9 Thông Tin Hữu Ích Về F&B Mà Bạn Không Thể Bỏ Lỡ
Đi theo sự phát triển của đời sống, nhu cầu sống, có rất nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Nổi bật trong số đó phải kể tới f&b. Vậy f&b là gì? Cùng tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết của Mua Bán nhé. Bạn sẽ thấy nhiều thông tin hữu ích đấy.
Nội Dung Chính
F&B là gì?
Tìm hiểu kinh doanh F&B là gì
f&b là từ viết tắt của cụm từ Food and Beverage Service. Nó có nghĩa là ẩm thực và đồ uống. f&b chính là dịch vụ chuyên nghiệp trong việc cung cấp thức ăn, đồ uống tại các nhà hàng, khách sạn.
Ngoài dịch vụ ăn uống, f&b còn kinh doanh thêm rất nhiều dịch vụ kèm theo. Như giải trí, hội họp và tiệc tùng trong khuôn viên, các đơn vị liên kết với khách sạn, nhà hàng.
Tùy thuộc vào diện tích, quy mô khách sạn mà bộ phận f&b sẽ được xây dựng khác nhau. Từ đó tiết kiệm chi phí vận hành mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Nguồn gốc f&b
Ngành f&b vốn đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Nó có mặt cùng lúc với sự ra đời của dịch vụ ăn uống. Theo những thông tin được công bố thì ngành này đã có mặt vào thời La Mã cổ đại. Nhưng phải đến thế kỷ 19, nó mới được tìm hiểu chuyên sâu và nói đến rộng rãi hơn. Đó chính là khi Nicholas Appert phát minh ra đồ ăn đóng hộp để bảo quản thức ăn lâu hơn.
Phân biệt f&b và dịch vụ
Có thể thấy f&b là một dịch vụ chuyên cung cấp đồ ăn thức uống theo nhu cầu của khách hàng. Nhưng ngành dịch vụ và ngành f&b là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.
Ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quan, có đề cập tới lĩnh vực phục vụ. Còn ngành f&b chỉ là một lĩnh vực, một phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ mà thôi. Nó sẽ tập trung vào việc cung ứng nhu cầu ăn uống cho thực khách trong ngành du lịch, khách sạn đang phát triển nhanh chóng ở các nước.
Vai trò của f&b hiện nay?
Đáp ứng các nhu cầu ăn uống
Dù du lịch hay công tác, mọi người đều có nhu cầu ăn uống. Và một trong những vai trò của f&b chính là đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Thông thường bộ phận này có rất nhiều món ăn, thức uống phù hợp với các nền văn hóa khác nhau.
Giúp thúc đẩy doanh thu
Kinh doanh f&b đánh trực tiếp vào nhu cầu tiêu dùng liên tục mỗi ngày của khách hàng. Chính vì vậy đây là cơ hội không thể bỏ qua để tăng doanh thu cho nhà hàng, khách sạn. Nếu biết cách tận dụng không gian và lượng khách lưu trú tại khách sạn, doanh thu tăng thêm là rất lớn.
>>> Xem thêm: 5 điều quý hơn tiền mà bạn nhận được khi làm nhân viên phục vụ.
Marketing 0 đồng
Nếu bạn muốn Marketing một cách tiết kiệm nhất, thì kinh doanh f&b chính là lựa chọn không thể bỏ qua. Nó luôn là một trong những vũ khí sắc bén bậc nhất để thúc đẩy Marketing truyền miệng cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Một khách sạn/ nhà hàng có món ăn chất lượng sẽ không cần Marketing rầm rộ mà vẫn đạt được hiệu quả truyền miệng rất tốt. Từ đó, xây dựng thương hiệu và có thêm thật nhiều khách hàng.
Tạo phễu khách hàng
Dịch vụ f&b chất lượng cao chính là quân cờ chiến lược, giúp ích cho bạn trong việc tạo nên một tổ hợp kinh doanh với hàng loạt dịch vụ có liên quan. Bằng cách làm khách hàng no bụng, bạn có thể rút tiền của họ bằng cách thúc đẩy họ chi tiêu các khoản khác, sử dụng các dịch vụ khác trong thời gian lưu trú tại khách sạn của mình.
Tăng trải nghiệm chăm sóc khách hàng
Ăn uống là nhu cầu đầu tiên, quan trọng nhất của con người. Chính vì vậy, tập trung vào việc giải quyết thật tốt nhu cầu này của khách sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà hàng. Nó sẽ giúp nâng “vị thế” của khách sạn lên một tầm cao mới, vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực của mình.
