Ăn bánh tráng có mập không? Cách món ngon từ bánh không gây béo
Bánh tráng là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Từ bánh tráng, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, từ món ăn chính cho đến các món ăn vặt đường phố. Vậy ăn bánh tráng có mập không? Điều bạn quan tâm sẽ được giải đáp qua bài viết chi tiết này.
Nội Dung Chính
Thành phần dinh dưỡng có trong bánh tráng
Trước khi trả lời câu hỏi: “Ăn bánh tráng có mập không”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng có trong món ăn này.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g bánh tráng
Bánh tráng là thực phẩm được làm từ hỗn hợp bột gạo tráng mỏng rồi đem phơi khô. Món bánh tráng thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác. Trong đó, hai cách chế biến phổ biến nhất đó là nướng giòn hoặc nhúng nước bánh tráng để cuốn cùng các nguyên liệu khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu chỉ tính riêng bánh tráng thì cứ 100g bánh sẽ chứa các chất sau:
-
Chất đạm: 4g
-
Tinh bột: 78,9g
-
Chất béo: 200mg
-
Chất xơ: 500mg
-
Khoáng chất: 20 mg canxi, 30mcg sắt, 65mg phốt pho
Với phần lớn thành phần là tinh bột, 100g bánh tráng “nguyên chất” cung cấp khoảng 333 calo. Đây là mức năng lượng khá cao, nhưng trên thực tế không ai ăn cùng lúc 100g bánh tráng.
Thành phần dinh dưỡng của bánh tráng trộn
Như đã nói, bánh tráng thường được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến cho những món ăn khác. Trong đó, chúng ta cần phải kể đến là món bánh tráng trộn. Đây là món ăn vặt phổ biến được yêu thích bởi giới trẻ. Món này được chế biến bằng cách trộn bánh tráng với các nguyên liệu khác như trứng cút, xoài xanh, bò khô, mực khô, hành, các loại gia vị,… Công thức làm bánh tráng trộn ra sao còn tùy vào từng quán.
Nhìn chung, mỗi nơi sẽ chế biến món bánh tráng trộn từ các nguyên liệu có sự khác biệt nhất định. Tuy vậy, tính trung bình thì 100g bánh tráng trộn sẽ cung cấp:
-
Chất đạm: 7,7g
-
Tinh bột: 28,6g
-
Chất xơ: 1,5g
-
Chất béo: 13,9g
-
Các loại vitamin và khoáng chất
Tổng cộng là khoảng 260 – 280 calo. Mức năng lượng này không cao mà cũng không thấp. Tuy vậy, nếu ăn quá nhiều bánh tráng trộn thì bạn có thể gặp phải tình trạng hấp thụ quá nhiều calo gây tăng cân.
Thành phần dinh dưỡng của bánh tráng nướng
Ngoài nướng với mè để làm bánh đa, bánh tráng cuốn có thể kết hợp cùng các nguyên liệu khác như pate, trứng cút, tôm khô,… đem nướng trên lửa cho đến khi có độ giòn. Giống như bánh tráng trộn, công thức làm bánh tráng nướng không cố định mà được biến tấu tùy theo người làm.
Ăn bánh tráng có mập không?
Việc ăn bánh tráng có mập không sẽ tùy thuộc nhiều vào loại bánh tráng mà bạn đã ăn như:
Bánh tráng trắng
Nếu ăn cùng lúc 100g bánh tráng, bạn sẽ hấp thụ đến 333 calo. Tuy nhiên, trên thực tế là chỉ cần ăn vài miếng bánh tráng kèm với những thức ăn khác là cũng đủ để có được cảm giác no bụng. Do đó, bạn không bị tăng cân nếu chỉ ăn bánh tráng.
Tham khảo thêm cách tính calo in và calo out đơn giản khi bạn muốn ăn bánh tráng, giúp bạn kiểm soát được lượng calo bạn nhập vào.
Bánh tráng gạo lứt
Cách chế biến của bánh tráng gạo lứt cũng tương tự với bánh tráng trắng. tuy nhiên, thay vì dùng gạo thường thì chúng ta thay nguyên liệu thành gạo lứt. Theo các chuyên gia, 100g bánh tráng gạo lứt chỉ mang đến khoảng 240 – 300 calo thấp hơn so với bánh tráng trắng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc ăn bánh tráng gạo lứt không khiến cho bạn tăng cân.
Bánh tráng nướng thập cẩm
Không chỉ rắc mè, nhiều nơi còn nướng bánh tráng cùng các nguyên liệu khác. Một số nguyên liệu được dùng để làm bánh tráng nướng cần kể đến là: trứng cút, xúc xích, bò khô, xoài xanh, phô mai, gà xé,… Những nguyên liệu đi kèm này thường có lượng calo khá lớn. Trung bình, mỗi chiếc bánh tráng nướng chứa đến 300 – 360 calo. Nếu bạn không muốn mập lên thì hãy hạn chế ăn món này.
Bánh tráng mè nướng
Nướng bánh tráng sau khi rắc mè lên là một cách để tạo nên một món ăn thơm ngon không chứa nhiều năng lượng. Trung bình, 100g bánh tráng nướng mè chỉ cung cấp khoảng 220 – 240 calo. Đây là mức calo thấp hơn so với kiến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng.
Tham khảo kỹ hơn bánh đa nướng bao nhiêu calo? Bánh đa ăn kèm với gì?
