9 tips viết thư xin việc tiếng Anh cho người đi làm – The Hanoi Chatty
Liệu bạn biết tips viết thư xin việc tiếng Anh cho người đi làm chứ? Bởi dường như đây là một trong những rào cảo lớn của người đi làm về ngôn ngữ.
Vậy, cần có những bí kíp nào để có thể viết thư xin việc tiếng Anh hoàn chỉnh, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của CLB tiếng Anh thực hành – The Hanoi Chatty nhé!
1. Lợi ích khi biết tips viết thư xin việc tiếng Anh cho người đi làm
Người ta thường truyền tai nhau rằng, thư xin việc như “ấn tượng đầu tiên”. Bởi thư xin việc là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định bạn có đậu ứng tuyển tại doanh nghiệp.
Qua thư xin việc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được một số kỹ năng mềm mà ứng viên có. Để từ đó quyết định có nên kiểm tra CV của ứng viên nữa hay không.
(Nguồn: Sưu tầm)
Tuy nhiên, đa số mọi người chưa có kỹ năng viết thư xin việc. Do đó, việc viết thư xin việc tiếng Anh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Do đó, dù là học sinh sinh viên, vẫn đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì vẫn rất nên trau dồi kỹ năng viết thư xin việc. Điều này vô cùng hữu ích, sẽ mở mang cơ hội nghề nghiệp của các bạn trong tương lai.
Tham khảo thêm:
2. 9 tips viết thư xin việc tiếng Anh cho người đi làm
2.1. Dành thời gian tìm hiểu trước khi viết
Trước khi viết thư xin việc cho người đi làm, bạn nên dành thời gian tìm hiểu kĩ về công ty, vị trí và đọc kỹ phần mô tả công việc. Điều này giúp bạn điều chỉnh nội dung thư xin việc và diễn giải cho phù hợp.
(Nguồn: Sưu tầm)
Đồng thời, tìm hiểu về văn hóa của công ty cũng rất quan trọng. Bạn sẽ hiểu được giá trị mà công ty đó muốn hướng đến là gì, có phù hợp với bạn không. Bởi sẽ bất lợi khi làm việc tại nơi đi ngược lại với gía trị bạn mong muốn.
Ngoài ra, bạn có thể tiếp cận với bộ phận nhân sự hoặc ai đó bạn biết hoặc quen tại công ty đó trước khi gửi thư bằng việc thử nhắn tin qua LinkedIn, Facebook,… Đây là một trong những tips tạo ấn tượng khá tốt với nhà tuyển dụng.
2.2. Tập trung viết nội dung thư xin việc tiếng Anh về tương lai
Khi viết CV thường sẽ tập trung vào kinh nghiệm và nơi bạn đã làm việc, còn với thư xin việc thì nên tập trung vào những điều bạn dự định và mong muốn trong tương lai.
Điều này khá hữu ích vì nó chính là cầu nối giữa những điều bạn đã và sẽ muốn làm trong quá khứ và tương lai. Bởi ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên không phải ai cũng duy trì một ngành nghề duy nhất.
(Nguồn: Sưu tầm)
Hơn nữa, việc bạn giải thích về những gì bạn đã làm trong quá khứ, mong muốn công việc hiện tại sẽ ra sao, là một cơ hội để bạn tỏa sáng những kỹ năng bạn đang có.
2.3. Đừng trở nên máy móc trong câu từ
Ví dụ tips viết thư xin việc cho người đi làm như “Tôi ứng tuyển cho vị trí X này vì tôi đã thấy tin tuyển dụng tại kênh Y”… khá khô khan và máy móc, không biểu lộ được hết cảm xúc của người viết.
Thay vào đó, hãy viết những câu dài hơn, biểu lộ thêm cảm xúc, cũng là tip để dẫn nhà tuyển dụng cảm nhận được những gì bạn viết.
(Nguồn: Sưu tầm)
Một ví dụ như “Tôi đã từng làm Trưởng phòng Marketing với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện đang muốn tìm kiếm cơ hội để áp dụng những kĩ năng của mình theo một cách mới. Hy vọng với kiến thức chuyên môn và sự nhiệt tình của mình, tôi sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của công ty”.
Sau đó, bạn nên viết thêm 2-3 câu về bản thân cũng như kinh nghiệm đã có của bạn. Tuy nhiên, đừng mang hết những gì bạn viết trong CV vào nhé.
Lưu ý là, đừng cố gắng để trở nên hài hước khi viết thư xin việc, nơi đây thuộc về phần nghiêm túc nên hãy cố gắng nghiêm túc nhất có thể.
2.4. Bộc lộ giá trị của bản thân
Một doanh nghiệp khi tuyển dụng chắc chắn sẽ tìm những ứng viên có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ.
