9 lầm tưởng về âm nhạc cho bà bầu 3 tháng đầu
9 lầm tưởng về âm nhạc cho bà bầu 3 tháng đầu
Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng âm nhạc có thể ảnh hưởng tới não bộ của trẻ em ngay từ khi còn là thai nhi nếu mẹ bầu thực hiện đúng cách. Bài viết này sẽ khi ra 9 lầm tưởng về âm nhạc dành cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, khiến thai giáo bằng âm nhạc không hiệu quả.
➥ Xem thêm:
1. Từ tháng thứ 4 mới cần cho bé nghe nhạc
Lầm tưởng của mẹ bầu
Nhiều mẹ bầu cho rằng đến tháng thứ 4 mới nên cho bé nghe nhạc bởi vì từ tuần thứ 16 lỗ tai và cơ quan thính giác của thai nhi mới hình thành. Theo đó, lúc này thai nhi mới nghe được âm nhạc từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu nên chờ đến tháng thứ 4 mới bắt đầu thực hiện thai giáo bằng âm nhạc.
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên lưu ý gì về âm nhạc cho bé?
Mẹ nên bắt đầu nghe nhạc từ những tuần đầu tiên của thai kỳ bằng những bản nhạc nhẹ nhàng, giai điệu tươi vui, âm lượng vừa phải. Lúc này tác dụng của âm nhạc là giúp tinh thần mẹ vui vẻ, phấn chấn, quên đi những cảm giác mệt mỏi của cơ thể, tâm trạng lo âu.
Âm nhạc cho bà bầu 3 tháng đầu cần tiết tấu và lời ca tươi vui có khả năng kích thích cơ thể sản sinh hormone endorphin. Đây là hormone hạnh phúc mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ như giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, lo âu, căng thẳng,…
Lưu ý mẹ bầu cần tránh
Mẹ không nên nghe những thể loại nhạc u buồn khiến tâm trạng u uất. Hoặc mẹ cũng không nên nghe nhạc rock, disco với âm lượng lớn khiến mẹ bị đau đầu, tim đập nhanh ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Thời gian nghe nhạc của bà bầu 3 tháng đầu
Lầm tưởng về tần suất nghe nhạc của mẹ bầu 3 tháng đầu
Nhiều mẹ bầu lầm tưởng rằng, nghe nhạc càng nhiều thì càng tốt cho sự phát triển trí não thai nhi. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.
Việc tiếp xúc với âm thanh quá lâu khiến não sinh ra chất kích thích gây ức chế vỏ não, làm tổn thương tế bào não. Điều này khiến cho tâm trạng mẹ bầu trở nên căng thẳng và khó chịu hơn, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên làm gì để điều chỉnh?
Mẹ nên nghe nhạc với thời lượng từ 10 – 15 phút/lần, 2 – 3 lần/ngày nghĩa là tổng thời gian nghe nhạc không quá 1 giờ đồng hồ/ngày. Thời điểm nghe nhạc tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối.
Ở giai đoạn từ tháng thứ 2 sang tháng thứ 3, trung khu thần kinh của thai nhi bắt đầu phân hóa. Thai nhi đã có thể cảm nhận được âm nhạc và có những phản xạ đầu tiên. Khoảng thời gian này mẹ bầu chỉ nên nghe nhạc tối đa khoảng 20 phút/lần. Việc này giúp mẹ bầu và thai nhi cảm thấy thư giãn thoải mái hơn khi nghe nhạc. Nhờ đó, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trở nên tốt hơn.
3. Mẹ nghe nhạc nhiều có giúp bé cảm thụ âm nhạc tốt hơn?
Lầm tưởng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Một số mẹ bầu cho rằng nếu cho bé nghe âm nhạc nhiều trong 3 tháng đầu thì khả năng cảm thụ của bé tốt hơn. Tuy nhiên, khả năng cảm thụ âm nhạc phụ thuộc vào năng khiếu âm nhạc của từng trẻ. Năng khiếu âm nhạc lại phụ thuộc vào mã gen không phải do thói quen.
Mẹ nên nghe nhạc với tần suất như thế nào?
Mẹ nên nghe nhạc với thời lượng và tần suất đã đề cập ở mục 2. Đồng thời, mẹ nên xem việc nghe nhạc là một cách thức để thư giãn, giúp thai nhi bắt đầu nhận biết và cảm nhận về thế giới xung quanh. Việc mẹ nghe những bản nhạc mình yêu thích, hát theo và tưởng tượng về con sẽ làm tăng hormone hạnh phúc và kết nối giữa 2 mẹ con.
