Ăп mì tôm chỉ cần làm thêm bước này sẽ tống khứ chất độc hại ra khỏi cơ thể, đảm bảo đủ dinh dưỡng
Ăn nhiều mì tôm sinh nóng nảy là do ăn sai cách
Nếu ăn 3 bữa mì tôm/ngày sẽ không thấy ngon, còn gây táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng… dẫn tới cảm giác nóng nảy, khó chịu, bực bội… và lâu dài sinh bệnh.
Không có thực phẩm xấu, chỉ có bữa ăn xấu, do đó cần biết phối hợp thực phẩm để tạo bữa ăn cân đối và dinh dưỡng – PGS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm) cho biết vậy. Theo ông, cơ thể khỏe mạnh hàng ngày cần cung cấp 6 chất (protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin, nước). Thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, lâu dài sẽ sinh bệnh tật.
Không nên úp mì tôm ăn kiểu này. Ảnh minh họa.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (Giảng viên khoa Hóa, Đại học Tự nhiên Hà Nội), các gói gia vị trong mì tôm đều được kiểm tra nghiêm ngặt. Gói muối độ mặn thường được làm theo tiêu chuẩn châu Âu, hợp khẩu vị với người ăn mặn nhất, những người ăn nhạt thì tự điều chỉnh, hoặc dùng 1/2 nửa gói muối.
Nhưng muốn ăn mì tôm ngon miệng phải học cách nấu để vừa cân đối dinh dưỡng, vừa giảm thiểu được chất có hại tích tụ trong cơ thể.
Nên chần sơ mì tôm cho bớt mặn, bớt dầu chiên. Ảnh minh họa.
Ăn mì tôm đúng cách giảm nguy cơ có hại cho cơ thể
Cách ăn mì tôm của nhiều người là đổ nước sôi vào vắt mì, cắt các gói gia vị cho vào, úp lại sau 3 phút là ăn. Hoặc đun sôi nước cho cà chua, rau xanh, gia vị, thả mì tôm vào là ăn. Cả hai cách này đều tiềm ẩn nɡuy cơ ɡây hại cho sức khỏe.
Cách ăn mì tôm đúng cách là thêm các bước sau:
– Chần sơ mì tôm: Đun sôi nước, thả vắt mì vào chần – khâu này ɡiúρ loại bỏ bớt lớρ dầu và độ mặn trong vắt mì (do nhà sản xuất chiên mì). Khi các sợi mì rời nhau thì đổ mì ra rá cho ráo nước.
– Nấu mì: Đun sôi nồi nước khác, đổ mì đã chần sơ vào, đun chừng 1– 2 phút thì bắc xuống để mì không bị nát, mùi nồng. Cho các gói gia vị vào nồi mì theo khẩu vị (nếu ăn mì khô thì trút hết nước và trộn 1/2 chỗ gia vị cho vừa miệng).
– Thêm rau xanh, thực phẩm khác: Thịt trứng, rau xanh giúp bát mì có thêm chất dinh dưỡng, giảm bớt các acid béo bão hòa, tốt cho sức khỏe. Cho rau vào nồi mì chú ý là với rau xà lách, cải cúc, cải mầm… thả vào bắc ra ngay. Với cải bắp, cải các loại khác có thể đun lâu hơn.
Ăn mì tôm cần thêm rau xanh, thực phẩm để cân đối dinh dưỡng.
Nhiều người chỉ đổ nước sôi úp bát mì tôm để thay 1 bữa ăn, rồi những bữa ăn khác trong ngày bổ sung rau xanh, các loại đạm (thịt, trứng…) để bù đắp vitamin, chất xơ, protein thiếu hụt cho cơ thể. Nhưng gói mì tôm hoàn toàn nên được kết hợp đồng thời cùng thịt, trứng, hải sản, rau xanh… để bát mì đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Các nhà khoa học khuyên rằng:
– Không nên ăn “mì úp”.
– Nên chần mì và nấu cùng trứng, thịt (25-30gr để bổ sung chất đạm), rau xanh (giúp giảm tối đa lượng chất béo thừa), hoặc ăn kèm với dưa chuột, dưa góp… rất ngon miệng, lại cân đối dinh dưỡng cho bát mì tôm.