>>> Xem thêm: Kinh doanh gì ở Đà Lạt để luôn sống khỏe giữa nền kinh tế?
Làm f&b phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hiện tại, ngành f&b tại Việt Nam đang phát triển rất tốt. Nó là một mảng màu mỡ với nhu cầu tuyển dụng người lao động cực cao. Dưới đây là những yêu cầu mà nhân sự cần đáp ứng nếu muốn làm ngành này.
Kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc
Yêu cầu đầu tiên bạn cần đáp ứng nếu muốn làm f&b chính là phải có kiến thức chuyên môn vững vàng. Hiện tại có khá nhiều người đào tạo nhóm ngành dịch vụ. Tại đây, bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về f&b để bắt đầu tìm kiếm cơ hội trong ngành này.
Không chỉ vậy, các nhà tuyển dụng cũng khuyên nhân sự ngành f&b nên dành sự quan tâm đến các nền văn hóa. Nguyên nhân là do ngành này cũng đòi hỏi sự hiểu biết đa dạng về nhiều đất nước, nhiều vùng miền. Nó sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng đến từ mọi nơi theo cách tuyệt vời, phù hợp với họ nhất.
Thành thạo ngoại ngữ giao tiếp
Khi làm việc trong ngành này, bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng quốc tế. Vì vậy, giỏi ngoại ngữ chính là yêu cầu bắt buộc để bạn trở thành một nhân viên chuyên nghiệp trong khách sạn.
Tốt nhất, bạn nên trau dồi ngoại ngữ từ sớm để dễ dàng thấu hiểu, trao đổi và giao tiếp với mọi khách hàng đến nhà hàng. Điều này cũng giúp bạn phát triển bản thân, dễ dàng tiếp thu kiến thức quốc tế. Và cơ hội thăng tiến trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên rất nhiều đấy.
Có kỹ năng giao tiếp tốt nếu muốn làm f&b
Làm việc trong ngành này, bạn sẽ là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Chính vì vậy, bạn sẽ trở thành bộ mặt của khách sạn/ cơ sở kinh doanh mình đại diện. Kỹ năng giao tiếp sẽ là thứ không thể thiếu nếu bạn muốn làm trong nhóm ngành này đấy.
>>> Xem thêm: 8 tố chất để trở thành nhân viên phục vụ nhà hàng
F&B cần có khả năng quan sát tốt
Chỉ khi có sự tỉ mỉ và khả năng quan sát tốt, bạn mới có thể nhận thấy các nhu cầu của khách hàng nhanh nhất. Như tiếp thêm món ăn, châm rượu, hỏi han khách khi thấy họ không hài lòng với các món ăn chỉ bằng một ánh mắt, một cái nhăn mặt khi dùng đồ ăn.
Chịu được áp lực công việc cao
Những nhóm ngành dịch vụ chưa bao giờ dễ dàng hay có áp lực công việc nhẹ. Bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người gắt gỏng, khó chịu, thậm chí là la hét khi dùng dịch vụ. Sự bình tĩnh, khả năng chịu được áp lực để xử lý mọi việc một cách thật khéo léo là điều không thể thiếu đấy.
Khả năng xử lý sự cố
Khi tiếp xúc với khách hàng, bạn sẽ gặp rất nhiều sự cố khác nhau. Như đồ ăn hỏng, có dị vật trong đồ ăn, phục vụ sai món ăn, khách hàng có nhu cầu khiếm nhã. Dù là gì đi chăng nữa, bạn cũng cần thật sự tỉnh táo để có thể xử lý mọi việc một cách chuẩn xác.
F&B cần nắm bắt được tâm lý của khách hàng
Khách hàng đi đến các nhà hàng, khách sạn đều rất đa dạng về lứa tuổi, văn hóa. Sở thích, yêu cầu của họ khi sử dụng dịch vụ cũng rất khác nhau. Và bạn cần phải nắm bắt được tâm lý khách hàng để làm họ hài lòng với những dịch vụ, sản phẩm của mình.
Xu hướng phát triển của F&B hiện nay?
Sự có mặt của Covid 19 đã khiến ngành f&b biến động mạnh. Dưới đây là những hướng đi mới của nhóm ngành này trong thời đại này.