4. Nghe nhạc thời gian mang thai giúp bé vui vẻ hơn?
Lầm tưởng
Âm nhạc có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe tinh thần và thể chất cho mẹ bầu như khiến mẹ bầu vui vẻ, phấn chấn hơn. Vì vậy, nhiều mẹ bầu lầm tưởng rằng, cứ nghe nhạc nhiều trong 3 tháng đầu thì trẻ sinh ra sẽ có tính cách vui vẻ. Trên thực tế thì tính cách của trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ tâm trạng của người mẹ lúc mang thai, tình trạng phát triển của thai nhi.
Theo 1 nghiên cứu được đăng trên báo The Guardian, mẹ bầu bị căng thẳng quá mức ở giai đoạn đầu thai kỳ sẽ ảnh hưởng tới trí não và sự phát triển của thai nhi. Một trong những nguyên nhân là do tâm trạng lo lắng khiến cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol cao. Loại hormone này tác động lên hệ thần kinh của thai nhi gây ra các chứng tự kỷ, tăng động sau khi sinh ra.
Mẹ nên làm gì trong những tháng đầu này?
Mẹ nên nghe những bản nhạc có giai điệu tươi vui, ca từ ý nghĩa, đặc biệt là thể loại nhạc mà mình yêu thích. Bởi vì, chỉ khi được làm điều mình thích thì tâm trạng mẹ bầu mới trở nên tốt hơn được. Khi đó, nhịp tim của mẹ hoạt động bình thường, hormone endorphin tiết ra nhiều hơn, giúp thai nhi vui vẻ.
Nhạc giao hưởng được nhiều chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nghe vì tốt cho IQ của trẻ sau này. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không hứng thú với dòng nhạc này thì không nên nghe bởi vì cảm giác chán chường, mệt mỏi vì buộc phải nghe sẽ khiến cho âm nhạc phản tác dụng.
5. Mở to âm lượng sẽ giúp bé cảm nhận dễ dàng hơn?
Lầm tưởng nghe nhạc lớn giúp bé cảm nhận nhạc dễ hơn
Một số mẹ bầu nghĩ rằng lớp da, mỡ và nước ối cản trở âm thanh nên cần nghe nhạc với âm lượng lớn thì thai nhi mới nghe được. Quan niệm này hoàn toàn không đúng bởi vì nước ối có khả năng khuếch đại âm thanh tạo ra sóng âm. Ở tuần thứ 6 khi cơ quan thính giác đã hình thành, sóng âm có thể làm rung màng nhĩ của thai nhi.
Vì vậy, ngay cả khi mẹ bầu bật nhạc với âm lượng nhỏ thì thai nhi vẫn hoàn toàn có thể cảm nhận được. Nếu mẹ bật nhạc với âm lượng lớn thì sẽ khiến âm thanh bị khuếch đại lớn, tác động xấu tới thính giác của thai nhi.
Trong trường hợp này mẹ nên làm gì?
Mẹ chỉ nên nghe nhạc với âm lượng khoảng từ 50 – 60 decibel và thời gian nghe không nên quá 20 phút/lần. Đồng thời mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên tránh những nơi có nhiều tiếng ồn ào, bật nhạc lớn với âm lượng trên 60 decibel để không làm hại tới thính giác của thai nhi.
6. Mẹ chỉ cần nghe nhạc chứ chưa cần giao tiếp với bé
Lầm tưởng về việc này
Cũng giống như lầm tưởng ở mục 5, một số mẹ bầu nghĩ rằng âm nhạc cho bà bầu 3 tháng đầu là đủ, và thai nhi chưa thể cảm nhận được tiếng nói của mình nên chưa cần giao tiếp. Tuy nhiên, từ tuần thứ 16, thính giác đã hình thành kết hợp với khả năng khuếch đại của nước ối, thai nhi đã có khả năng cảm nhận tiếng nói của mẹ.
Thai nhi đã có thể nghe được âm thanh ở mức 30 decibel ngang với âm lượng của tiếng thì thầm. Do vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể nói chuyện để thai giáo với thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ, thay vì chỉ nghe nhạc.
Mẹ bầu nên làm gì?
Mẹ bầu nên thường xuyên giao tiếp với thai nhi. Khi nghe nhạc mẹ bầu có thể vừa hát vừa trò chuyện thành lời với em bé đang ở trong bụng mình. Tâm trạng vui vẻ của người mẹ ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe, tính cách của trẻ sau khi ra đời.
