các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương, đỗ đỏ… là những thực phẩm có hàm lượng chất sắt tương đối cao cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu rất hiệu quả. Không những vậy các molypden có trong chứa nhiều trong đỗ còn là chất giúp hấp thụ sắt một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong các loại đỗ cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỷ lệ chất axit phytic bạn cần nhớ ngâm đỗ vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến các món ăn bổ máu.

Các quả mọng cần thiết cho người thiếu máu

quả dâu tây

Nếu ai đó hỏi thiếu máu ăn hoa quả gì? Thì chắc chắn câu trả lời sẽ là quả nho. Trong quả nho có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bổ máu như canxi, các loại vitamin phốt pho, sắt… Hơn nữa, nho còn chứa chất chống oxy hóa giúp thải độc tố trong cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, một số loại trái cây như táo hay mận đều là những thực phẩm vô cùng tốt cho quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.

Gan động vật giàu sắt

Pate gan gà

Các loại thức ăn chứa đạm và sắt là những món ăn bổ máu vô cùng cần thiết cho người thiếu máu. Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g gan lợn có 12mg sắt, 100g gan gà có 10mg sắt và 100g gan bò có 6,5mg sắt. Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn.

Lưu ý khi sử dụng những thức ăn bổ máu

– Không nên ăn những món ăn bổ máu cùng lúc với các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng khác gây ức chế sắt, làm giảm sự hấp thụ sắt như: sữa (có canxi), ngũ cốc (có phytates),  đậu nành và rau chân vịt (có oxalate).

– Hạn chế sử dụng thuốc lá, tốt nhất là không sử dụng thuốc lá để tránh lượng vitamin được dùng để hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác sẽ bị giảm đi.

– Để nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, không uống cà phê hay trà khi ăn vì chúng chứa các polyphenol làm cản trở quá trình hấp thu sắt. 

– Nên sử dụng thức ăn bổ máu với những thực phẩm giàu vitamin C (bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, quýt, cà chua…) và thực phẩm có nhiều protein, đặc biệt là protein động vật để tăng cường hấp thu sắt.

An tâm ngồi nhà đi chợ mỗi ngày với ứng dụng VinID

Để mua được các loại thức ăn bổ máu đảm bảo chất lượng một cách nhanh nhất, bạn có thể đặt mua online qua app VinID. Chỉ cần tải ứng dụng VinID về điện thoại rồi sử dụng tính năng “Mua sắm” theo hướng dẫn chi tiết trên ứng dụng là bạn đã có thể dễ dàng chọn mua online thịt bò, hải sản, rau xanh, trứng,… để thực hiện các món ăn bổ máu ngay tại nhà. Nhanh tay “Mua sắm” online chọn thực phẩm và được giao tận nhà ngay trong ngày thôi!

Qua bài viết trên đây thì các bạn đã biết ăn gì bổ máu rồi đúng không nào? Tuyệt vời hơn là bạn đã trang bị thêm cho mình một cách đi chợ tiện lợi và nhanh chóng hơn. Chia sẻ với bạn bè, người thân và cùng trải nghiệm “Mua sắm” trên app VinID ngay nhé!

MỞ APP VINID – ĐI CHỢ ONLINE

Xem thêm bài viết liên quan:

Gạo lứt có giảm cân không? Cách ăn gạo lứt giảm cân tốt nhất

Uống sữa bí đỏ nhiều có tốt không. Cách làm sữa bí đỏ tăng cân cho người gầy