Ai có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Ai có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực, quy định về đăng ký thành lập công ty có nhiều điểm mới so với trước đây, một trong số đó phải nói đến quy định về quyền thành lập công ty. Vậy, hiện nay đối tượng nào có quyền thành lập doanh nghiệp?

Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty TinLaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Mọi cá nhân tổ chức đều có quyền thành lập công ty trừ 1 số trường hợp
Mọi cá nhân tổ chức đều có quyền thành lập công ty trừ 1 số trường hợp

Những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền thành lập doanh nghiệp được quy định như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy: Mọi “tổ chức, cá nhân” đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoại trừ một số trường hợp không được thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Bên cạnh đó, việc thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức phải tuân theo quy định của pháp luật.

>> Xem chi tiết các trường hợp không có quyền thành lập công ty tại đây: Những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp

Song song với quyền đăng ký doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Cụ thể tại khoản 2 điều 5 Nghị định 01/2021:

2. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

⇒ Như vậy:

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo quy định.

– Có một điều đặc biệt ở quy định này đó là ngoài nghĩa vụ của chủ thể “người thành lập doanh nghiệp” thì còn có nghĩa vụ của chủ thể “doanh nghiệp”. Ở đây nhằm nhấn mạnh nghĩa vụ thay đổi đăng ký doanh nghiệp khi doanh nghiệp có thay đổi liên quan đến những thông tin cơ bản của doanh nghiệp sau khi thành lập.

Ngoài ra, khoản 3 điều 5 Nghị định 01/2021 nghiêm cấm Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp. Có thể nhận thấy điều luật là cơ sở để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền của mình.

Đặc biệt, khoản 4 Điều 5 Nghị định 01/2021 còn đề cập đến việc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương. Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất quy định về đăng ký doanh nghiệp, không chồng chéo giữa các cơ quan và đề cao tính tuân thủ pháp luật. Từ đó, người đăng ký thành lập doanh nghiệp có điều kiện để thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình.

>> Xem thêm: Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?

>> Xem thêm: Tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Trên đây là những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp theo quy luật hiện hành. Nếu vẫn chưa rõ trường hợp của bạn có được phép thành lập, quản lý hay không vui lòng liên hệ dịch vụ thành lập công ty TinLaw để được hướng dẫn, giải đáp.

Gọi ngay!!!

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  [email protected]

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw