9 khó khăn thường gặp khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

9 khó khăn thường gặp khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Với sự cạnh tranh ngày càng lớn thì quá trình kinh doanh sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn ban đầu nhất là với những người mới chưa có kinh nghiệm kinh doanh. Bài viết sau đây giá kệ Thăng Long xin tổng hợp 9 khó khăn khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hay gặp để giúp bạn biết cách chủ động tránh và đưa ra phương án khắc phục hiệu quả nhất.

Theo một số khảo sát gần đây, rất nhiều chủ đầu tư đua nhau mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nhưng sau khi khai trương được 5-6 tháng thì 80% là đóng cửa. Sau 1-2 năm thì 5%- 8% còn lại đóng cửa tiếp chỉ còn 12-15% trụ vững. Có thể thấy, lĩnh vực kinh doanh này chứa rất nhiều rủi ro. Nếu không nắm vững những kiến thức cần thiết thì sẽ không đủ sức để cạnh tranh với hàng trăm nghìn cửa hàng tạp hóa hiện đại, chuỗi cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini. Thậm chí ngay cả những người có kinh nghiệm cũng khá mơ hồ với những khó khăn mà họ sắp phải đối mặt.

Khó khăn về nguồn hàng

Mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành thị thì việc tìm kiếm được nguồn hàng chất lượng, giá cả phải chăng luôn là vấn đề vô cùng nan giải. Đây là yếu tố quyết định tới việc hoàn thành tiến độ khai trương cũng như xuyên suốt quá trình kinh doanh tại siêu thị, cửa hàng sau này.

Nguồn hàng là vấn đề các doanh nghiệp thường gặp phải khi mở siêu thị, cửa hàng tạp hóa 

Nguồn hàng kinh doanh cần đảm bảo có chất lượng và giá tốt nhất

Nhiều chủ đầu tư thường chủ quan nghĩ rằng chỉ cần treo biển lên là đội ngũ sale thị trường sẽ tự đồng đến và chào hàng. Trên thực tế, vẫn có nhưng không thể đảm bảo nguồn hàng có thực sự chất lượng hay không. Rất nhiều chủ cửa hàng, siêu thị gặp trường hợp mất tiền nhập hàng mà hàng hóa lại toàn là hàng giả, hàng kém chất lượng. Do đó cần cẩn thận hơn với phương thức chào hàng này.

Hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể tìm được nguồn hàng uy tín như nhập trực tiếp từ các nhãn hàng lớn, siêu thị lớn, chợ đầu mối, nhập hàng Quảng Châu,…. Tùy vào mức kinh phí, kế hoạch kinh doanh mà bạn có phương án tìm nguồn hàng phù hợp.

>>> Tham khảo bài viết: Cách tìm nguồn cung cấp hàng tạp hóa chất lượng

Khó khăn về số lượng hàng

Mới kinh doanh cần nhập bao nhiêu hàng là đủ? Đây là vấn đề mà rất nhiều chủ siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa quan tâm. Thông thường, nếu mới bán hoặc chưa có kinh nghiệm, các đầu tư thường hay nghe sale tư vấn, đặt niềm tin vào sale. Tuy nhiên, nhân viên thị trường nào cũng nói hàng mình bán tốt và muốn khách hàng lên đơn thật nhiều để họ có được doanh số tốt. Do đó, 10 sale thì sẽ gặp phải 7 sale lên đơn hàng vượt xa nhu cầu kinh doanh thực tế. Nhưng chưa chắc hàng đã có chất lượng tốt.

Bạn nên nhớ rằng người tiêu dùng ngày càng thông minh, sẽ chẳng thể “móc túi” người mua lâu dài bằng những chiêu trò đánh tráo sản phẩm kém chất lượng. Chính vì thế mà việc đa dạng hóa nguồn hàng, số lượng hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp khác nhau là cách tốt nhất để bạn có lựa chọn tối ưu và thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh của mình. Đây cũng là khó khăn khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa mà người kinh doanh cần phải lưu ý.

