Âm tào địa phủ: Nơi hội tụ của những linh hồn sau khi chết

Sự kết hợp giữa quan niệm về âm tào địa phủ trong dân gian Trung Quốc với quan niệm về địa ngục của Phật giáo đã hình thành nên một địa ngục theo kiểu Trung Quốc. Đây cũng chính là nơi hội tụ của các linh hồn sau khi con người chết đi.

Địa ngục kiểu Trung Quốc

Nếu có sự tổn tại của linh hồn thì sau khi con người chết đi, những linh hồn ấy sẽ đi về đâu? Theo truyền thuyết, những linh hồn này sẽ đi về địa ngục.Tuy nhiên, đối với người Trung Quốc, “địa ngục” thực chất là một từ ngoại lai, được du nhập từ Phật giáo. Trước khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, mọi người vẫn quen gọi nơi đến của các linh hồn sau khi chết là âm tào địa phủ. Cái Tên âm tào địa phủ được bắt nguồn từ học thuyết  Âm dương của Trung Quốc. Mọi người thường gọi thế giới thực nơi con người đang sống là dương gian và gọi thế giới của người chết là âm gian. Đồng thời, con người cũng đặt ra một số cơ cấu cho địa ngục mô phỏng theo cơ cấu của thế giới thực. Tương truyền, ngày sau khi chết, linh hồn con người sẽ phải đến âm tào địa phủ để trình diện. Tại đây, linh hồn sẽ phải trải qua sự thẩm phán của đại pháp quan dưới âm gian là Diêm Vương. Diêm La Vương sẽ căn cứ vào những biểu hiện của người này trên dương gian để đưa ra phán quyết: Nếu là người tốt thì sẽ đắc đạo thành tiên, được lên cõi trời sống cuộc sống thần tiên, trường sinh bất lão và ngược lại; nếu là người xấu, kẻ ác thì sẽ phải sống ở một tầng nào đó tương ứng với những hành vi xấu của mình trong 18 tầng địa ngục và chịu đựng những sự trừng phạt khác nhau.

 

Âm tào địa phủ

 

Đông Nhạc Đại Đế

Diễn biến của âm tào địa phủ

Ban đầu, âm tào địa phủ, nơi đến của những linh hồn sau khi chết, chỉ là một khái niệm hết sức mơ hồ. Vì không một ai hay biết và cũng vì con người còn mải mê với những khoái lạc của đời sống thực tại, không có ai đi xuống lòng đất để nghiên cứu nên địa ngục cụ thể ra sao vẫn là một câu hỏi lớn. Vào khoảng đời Hán, mọi người cho rằng linh hồn con người sau khi chết sẽ đến Thái Sơn;đồng thời, lấy nguyên mẫu từ cuộc sống thực, mọi người cũng giả tưởng rằng dưới địa ngục có hộ tịch, có thuế vụ và Thái Sơn thẩn là người cai quản toàn bộ địa phủ. Cùng với việc địa vị của Thái Sơn không ngừng được nâng cao, địa vị của Thái Sơn Thẩn cũng được để cao và trở thành Đông Nhạc Đại Đế. Vì vậy,mọi người lại cho rằng địa phủ nằm ở ngọn núi La Phong xa xôi tận phương bắc,ở đó có Lục thiên cung là tổng bộ để quản lý và khảo tra các linh hồn. Tại đó cūng có 24 ngục, địa ngục Thái Sơn chí là một phần của địa phủ đó mà thôi.Sau khi Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc, khái niệm địa ngục đã kết hợp với Phong Độ của Trung Quốc, hình thành nên hệ thống địa ngục và thập điện Diêm Vương, được lưu truyền cho đến ngày nay.

 

Diễn biến của âm tào địa phủ

Hệ thống địa ngục hoàn chỉnh

Sau khi trở thành địa ngục theo kiểu Trung Quốc, hệ thống thập điện Diêm Vương đã không ngừng được hoàn thiện. Ngôi vị tối cao chính là Đông Nhạc Đại Đế, cai quản toàn bộ sinh linh vạn vật trong đại địa. Dưới đó là Bắc  m Phong Đô Đại Đế. Ngoài ra còn có Thập điện Diêm Vương, dưới Thập điện Diêm Vương là Thủ tịch phán quan Thôi Phủ Quân, Chung Quỳ, Hắc Bạch Vô Thường, đầu trâu mặt ngựa, Mạnh Bà,… Toàn bộ âm tào địa phủ đều chịu sự kiểm soát của những nhân vật này. Ngoài ra còn có một vị Địa Tạng Bồ tát của Phật giáo. Vị Bồ tát này muốn siêu độ cho tất cả linh hồn dưới âm gian, giúp con người không còn làm việc ác để không phải xuống âm gian và chịu khổ dưới địa ngục.