Bánh tráng trộn
Món này được làm bằng cách trộn bánh tráng cắt nhỏ cùng với nhiều nguyên liệu khác như trứng cút, bột tôm, xoài xanh, đậu phộng, mỡ hành, bò khô,… Tùy vào nguyên liệu sử dụng, tổng calo món này cung cấp sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung thì 100g bánh tráng trộn chứa khoảng 300 – 330 calo được cho là rất cao. Do đó, nếu bạn đang ăn kiêng giảm cân thì không nên ăn món này.
Bánh tráng cuộn
Cách chế biến bánh tráng rất đa dạng. Bên cạnh nướng hay trộn, bánh tráng còn có thể được dòng để cuộn cùng các nguyên liệu khác để mang lại hương vị thơm ngon độc đáo. Bánh tráng cuộn được dùng để ăn kèm với các loại nước chấm như sốt mayonnaise hoặc sốt me ngọt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh tráng cuộn là một trong những món từ bánh tráng chứa nhiều năng lượng nhất. Chỉ cần 2 – 3 cuộn bánh tráng là cũng đủ để cung cấp khoảng 300 – 400 calo. Nếu không muốn béo lên vì ăn thì hãy tránh xa món này.
Tham khảo thêm: Những món ăn vặt ít calo không sợ tăng cân
Cách món ngon từ bánh tráng không gây tăng cân
Sau khi tham khảo những thông tin trên, bạn cũng biết được rằng ăn bánh tráng có mập không phụ thuộc vào cách chế biến Vậy những món nào từ bánh tráng vừa ngon, vừa không gây tăng cân? Hãy tham khảo những gợi ý sau.
Bánh tráng cuốn thịt heo
Đây là món ăn hài hòa giữa vị ngọt của bánh tráng và vị đậm đà của thịt heo. Nếu biết chế biến thì lượng calo mà món này mang lại cũng khá thấp.
Nguyên liệu: 5 chiếc bánh tráng, 100g thịt heo, rau thơm, xà lách và nước chấm.
Cách làm:
-
Thấm bánh tráng với một ít nước để mềm ra và có độ dính.
-
Đặt thịt heo cùng các nguyên liệu khác lên mặt bánh tráng rồi cuộn chặt lại.
-
Ăn bánh tráng cùng với nước chấm để gia tăng hương vị.
Bánh tráng nướng mè
Món này còn có tên gọi khác là bánh đa được chế biến bằng cách rắc mè rồi nướng lên. Đây là món ăn chứa ít calo rất phù hợp với những ai đang muốn giảm cân. Món bánh tráng nướng mè có thể ăn không hoặc dùng cùng nguyên liệu khác.
Bánh tráng trộn trứng muối
Đây là một biến thể của bánh tráng trộn chứa khá ít calo. Trung bình, một bạch bánh tráng trộn trứng muối chỉ chứa khoảng 231 calo. Mức năng lượng này thấp hơn khá nhiều so với những món ăn từ bánh tráng khác.
Nguyên liệu: 5 chiếc bánh tráng, 2 lòng đỏ trứng muối, muối tôm, hành khô, rau răm và các gia vị khác.
Cách làm:
-
Bánh tráng chế biến bằng cách cắt nhỏ thành miếng nhỏ vừa ăn.
-
Trứng muối sơ chế bằng cách bào nhỏ.
-
Rau răm cắt nhỏ thành từng miếng.
-
Cuối cùng, hãy cho tất cả nguyên liệu vào tô để trộn đều. Nếu nếm thấy bánh tráng nhạt thì hãy thêm muối hoặc muối tôm cho vừa ăn.
Bánh tráng trộn thập cẩm
Bên cạnh trứng muối, bạn cũng có thể thêm nhiều loại nguyên liệu khác để gia tăng hương vị của bánh tráng. Lưu ý rằng nên hạn chế sử dụng các nguyên liệu ăn kèm để giảm nguy cơ tăng cân do ăn bánh tráng trộn.
Nguyên liệu: 5 chiếc bánh tráng, 150g xoài xanh bào sợi, 5 trái trứng cút, 70g bò khô.
Cách làm:
-
Bánh tráng sơ chế bằng cách cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.
-
Sau đó, cho bánh tráng vào để trộn đều lên cùng những nguyên liệu khác.
-
Nếu bánh tráng nhạt thì hãy thêm muối tôm một lượng vừa ăn.
Xem thêm: Pizza bao nhiêu calo?
Cách ăn bánh tráng không sợ béo
Nếu bạn lo lắng không biết rằng ăn bánh tráng có mập không thì hãy thực hiện những điều sau:
- Ăn vừa phải:
Người giảm cân cũng có thể ăn bánh tráng và các món được làm từ bánh tráng. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên rằng không nên ăn cùng lúc nhiều hơn 100g bánh tráng chế biến. Bên cạnh đó, số lần ăn mỗi tuần cũng nên hạn chế sao cho không quá 2 lần / tuần.
- Kết hợp rau củ:
Nếu muốn ăn bánh tráng chế biến thì nên kết hợp với các nguyên liệu như rau củ để bổ sung chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Vận động thường xuyên:
Bên cạnh chế độ ăn, bạn cũng nên luyện tập thể dục – thể thao thường xuyên để đẩy nhanh tốc độ đốt cháy mỡ thừa.
Qua bài viết, bạn cũng đã nắm được rằng ăn bánh tráng có mập không. S-Life hi vọng rằng những thông tin được cung cấp giúp bạn xây dựng thành công chế độ ăn phù hợp sao cho vừa thỏa mãn sở thích, vừa giảm cân hiệu quả.