Khó khăn về địa điểm kinh doanh

Đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào thì địa điểm, mặt bằng cũng đều là yếu tố là vô cùng quan trọng quyết định đến doanh thu bán hàng. Nếu mặt bằng mở siêu thị, cửa hàng gần các siêu thị lớn như Vinmart, Circle K, Big C, Aeon Mall,… thì hiển thiên bạn không đủ sức cạnh tranh rồi. Chính vì thế, hãy cố gắng lựa chọn địa điểm mở siêu thị, cửa hàng làm sao có thể tiếp thị tới mắt nhìn người mua một cách nhanh nhất và nhiều nhất, nơi tập trung đông dân cư, mặt tiền rộng rãi,… chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế hơn nhiều.

Địa điểm mở cửa hàng giúp thu hút sự quan tâm của người mua

Nên chọn địa điểm 

có thể tiếp thị tới mắt nhìn người mua một cách nhanh nhất

Ngoài ra, trường hợp bạn đi thuê mặt bằng để mở siêu thị, cửa hàng thì nên hài hòa với giá thuê mặt bằng dài hạn. Chọn điạ điểm hợp lý phù hợp với túi tiền của bạn, lại đáp ứng được các yêu cầu sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí đầu tư đáng kể. Thêm vào đó, hãy cố tìm địa điểm có chỗ để xe rộng rãi để thuận tiện cho khách vào mua sắm.

Khó khăn về vốn đầu tư mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Theo các chuyên gia kinh tế, các chủ siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nên dự phòng một khoản kinh phí. Cụ thể như, nếu chi phí hạch toán cho giai đoạn mở siêu thị, cửa hàng rơi vào khoảng 100 triệu thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị một khoản khoảng 130 – 140 triệu.

Một nguyên tắc kinh doanh bạn cần nhớ chính là mức dự phòng cho vốn lưu động, chi phí duy trì và bù lỗ trong thời gian đầu hoạt động nên ở mức 20 – 50%. Điều này sẽ giúp bạn có thêm chi phí để cải thiện kinh doanh cũng như có thể trang trải một khoản cho các tháng đầu mới hoạt động.

>>> Gợi ý: Chi phí mở siêu thị mini bao nhiêu là phù hợp?

Thời điểm bắt đầu kinh doanh không hợp lý

Đây là khó khăn khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp tạp hóa thường gặp phải. Bởi nếu mặt hàng kinh doanh bạn nhắm đến là hàng hóa có tính mùa vụ thì thời điểm là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của quá trình kinh doanh. Nếu địa lợi, nhân hòa đã sẵn sàng thì việc lựa chọn đúng thời điểm bắt đầu kinh doanh chính là thiên thời bạn cần có.

Khó khăn về thời điểm bắt đầu kinh doanh là vấn đề các doanh nghiệp thường gặp phải

Thời điểm mở siêu thị, cửa hàng là yếu tố ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của quá trình kinh doanh

Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh có tính thời vụ thì tốt nhất bạn nên mở vào đầu mùa vụ. Ví dụ như đầu tháng 4 dương lịch đối với các mặt hàng mùa hè. Hoặc đầu tháng 10 đối với các mặt hàng mùa đông. Dịp đầu năm là thời điểm nhiều siêu thị, cửa hàng thi nhau “Sale-off”, hoặc hàng hóa mới chưa kịp cập nhập và sản xuất sẽ ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch mở cửa hàng, siêu thị mini của bạn đấy.

Khó quản lý hàng hóa

Kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nói chúng đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý hàng hóa. Bởi số lượng hàng hóa lớn, đa dang chủng loại, mẫu mã, ngày sản xuất, giá bán,… Chưa kể, bạn cũng rất khó để kiểm soát hàng nào còn, hàng nào hết, số lượng hàng tồn kho của mỗi mặt hàng. Do đó, nếu không có cách quản lý phù hợp thì rất dễ nhầm lẫn, gây tổn thất về kinh tế.

Giải pháp lúc này là sử dụng phần mềm quản lý tích hợp nhiều tính năng, giúp việc quản lý hàng hóa trong siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa trở nên đơn giản hơn rất nhiều, quá trình bán cũng dễ dàng hơn mà hiệu quả kinh doanh lại cao hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách kiểm kê hàng hóa trong siêu thị

Khó khăn về khách hàng

Không riêng gì siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa ở nông thôn mà ngay cả ở những thành phố lớn việc xây dựng niềm tin với khách hàng là việc không hề đơn giản. Bởi ngay cả mặt bằng đẹp, khách hàng nhiều nhưng sản phẩm không hợp thị hiếu thì cũng sẽ thất bại.