Việc giao tiếp kết hợp với nghe nhạc sẽ làm tăng kết nối giữa 2 mẹ con. Đó là lý do tại sao khi vừa ra đời, em bé đã có thể nhận ra được giọng nói của mẹ vì đã quen thuộc với âm thanh đó trong suốt mấy tháng.
7. Nghe nhạc từ điện thoại tiện lợi và hiệu quả
Lầm tưởng về việc sử dụng điện thoại của bà bầu
Nhiều mẹ bầu thường xuyên sử dụng điện thoại để nghe nhạc trong 3 tháng đầu thai kỳ vì tính tiện lợi có thể mang đi khắp nơi. Mẹ bầu lầm tưởng rằng, âm nhạc phát ra từ điện thoại cũng giống như từ đài hoặc máy nghe nhạc.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu trên chuột của trường đại học Yale, thì bức xạ từ điện thoại làm giảm trí nhớ cho chuột con khi sinh ra. Do vậy, nguy cơ bức xạ điện thoại tác động xấu đến não bộ thai nhi là rất cao.
Mẹ bầu nên làm gì?
Mẹ bầu nên sử dụng thiết bị chuyên dụng là tai nghe thai nhi. Loại tai nghe này được thiết kế với tần số rất thấp là 85dB/mHz nên rất an toàn cho thính giác của thai nhi. Đồng thời, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với điện thoại di động, khi đi ngủ thì nên để xa giường ngủ để giảm bức xạ điện thoại có hại lên cả mẹ và thai nhi.
8. Có thể nghe nhạc bất cứ thời điểm nào trong ngày
Lầm tưởng
Nhiều mẹ bầu cho rằng nếu nghe nhạc đúng âm lượng và thể loại nhạc thì nghe bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có tác dụng tốt cho thai nhi. Quan niệm này xuất phát từ việc mẹ bầu chưa hiểu được giờ giấc sinh hoạt của thai nhi – ngủ khi mẹ thức và thức vào lúc mẹ ở trạng thái thư giãn đầu óc.
Một số mẹ bầu chọn nghe nhạc vào những cơ thể khó chịu do các triệu chứng ốm nghén như nôn, mất ngủ vào buổi đêm. Việc nghe nhạc không theo khung giờ khiến thai nhi không có được phản xạ cảm nhận âm nhạc. Đồng thời, việc này làm rối loạn giờ giấc sinh hoạt của thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên làm gì?
Mẹ nên nghe nhạc với những khung giờ cố định vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi nghe nhạc, mẹ bầu hãy cố gắng để cả cơ thể và tâm trí thư giãn tuyệt đối để thai nhi cảm nhận âm nhạc tốt hơn, giúp trí não phát triển tốt hơn.
9. Chỉ nghe 1 loại nhạc sẽ tốt hơn cho em bé 3 tháng đầu
Lầm tưởng
Nhạc cổ điển, nhạc thiếu nhi, nhạc trữ tình quê hương có giai điệu nhẹ nhàng, sóng âm không cao nên được khuyến nghị phù hợp cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Nhạc giao hưởng được cho rằng tốt cho não bộ giúp trẻ thông minh, nhạc thiếu nhi tốt cho tính cách của trẻ sau này,… Do vậy nhiều mẹ bầu nghĩ rằng chỉ nên nghe một loại nhạc để đạt được kết quả tốt nhất.
Quan niệm sai lầm này khiến cho mẹ bầu 3 tháng đầu cảm thấy nhàm chán, uể oải khi nghe 1 loại nhạc. Đặc biệt, khi đây là những loại nhạc mà mẹ bầu không yêu thích thì hại nhiều hơn lợi. Vì nghe nhạc với tâm trạng miễn cưỡng sẽ khiến mẹ bầu khó có được cảm giác thư thái, thay vào đó là tâm trạng chán chường.
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên làm gì?
Lợi ích quan trọng nhất của âm nhạc là khiến mẹ bầu cảm thấy vui vẻ, từ đó thai giáo mới hiệu quả. Vì vậy, mẹ bầu nên nghe những thể loại nhạc mà mình yêu thích, nghe nhiều loại nhạc khác nhau để thai nhi làm quen với giai điệu và cảm xúc đặc trưng của từng thể loại.
Ngoài các dòng nhạc nhẹ nhàng kể trên, thì mẹ bầu vẫn có thể nghe được nhạc rock, rap, disco với âm lượng vừa phải.
Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu nhận ra và hiểu được tác hại của các lầm tưởng về âm nhạc cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đồng thời, mẹ bầu có thể thực hiện nghe nhạc đúng cách từ những lời khuyên của chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.