Dinh dưỡng cá nhân
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người đều có sự khác biệt. Có người thích món này, có người thích loại thực phẩm khác. Đặc biệt nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của từng người. Như người béo, người gầy, bệnh tim, bệnh tiểu đường sẽ cần sử dụng dinh dưỡng khác nhau.
Hiện tại, khá nhiều doanh nghiệp f&b tập trung vào mảng dinh dưỡng cá nhân. Bằng cách thiết kế thực đơn phù hợp với từng người, họ có thể thu được lợi nhuận rất lớn.
Phân phối đa kênh
Do quy trình giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trong thời gian Covid 19 hoành hành, người tiêu dùng dần dần lựa chọn xu hướng mua sắm Online. Việc này đúng cả với nhóm ngành thực phẩm.
Chính vì vậy các đơn vị kinh doanh f&b cũng nhanh chóng tận dụng sức mạnh của công nghệ để phân phối đa kênh. Từ đó dễ dàng tiếp cận và làm hài lòng khách hàng.
Một ưu điểm nổi bật của việc phân phối đa kênh với sự số hóa này chính là chủ cơ sở có thể dễ dàng quản lý, thu thập dữ liệu hiệu quả. Từ đó, phân tích tình hình và tìm ra những hướng đi phù hợp cho tương lai.
Chú trọng hơn về chất lượng
Càng ngày, chúng ta càng khó tính hơn với đồ ăn thức uống. Nhưng tình trạng chung của thị trường thực phẩm tại Việt Nam là khó kiểm soát được chất lượng chung. Chính vì vậy rất nhiều đơn vị f&b đi theo hướng cung cấp thực phẩm sạch, với chất lượng được đảm bảo. Dù có giá thành cao, những sản phẩm này vẫn có được sự đón nhận rất lớn từ thị trường.
Mô hình F&B được ưa chuộng
Mô hình Take Away
Giữa cuộc sống nhộn nhịp vội vã, những cửa hàng Take Away có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu sử dụng đồ ăn thức uống nhanh chóng của người tiêu dùng. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 vẫn còn khiến nhiều người lo lắng như hiện nay.
Để thành công với mô hình này, các doanh nghiệp cần chú ý những yếu tố sau:
-
Thời gian phục vụ nhanh.
-
Bao bì sản phẩm chỉn chu, làm nổi bật thương hiệu của doanh nghiệp.
-
Thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Self Service – mô hình tự phục vụ
Bạn có thể thấy rõ mô hình này ở Highland. Mô hình này được khách hàng ưa chuộng khi nó giúp nhân viên phục vụ “nhẹ gánh” hơn, không phải theo dõi khách hàng quá nhiều. Ngoài ra, khách hàng cũng được lợi khi việc này làm giảm chi phí sản phẩm cuối cùng.
Mô hình F&B với không gian phục vụ tại chỗ nhỏ
Tìm được một mặt bằng rộng tại các thành phố, đô thị là việc không dễ. Đặc biệt, nó khiến chi phí sản phẩm bị đôn lên rất cao. Chính vì vậy, tận dụng các không gian nhỏ và biến nó trở thành nơi phục vụ lượng khách hàng phải chăng đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.
Với loại hình f&b này, mọi người có thể phục vụ khoảng 20 khách. Chi phí vận hành mô hình này cũng không cao.
Mô hình “farm to table”
Mô hình này còn được gọi là từ nông trại đến bàn ăn. Nó đang dẫn đầu xu hướng take care đến thói quen ăn uống vệ sinh của người dùng. Với mô hình này, khách hàng sẽ an tâm hơn khi kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng thực phẩm mà mình sử dụng.
Ý tưởng kinh doanh F&B đem lại hiệu quả cao
Có cả trăm lựa chọn khác nhau cho bạn nếu muốn làm trong ngành f&b. Dưới đây là 5 ý tưởng đang có tính khả thi cao, có khả năng mang lại lợi nhuận lớn mà bạn nên thử nghiệm:
-
Quán cà phê, quán nước.
-
Nhà hàng đa ẩm thực với chất lượng được kiểm soát tốt.
-
Quán Bar ở trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
-
Phòng tiệc với chất lượng cao trong khách sạn.
>>> Xem thêm: 5 bí quyết giúp bạn kinh doanh quán ăn thành công
Các vị trí và bộ phận thuộc F&B?
Bộ phận trực thuộc F&B
-
Restaurant – Nơi phục vụ thực khách.