 

Hệ thống địa ngục hoàn chỉnh

Hình thành cơ cấu âm gian

Ban đầu, người Trung Quốc cho rằng linh hồn con người sau khi chết sẽ được lên thiên đường. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của thần tiên, con người lại cho rằng thần tiên và linh hồn thuộc hai loại hình khác nhau. Chỉ có thần tiên mới có thể ở trên trời, vì vậy, linh hồn sẽ phải xuống âm gian.

Hồn và phách

Trong quan niệm của người Trung Quốc, con người là sự kết hợp giữa âm khí và dương khí; dương khí là phách, âm khí là hồn. Hồn cấu tạo nên tư duy, tài trí; phách cấu tạo nên hình thể và cảm giác của con người. Khi con người đang sống, hồn và phách có sự phối hợp hài hoà với nhau. Tuy nhiên, sau khi con người chết đi, hồn và phách cũng sẽ tách nhau ra và đi theo hai hướng khác nhau. Vì hồn là dương khí nên sau khi con người chết, hồn sẽ rời khỏi thân xác và bay lên trời.Phách là âm khí, có mối quan hệ mật thiết với thân xác nên sau khi thân xác con người được mai táng, phách cũng đi theo thân xác xuống dưới đất. Như vậy cũng có nghĩa là, sau khi con người chết đi, chỉ có phần hồn là bay lên thiên đường có phần phách sẽ đi xuống địa ngục.

Linh hồn và thần tiên

Từ phân tích trên có thể thấy rằng, ban đầu, người Trung Quốc cho rằng hồn sẽ bay về trời. Tiên cũng sẽ về trời cùng với linh hồn. Nguyên hình của “tiên”theo như miêu tả trong cuốn “Trang Tử” là một vị thần trên núi Cô Xạ, da trắng như tuyết, dáng vẻ yểu điệu, thướt tha như trình nữ; không ăn ngũ cốc, chỉ hít gió uống sương, cưỡi mây, cưỡi rồng ngao du khắp bốn biển. Ban đầu, quan niệm về thần tiên ban đầu rõ ràng được tướng tượng là linh hồn, do khí tạo thành và có thể bay lên trời. Điểm khác biệt giữa thần tiên và linh hồn là các vị thần tiên đã để thân thể chuyển hoá thành khí ở trên trời và được tự do hoàn toàn trong khi linh hồn phải đợi đến sau khi con người chết đi lại rời bỏ thân xác và trở về trời. Vì Thần tiên và linh hồn của con người sau khi chết đểu ở trên trời nên chắc hẳn sẽ có người cho rằng linh hồn con người sau khi chết cũng sẽ có cuộc sống tự tại trên trời giống như các vị tiên, có được tự do hoàn toàn.

Sự xuất hiện của âm gian

Chính sự trường sinh bất lão của thần tiên đã khiến rất nhiều bậc đế vương khao khát.Các bậc để vương không muốn trở thành thần tiên bởi họ không muốn từ bỏ tất cả vinh hoa phú quý mà mình đang được hưởng thụ trên thế giới này. Điểu họ cảm thấy hứng thú chỉ là yếu tố trường sinh bất lão nhằm kéo dài mãi thời gian hưởng lạc của mình trên thế gian. Thời kỳ Tần – Hán, cùng với trào lưu đi tim thần tiên do Tần Thuỷ Hoàng và Hán Vũ Đế khởi xướng, lại thêm sự sáng lập của Đạo giáo nên mọi người đều cho rằng chỉ có thần tiên – những người đã tu hành đắc đạo – mới có thể bay lên trời; linh hồn của con người và những vị thần tiên bất tử thuộc về hai loại hình hoàn toàn khác biệt, và không thể cùng chung sống ở trên trời. Nếu đã coi như vậy thì bắt buộc sẽ phải tìm một chỗ ở mới cho linh hồn, nên cơ cấu chính quyền của âm gian đã bắt đầu được xây dựng. Hồn và phách của con người đều cùng đi xuống dưới đất và cuối cùng thống nhất rằng linh hồn của con người sau khi chết đi sẽ đi xuống âm gian.Từ những phân tích ở bên trên, có thể thấy rằng, tín ngưỡng về thiên đường và âm gian của người Trung Quốc ban đầu có liên quan rất mật thiết với quan niệm nhị nguyên luận về hồn phách. Sau khi Phật giáo được du nhập, quan điểm đối lập về thiên đường và địa ngục mới được phát triển mạnh mẽ trong tư tưởng của người dân Trung Quốc.

Hồn và phách

Trong quan niệm của mọi người, con người là do hồn và phách cấu tạo nên. Hồn là dương, cấu tạo nên tư duy và tài trí; phách là âm, cấu tạo nên thân thể và cảm giác của con người. Đồng thời, dân gian cũng đưa ra sự phân chia rõ ràng giữa hồn và phách nên mới xuất hiện cách nói “ba hồn bảy phách”.

 

Phách là cái chỉ có ở thân thể. Mệnh hồn sống ở thân thể, phát ra năng lượng nhờ 7 phách trên thân thể. Phách không có mệnh thì không thể tổn tại, mệnh không có phách sẽ không thể mạnh mẽ.