9 thói quen sống khoa học giúp tăng cường trí thông minh
Trí thông minh hay trí năng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bao gồm khả năng logic, trừu tượng, sự hiểu biết, tự nhận thức, học tập, có trí tuệ xúc cảm, trí nhớ, kế hoạch và giải quyết vấn đề. Mặc dù rất khó để cảm nhận, nhưng khoa học đã chứng minh rằng bạn thực sự có thể trở nên thông minh hơn bằng cách thường xuyên rèn luyện một số thói quen nhất định.
Viết
Trong thời đại ngày nay, với sự xuất hiện của các thiết bị thông minh, thì việc viết tay dần được xem nhẹ. Tuy nhiên trong một phỏng vấn với tạp chí Forbes, tiến sĩ Jordan Peterson chia sẻ việc viết tay giúp mọi người xử lý thông tin một cách kỹ càng hơn, giúp khơi gợi nhiều trải nghiệm từ quá khứ, và định hướng tư duy, nhận thức, hành động, cảm xúc ở hiện tại tốt hơn
Cụ thể, viết tay giúp chúng ta cụ thể hóa những suy nghĩ của mình. Nó có thể cung cấp cho chúng ta định hướng và làm cho mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, trái ngược với những suy nghĩ trừu tượng lởn vởn trong não của chúng ta.
Đọc
Năm 1990, trong cuộc phỏng vấn của The Seattle Times, tỷ phú Bill Gates cho biết: “Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi sẽ dành ra 1 tiếng để đọc sách. Nó trở thành một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của tôi”. Và rất nhiều CEO nổi tiếng khác cũng có thói quen tương tự.
Đọc là một cách tuyệt vời để đạt được kiến thức về một chủ đề. Khi so sánh với việc xem truyền hình, đọc sách được cho là mang lại kiến thức cao hơn.
Tập thể dục
Mặc dù không rõ ràng là nó ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của một người, nhưng tập thể dục thực sự là một trong những thói quen tốt nhất để trở nên thông minh hơn.
Nhiều chứng minh khoa học cho thấy khi đạt được nỗ lực về thể chất có thể khiến bạn hạnh phúc hơn và nâng cao tâm trạng của bạn, do đó có thể khiến bạn trở nên thông minh, nhạy bén hơn.
Nghe nhạc
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc được học âm nhạc từ lúc 4 tuổi đã giúp Wolfgang Amadeus Mozart – một thiên tài âm nhạc của thế giới, phát triển trí thông minh và tài năng âm nhạc của mình.
Trên thực tế, người ta sử dụng rất nhiều thuật ngữ “hiệu ứng Mozart” để nói về việc học âm nhạc từ sớm, giúp các bé phát triển chỉ số IQ, trở nên thông minh hơn, dù chưa thực sự chứng minh được rằng tất cả các loại âm nhạc đều có ảnh hưởng đến việc hình thành cấu trúc và chức năng thần kinh.
Trò chơi điện tử
Trò chơi điện tử thực sự có thể giúp người chơi trở nên thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn, dù không phải tất cả.
Thực tế cho thấy nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã phát triển các trò chơi điện tử nhất định để rèn luyện tư duy logic, giải đố cũng như phản xạ, khả năng thích ứng với từng môi trường cụ thể của người chơi.
Học một ngôn ngữ mới
Khoa học chứng minh rằng việc học một ngôn ngữ mới sẽ thúc đẩy cách suy nghĩ của con người. Nó đã được chứng minh là ảnh hưởng đến cấu trúc của một số khu vực bên trong thùy não, từ đó khai thác khả năng tiềm ẩn của não.
Chơi cờ vua
Cờ vua là một trò chơi đơn giản nhưng lại sử dụng các chiến lược rất phức tạp. Các chuyên gia dạy cờ từ lâu đã phát hiện ra rằng trò chơi thể thao này giúp trẻ cư xử thông minh hơn, tập trung tốt hơn và có tư duy logic. Nó cũng đặc biệt tốt với trẻ tự kỷ hay rối loạn hành vi.
Với những trẻ bị rối loạn phát triển, việc giỏi cờ vua thường chứng tỏ một trí thông minh đặc biệt nào đó. Trẻ tự kỷ cũng thường giỏi hơn bạn cùng lứa trong môn thể thao này, còn những trẻ bị các trục trặc hành vi như rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý thì nhờ cờ vua mà cải thiện khả năng tập trung.
Thiền định
Các nghiên cứu cho thấy thiện định là một thói quen có thể giúp bạn cải thiện đáng kể trí thông minh mềm cũng như chỉ số IQ tổng quát.
Bên cạnh đó, thiền định cũng tốt cho sức khỏe sinh lý, giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và thiết lập một trạng thái cân bằng cảm xúc.
Tung hứng
Mặc dù nghe có vẻ hoang đường, nhưng học cách tung hứng có thể giúp não bộ của chúng ta nhận biết chuyển động thị giác và phối hợp tay và mắt, giúp phản xạ nhạy bén hơn.
Trong một thí nghiệm năm 2009, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng tung hứng gia tăng chất trắng giúp cải thiện khả năng vận động và thị giác, các sợi liên kết tế bào thần kinh trong thùy đỉnh – vùng não kết nối các sự việc chúng ta thấy với cách chúng ta tác động đến chúng.