– Không nên ăn quá mặn. Có thể bỏ gói gia vị nhiều dầu mỡ (để tránh gây béo, hoặc tăng gánh nặng cho bệnh tim mạch…
– Ăn mì tôm xong nên ăn thêm hoa quả chua, hoặc hoa quả có tính mát (tránh ăn quả ngọt) để bổ sung dinh dưỡng, vitamin, nước nhằm dung hòa lượng muối có trong mì, giúp giảm nóng trong, nổi mụn trong người, hạn chế các tác hại tới hệ tiêu hoá.
– Uống nhiều nước lọc để cơ thể nhanh thanh lọc, giảm thiểu tác hại của các chất có trong mì gói (nhưng tránh xa các loại nước ngọt và nước có ga).
Trên phương tiện thông tin đại chúng PGS Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh dưỡnɡ Quốc ɡia) khuyên mọi người hạn chế dùng đồ ăn nhanh, kể cả mì tôm để tránh các yếu tố có hại ɡây bệnh ung thư, tiểu đường và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng, mì tôm ít chất xơ, khoáng chất, lạm dụng ăn lâu dài có thể gây thiếu vitamin, canxi, khoáng chất cho cơ thể, dễ bị táo bón (có thể dẫn đến unɡ thư tɾực tɾàпɡ và nhiều bệnh khác). Chất béo trαnsfat trong hầu hết các loại mì ăп liền lạm dụng sẽ không tốt cho cơ thể, nhất là với nɡười cαo tuổi, người có tiềп sử bệnh tim mạch. Vì vậy nên ăn mì tôm đúng cách để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tống khứ bớt chất độc hại cho cơ thể.
Ra chợ thấy củ gừng có các nếp gấp rõ ràng ở vỏ thì nhanh tay mua ngay lập tức vì lợi ích tuyệt vời của chúng
Cách ăn mì tôm ngon, giảm bị nóng trong
Nguyên liệu:
– 1 gói mì tôm
– Rau xanh ăn kèm (rau bắp cải, cải cúc, cải mơ, rau muống… tùy thích.
– Thực phẩm ăn kèm là thịt lợn, thịt bò, trứng, tôm… tùy ý.
– Hành hoa, cà chua (1 quả ), gia vị mì (hoặc gia vị nấu ăn).
Cách làm
Chần mì tôm
Đun sôi nước, thả mì vào rồi dùng đũa tẽ các sợi mì ra. Thời gian chần chỉ khoảng 2 phút là vớt ra, nhúng ngay vào nước lạnh – việc này giúp lọc bớt lớp dầu chiên mì, giúp sợi mì dai ngon hơn.
Hành hoa, cà chua, rửa sạch thái khúc, thái miếng, rau rửa sạch.
Thịt thái miếng mỏng để riêng.
Nấu mì tôm thêm thịt, trứng
– Phi thơm hành khô, cho thịt (bò, hoặc lợn…) vào đảo săn lại.
– Đổ cà chua thái múi cau vào thịt, nêm gia vị vừa ăn (nếu không thích gia vị mì, dầu ăn cay nồng thì cho gia vị bình thường).
– Cà chua chín thì cho nước đủ 1 bát mì (nếu cho nhiều rau thì cho ít nước bởi rau sẽ tiết ra nước) đun cho sôi lại.
– Thích ăn trứng thì nước sôi cho rau xong đập thêm quả trứng rồi đun sôi bùng trở lại rồi hạ lửa – là hoàn thành nước xốt cho bát mì tôm cực ngon (cũng có thể đập trứng trước khi cho rau).
Đổ mì đã chần từ rá vào bát, xếp hành hoa lên trên, đổ nước xốt thịt, cà chua, rau, trứng vào bát. Bát mì tôm lúc này ăn rất ngon, mát, không sợ bị nóng trong hay nổi mụn, dinh dưỡng đầy đủ, nhiều rau nên giúp “quét” các độc tố ra khỏi cơ thể.
Có 1 chỗ “đại kỵ” để máy giặt nhưng nhiều nhà vẫn đặt, bảo sao sức khỏe đi xuống, tiền nong thất thoát, gia đình lục đục