Để khắc phục khó khăn này, việc đầu tiên cần làm là lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp, khảo sát thị trường xem xét đối tượng dân cư, mức thu nhập trung bình, nhu cầu mua sắm, sản phẩm hay nhãn hàng yêu thích,… của người dân xung quanh. Từ đó xây dựng bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini hoàn chỉnh, lựa chọn phân khúc và loại hàng hóa phù hợp.

Khách hàng là yếu tố cần quan tâm khi mở siêu thị, cửa hàng tạp hóa

Xác định được phân khúc khách hàng sẽ giúp lựa chọn hàng hóa kinh doanh dễ dàng

Trường hợp, khách hàng của bạn chủ yếu là công nhân, nông dân, những người có thu nhập thấp thì tốt nhất nên hướng đến các mặt hàng giá rẻ, tiện ích hàng ngày. Ngược lại, tập khách hàng của bạn là những người thu nhập khá giả hơn thì có thể nghĩ đến việc kinh doanh các sản phẩm cao cấp hơn, để đáp ứng được nhu cầu mua sắm của họ.

Khó khăn về việc xây dựng giá bán hợp lý

Nhiều chủ đầu tư thường chủ quan trong việc xây dựng giá bán trước khi mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên đây lại là yếu tố có tỉnh rủi ro cao, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh nếu bạn không có chiến lược về giá hợp lý. Bởi thị trường ngày càng đa dạng từ nhà cung cấp, các chương trình khuyến mại, chưa nói đến các chương trình khuyến mại của nhà cung cấp cũng thay đổi một cách thường xuyên.

Do đó nếu biết cách xây dựng giá bán hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng của mình sẽ khiến bạn đỡ vất vả hơn. Một gợi ý cho bạn là nên chia giá sản phẩm về giá nhập cuối cùng để xây dựng được mức giá bán lẻ cho sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng siêu thị.

Bán hàng theo lối mòn cũ

Đa phần các siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ thường có xu hướng duy trì hình thức bán hàng theo lối mòn cũ. Thêm vào đó là không có sự đầu tư về quy mô và kiểu bán hàng mà chỉ dừng lại ở hình thức nhỏ lẻ. Đây chính là tác nhân khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái khi đi mua sắm, không kích thích nhu cầu mua thêm. Nhiều khi khách muốn mua thêm sản phẩm nhưng ngại hỏi, không biết bày ở đâu hoặc không biết nên lựa chọn loại nào phù hợp.

Nên mở cửa hàng tạp hóa theo mô hình kinh doanh tự chọn

Hàng hóa được sắp xếp gọn gàng giúp thuận tiện hơn trong quá trình quản lý, kinh doanh

Chính vì thế, để thuận tiện hơn cho khách hàng, thoải mái, chủ động hơn khi mua hàng, tốt nhất các chủ đầu tư nên hướng sang mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa theo hình thức tự chọn. Tức là khách muốn mua số lượng bao nhiêu, mua loại gì tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Việc của bạn chỉ cần đầu tư, thiết kế cửa hàng hợp lý, sử dụng hệ thống giá kệ siêu thị, quầy kệ tạp hóa và sắp xếp hàng hóa một cách khoa học, chuyên nghiệp, dán nhãn giá bán sản phẩm là được. Với kiểu bán hàng này, bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn cũng như tạo sự hứng thú mua sắm nhiều hơn.

Khởi nghiệp kinh doanh dù tại bất cứ lĩnh vực nào cũng có nhiều khó khăn, nhất là kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn rút ra được nhiều kinh nghiệm kinh doanh cho riêng mình cũng như có biện pháp giải quyết phù hợp. Chúc bạn kinh doanh thành công.

Thông tin liên hệ mua hàng:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ THĂNG LONG

Hotline/zalo tư vấn bán hàng: 0919.467.868 – 0964.196.611

Website: https://sieuthigiake.com/

Khu vực Miền Bắc: Số 1, Ngõ 58 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

Khu vực Miền Trung: Ngách 143 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Đà Nẵng

Khu vực Miền Nam: Số 121 Đường Bà Điểm 4, ấp Tây Lân Hóc Môn HCM ( cách mặt đường Phan Văn Hớn 100m bên tay phải).

Các tin tức khác