-
Banquet – Là bộ phận yến tiệc, nơi mang về doanh thu cực khủng cho khách sạn, nhà hàng.
-
Lobby Bar – Đây là khu vực nằm ở tiền sảnh khách sạn. Trong lúc chờ nhận/ trả phòng thì bạn có thể đến đây để nhận đồ ăn thức uống, các món ăn nhẹ phù hợp.
-
Room Service – Bộ phận phải làm việc liên tục 24/24 để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
-
Kitchen – Đây là khu vực bếp chế biến, nấu nướng những món ăn để phục vụ cho khách hàng.
-
Executive Lounge – đây là khu vực sang trọng, cao cấp bậc nhất trong khách sạn. Đồ ăn thức uống tại đây được chế biến theo phong cách sang trọng, chất lượng cao bậc nhất.
Vị trí công việc F&B
Dưới đây là các vị trí và công việc tương ứng thuộc f&b:
-
F&B Director – Giám đốc bộ phận F&B của khách sạn, nhà hàng.
-
Restaurant Manager – Quản lý nhà hàng.
-
Reception Head Waiter – Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn.
-
Station Head Waiter – Trưởng nhóm phục vụ bàn.
-
Chef de Rang – Nhóm phó.
-
Sommelier hoặc Wine Waiter – Nhân viên phục vụ rượu vang..
-
Commis de Rang – Nhân viên trực sảnh.
-
Chef d’Etage hoặc Floor Waiter – Nhân viên trực tầng.
-
Banqueting staff – Nhân viên tiệc.
-
Chef de Buffet – Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn.
-
Host/ Hostess – Nhân viên đón tiếp: Chịu trách nhiệm đón khách và tìm hiểu nhu cầu của họ. Sau đó sắp xếp chỗ ngồi, bàn cho họ.
Chiến lược kinh doanh F&B hiệu quả
Nếu bạn đang muốn bắt đầu kinh doanh đồ ăn thức uống. Hãy đi theo chiến lược được đánh giá rất cao dưới đây.
Hãy chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu
Sân chơi f&b không chỉ có mình bạn, nó có sức cạnh tranh cực khủng với hàng triệu thương hiệu khác nhau. Chính vì vậy, ngay từ đầu bạn cần chú ý xây dựng thương hiệu để khách hàng nhận ra bạn là ai giữa những đối thủ của mình.
Để làm tốt điều này, hãy chú ý đến tiếp thị Online, Marketing truyền thống. Các bộ nhận diện thương hiệu, triết lý kinh doanh nổi bật sẽ giúp bạn gây dựng mọi sự nhanh hơn đấy.
Hãy hợp tác với các thương hiệu F&B khác
Chắc hẳn bạn đã nghe tới chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”. Hiểu đơn giản, bạn sẽ bắt tay với những cái tên lớn hơn trong ngành f&b. Từ đó nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nếu bạn có thể nắm bắt cơ hội và tiếp cận được một thương hiệu lớn, thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng được công nhận hơn.
Nhượng quyền kinh doanh
Cách nhanh chóng nhất để thương hiệu của bạn “phình to” chính là sử dụng hình thức nhượng quyền. Một số thương hiệu hàng đầu như Burger King, Macdonald’s đã trở thành thương hiệu toàn cầu nhớ mô hình này. Nó giúp họ nhanh chóng thâu tóm thị trường. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đủ tầm để nhượng quyền.
Cách quản lý bán hàng hiệu quả trong lĩnh vực F&B
Trước đây, mọi người thường quản lý thủ công. Nhưng việc đó đã thực sự kém hiệu quả ở thời điểm này. Không chỉ khó quản lý dòng tiền, việc quản lý với sổ sách thủ công còn khiến bạn tốn rất nhiều thời gian, chi phí nhân lực.
Lời khuyên cho bạn là nên tận dụng sức mạnh của những phần mềm bán hàng. Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp tin học chuyên sản xuất và cung ứng phần mềm bán hàng. Với chúng, bạn có thể dễ dàng có được giải pháp quản lý công việc kinh doanh thật hiệu quả.
>>> Có thể bạn quan tâm: Boutique là gì? Cơ hội phát triển mô hình kinh doanh du lịch – khách sạn phong cách Boutique 2022
Như vậy, Mua Bán đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm f&b. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm f&b hay những nhóm ngành khác, hãy theo dõi Muaban.net để có được những thông tin tuyển dụng mới nhất. Những thông tin trên trang sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp đấy.