Vì vậy, việc nêu ra những gì bạn đã làm, chỉ ra cho họ thấy rằng mình biết những gì về công ty họ, thậm chí một số vấn đề họ đang phải đối mặt, không cần chi tiết là một cách không tồi giúp họ ấn tượng về bạn.
(Nguồn: Sưu tầm)
Khi đó, bạn nên nói về những kinh nghiệm bạn đã tích lũy, tips bạn đã giải quyết một vấn đề tương tự vấn đề công ty đang gặp phải, hoặc không nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.
Một lưu ý rằng, bạn nên bộc lộ ít nhất 2 kỹ năng bạn có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Nếu có ví dụ chứng minh cho các kỹ năng đó thì càng tốt.
2.5. Thể hiện sự nhiệt huyết
Khi bạn không được nhận làm việc tại một doanh nghiệp, điều đó không có nghĩa bạn không đủ năng lực. Đó là bởi nhà tuyển dụng không thực sự tin tưởng vào những câu chuyện bạn kể, những gì bạn mong muốn tại một vị trí công việc.
Nhà tuyển dụng thường sẽ hướng đến những ứng viên có thể làm công việc của công ty như niềm đam mê của họ. Vì vậy, hãy giải thích rõ tại sao bạn muốn làm việc tại một vị trí nào đó.
(Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý, đừng cố ứng tuyển tại một nơi bạn cảm thấy không vui hoặc không thoải mái về một số khía cạnh nào đó tại công ty, ví dụ như các quy định tại nơi đó.
2.6. Hãy trung thực
Trung thực luôn là một yếu tố quan trọng khiến nhà tuyển dụng cảm thông và quý mến bạn. Đừng nên nói bất kì điều gì không đúng sự thật, hay nói quá về bản thân mình. Bởi bạn sẽ không qua mắt được họ.
Hãy trở nên chuyên nghiệp và chín chắn hơn bằng cách đặt bản thân mình vào vị trí nhà tuyển dụng để thấu hiểu hơn những gì họ cần ở một ứng viên.
(Nguồn: Sưu tầm)
Tất nhiên, bạn không cần nói quá nhiều về bản thân. Chỉ nên nói đúng, đủ. Bạn có thể tham khảo những người có kinh nghiệm về cách trả lời phỏng vấn của bạn.
2.7. Hãy viết thư xin việc tiếng Anh với độ dà
i vừa đủ
Có một số lời khuyên cho rằng nên viết thư xin việc tiếng Anh cho người đi làm với độ dài dưới một trang. Tuy nhiên, một số cho rằng nên viết thư càng ngắn càng tốt.
Thư xin việc nên được viết với độ dài vừa đủ, đủ để ai đó có thể đọc lướt qua lá thư đó có thể hiểu được những gì bạn muốn truyền tải qua thư.
(Nguồn: Sưu tầm)
Về vấn đề này, bạn có thể nhờ bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp chỉnh sửa cho thư xin việc hoàn chỉnh nhất. Bạn nên để họ đọc và xem phần nào nên được giữ lại, phần nào nên được cắt đi.
2.8. Lắng nghe góp ý từ người khác
Một cách hữu ích giúp bạn phát triển nhanh là lắng nghe những góp ý từ người khác.
Dù họ khen hay chê, nếu điều đó đúng sự thật thì mình nên lắng nghe để thay đổi. Bởi nếu luôn cứng nhắc, bạn sẽ khó để phát triển trong thời đại luôn đổi mới như hiện nay.
Bạn nên đặt câu hỏi ý kiến bạn bè, người thân như: Những phần chính là gì? Nội dung thư xin việc tiếng Anh là gì? Những vấn đề gì đang gặp phải trong thư này?… Điều này sẽ giúp bạn nhận ra rõ gốc rễ vấn đề bạn đang gặp phải trong tips viết thư xin việc đó.
2.9. Trường hợp bạn không gửi được thư xin việc tiếng Anh
Hiện nay có rất nhiều công ty đã sử dụng hệ thống ứng tuyển trực tuyến. Do đó, bạn có thể đưa thông tin thư xin việc vào CV một cách khéo léo.
Tuy nhiên, đó không phải cách lúc nào cũng sử dụng được, bởi có những Website như TopCV sẽ có mẫu chuẩn theo công ty đó quy định.
(Nguồn: Sưu tầm)
Bạn có thể sử dụng phần giới thiệu bản thân tại website như TopCV, Ybox, Vietnamworks,…
Nếu có thể, bạn nên gửi thư xin việc đến bộ phận tuyển dụng tại công ty đó. Điều này sẽ gia tăng cơ hội giúp bạn trở nên ghi điểm trong mắt họ.
Tham khảo thêm:
Trên đây là 9 tips viết thư xin việc tiếng Anh cho người đi làm mà Chatty muốn gửi đến bạn.
Hãy Follow The Hanoi Chatty để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!